V I Lê-nin Năm m−ơi năm ngày sụp đổ của chế độ nông nô 169 quan lại do địa chủ đặt ra vẫn nhiếc mắng, bóp nặn thuế má,

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 20 phần 3 pps (Trang 26 - 27)

quan lại do địa chủ đặt ra vẫn nhiếc mắng, bóp nặn thuế má,

dùng roi vọt, bạt tai, làm nhục mạ.

Trên thế giới không có nông dân một n−ớc nào sau khi "đ−ợc giải phóng" rồi, mà vẫn còn bị phá sản, nghèo nàn khốn khổ, nhục nhã và bị lăng mạ nh− ở Nga.

Nh−ng sự sụp đổ của chế độ nông nô đã lay động toàn thể nhân dân, thức tỉnh họ khỏi giấc ngủ bao nhiêu đời nay, dạy cho họ tự tìm lấy con đ−ờng thoát, tự mình đấu tranh để giành lấy tự do hoàn toàn.

Sau khi chế độ nông nô ở Nga bị sụp đổ, thành thị phát triển ngày càng nhanh chóng, các công x−ởng và nhà máy mọc lên, đ−ờng sắt đ−ợc xây dựng. N−ớc Nga t− bản chủ nghĩa thay thế n−ớc Nga nông nô. Ng−ời nông dân nông nô sống cố định, sợ sệt, bám chặt lấy nông thôn của mình, tin ở cha cố và sợ các "quan lớn", đ−ợc thay thế bằng một thế hệ nông dân mới đang lớn lên, họ đi làm các nghề phụ, họ ở thành thị, họ học đ−ợc đôi chút từ trong kinh nghiệm đắng cay của cuộc sống lang thang và cuộc đời lao động làm thuê. Số công nhân ở thành phố lớn, trong các công x−ởng và nhà máy ngày càng tăng thêm. Công nhân dần dần đoàn kết lại để cùng nhau đấu tranh với bọn t− bản và chính phủ. Giai cấp công nhân Nga, khi tiến hành cuộc đấu tranh đó đã giúp cho hàng triệu nông dân đứng lên, v−ơn mình lên, thoát ra khỏi lề thói của ng−ời nông nô.

Năm 1861, nông dân chỉ có thể "làm loạn". Trong suốt quãng thời gian hàng chục năm sau 1861, những ng−ời cách mạng Nga anh dũng ra sức phát động nhân dân vùng dậy đấu tranh, nh−ng họ vẫn đơn độc và bị chế độ chuyên chế đánh tan. Đến năm 1905, trong cuộc đấu tranh bãi công lâu dài, trong công tác tuyên truyền, cổ động và tổ chức lâu dài của Đảng dân chủ - xã hội, giai cấp công nhân Nga đã đ−ợc củng cố và lớn mạnh. Và họ đã lãnh đạo toàn dân, lãnh đạo hàng triệu nông dân đứng lên làm cách mạng.

Chế độ chuyên chế của Nga hoàng đã bị rạn nứt vì cuộc cách mạng 1905. Lần đầu tiên ở Nga, cuộc cách mạng đó biến đám

mu-gích đã từng phải chịu đựng sự nô dịch của cái chế độ nông nô đáng nguyền rủa, thành những ng−ời dân bắt đầu hiểu rõ quyền lợi của mình, bắt đầu thấy rõ sức mạnh của mình. Lần đầu tiên, cuộc cách mạng 1905 đã tỏ cho chính phủ Nga hoàng, cho địa chủ Nga và cho giai cấp t− sản Nga biết rằng hàng triệu, hàng chục triệu con ng−ời đang trở thành công dân, đang trở thành chiến sĩ, không để cho ng−ời ta sai khiến nh− những con cừu, nh− đám dân đen nữa. Trên thế giới, bất cứ nơi nào và lúc nào cũng đều không có cách nào khác có thể thực sự giải phóng quần chúng khỏi ách áp bức và sự chuyên quyền, ngoài cuộc đấu tranh độc lập, anh dũng, tự giác của bản thân những quần chúng đó.

Cách mạng năm 1905 chỉ mới làm rạn nứt chế độ chuyên chế, chứ ch−a tiêu diệt đ−ợc nó. Bây giờ chế độ chuyên chế báo thù lại nhân dân. Đu-ma của bọn địa chủ lại áp bức, đè nén nặng nề hơn. Khắp nơi, sự bất mãn và phẫn nộ lại tăng thêm. Sau b−ớc thứ nhất thì sẽ có b−ớc thứ hai. Đấu tranh đã bắt đầu, đấu tranh sẽ tiếp tục. Sau cách mạng 1905 sẽ đến một cuộc cách mạng mới, cuộc cách mạng thứ hai. Ngày kỷ niệm chế độ nông nô sụp đổ nhắc đến cuộc cách mạng đó và kêu gọi ng−ời ta tiến tới cuộc cách mạng đó.

Phái tự do khóc lóc nói rằng: chúng ta cần có "ngày 19 tháng Hai lần thứ hai". Không phải đâu. Chỉ có bọn hèn nhát t− sản mới có thể nói nh− vậy. Sau năm 1905 không thể lại có một "ngày 19 tháng Hai" lần thứ hai nữa. Không thể "giải phóng từ trên xuống" cho nhân dân, vì nhân dân đã học đ−ợc (và đang học đ−ợc ⎯ đang dựa vào kinh ngiệm của Đu-ma III của địa chủ mà học) đấu tranh từ d−ới lên. Một khi giai cấp vô sản cách mạng đã đứng ra lãnh đạo nhân dân, dù chỉ mới một lần thôi, thì không thể "giải phóng từ trên xuống" cho nhân dân đ−ợc.

Bọn Trăm đen hiểu rõ điều đó, nên chúng sợ ngày kỷ niệm năm 1861. Tên chó săn trung thành của phái Trăm đen Nga hoàng là Men-si-cốp đã viết trên báo "Thời mới" nh− thế này: "Năm 1861 đã không thể phòng ngừa đ−ợc năm 1905".

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 20 phần 3 pps (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)