Đào tạo đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao

Một phần của tài liệu NGHIÊM THANH LY-1906020252-QTKD26 (Trang 129 - 138)

Đối với bất kỳ tổ chức nào, con người luôn là nhân tố quan trọng nhất đem đến thành công hay thất bại cho tổ chức. Ngân hàng cũng không phải là một tổ chức ngoại lệ. Việc nâng cao hiểu biết môn nghiệp vụ giúp cán bộ thực hiện tốt các nghiệp vụ tài trợ chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro hoạt động có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện trong chương trình tài trợ chuỗi cung ứng, Ngân hàng cần thực hiện tốt các nội dung sau đây:

Luôn luôn đề cao quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong mọi hoạt động ngân hàng. Nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp luôn được đề cao trong mọi hoạt động

của MSB. Cán bộ nhân viên từ khi mới gia nhập đội ngũ nhân sự MSB đều phải tham gia các khóa học đào tạo về đạo đức nghề nghiệp và văn hóa MSB. Đặc biệt

dịch tài trợ chương trình chuỗi cung ứng, khi hệ thống công nghệ thông tin không hoàn toàn đáp ứng được mọi hoạt động, các hệ thống tự động nhắc nợ hay hệ thống cảnh báo sớm đều cần sự can thiệp và khởi tạo thủ công từ con người. Chỉ cần một hành động lơ là, chủ quan hay thiếu trách nhiệm trong công tác nhắc thu nợ khi tiền về cũng có thể gây ra các phản ứng dây chuyền, gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng. Vì vậy để mỗi cán bộ trong ngân hàng ý thức được trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp thì ngân hàng phải thường xuyên tổ chức truyền thông các lớp bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, định kỳ truyền thông về các trường hợp rà soát tuân thủ.

Nâng cao công tác tuyển dụng và chọn lọc nhân sự trong tổ dự án tài trợ chuỗi cung ứng

Vì đặc trưng thành lập tổ dự án phục vụ cho từng chương trình tài trợ chuỗi cung ứng cụ thể nên cần ưu tiên tuyển chọn những nhân sự nội bộ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm sát với lĩnh vực hoạt động chuỗi cung ứng đó. Số lượng nhân sự phải phù hợp với quy mô triển khai chương trình, mỗi cán bộ sẽ chịu trách nhiệm một mảng nghiệp vụ sao cho bao hàm được toàn bộ nội dung chương trình sẽ triển khai. Đây được coi là các cán bộ nguồn, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình triển khai chuỗi cung ứng. Công tác chọn lọc và tuyển dụng các cán bộ nguồn là vô cùng quan trọng. Tùy thuộc vào phạm vi quy mô của chương trình, thời gian triển khai của chương trình có thể kéo dài từ vài tháng tới vài năm, vì vậy đòi hỏi việc lựa chọn khắt khe về nhân sự để luôn đảm bảo đáp ứng được công việc cũng như định hướng phát triển của từng cán bộ. Các nhân sự trong tổ dự án cũng cần định kỳ luân chuyển vị trí công việc cho nhau để luôn đảm bảo sự tương tác hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.

Đẩy mạnh công tác truyền thông đào tạo nội bộ

Sau giai đoạn triển khai thí điểm chương trình tài trợ chuỗi cung ứng tại một số đơn vị, cần đẩy mạnh công tác truyền thông đào tạo nội bộ để kịp thời triển khai chương trình tài trợ chuỗi cung ứng theo diện rộng. Việc truyền thông nội bộ phải dựa theo nguyên tắc các cán bộ tổ dự án là cán bộ nguồn sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp và giám sát toàn bộ việc triển khai chương trình. Công tác truyền thông càng thực hiện tốt thì việc triển khai chương trình tài trợ chuỗi càng hiệu quả. Vì vậy quá

bộ cần được chú trọng và xây dựng quy trình bài bản, phương án về tiến độ và kinh phí đào tạo cần được dự phóng sát sao để phù hợp với quy mô từng chương trình tài trợ chuỗi cung ứng. Việc đào tạo nội bộ cũng cần được linh hoạt theo nhiều hình thức như: tham gia chuỗi đào tạo ngắn ngày, hoặc trực tiếp đào tạo trên công việc thực tế.

Khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và đóng góp cho chương trình tài trợ chuỗi cung ứng

Tinh thần luôn luôn sáng tạo, học hỏi và đóng góp tích cực cần được đề cao và được coi như một phần văn hóa MSB. Để triển khai một chương trình tài trợ chuỗi cung ứng là cả quá trình từ khi xây dựng đến việc vận hành, quản lý tại MSB cơ bản đã đầy đủ. Tuy nhiên không thể lường hết được các nguy cơ và rủi ro phát sinh trong và sau quá trình triển khai. Những nhân sự tại tổ dự án dù đều là các chuyên gia có chuyên môn sâu về nghiệp vụ nhưng các ý kiến đóng góp khi soạn thảo nội dung về chương trình sản phẩm cũng là dưới góc độ từ ý kiến cá nhân. Vì vậy việc khuyến khích tất cả các cá nhân, đơn vị tại MSB tham gia vào quy trình tài trợ chuỗi cung ứng cho khách hàng đều được đưa ra các ý kiến đóng góp với nhiều mục đích khác nhau: phát hiện rủi ro, giảm thiểu các bước tác nghiệp, … Cần thành lập một hòm mail chung để luôn cập nhật mọi ý kiến đóng góp, phản ánh từ các đơn vị, cá nhân để kịp thời khắc phục các sai sót và hoàn thiện các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng.

Chú trọng công tác khen thưởng để khích lệ người lao động

Ngân hàng cần đưa ra các nguyên tắc khen thưởng cho các cá nhân nhiệt tình hết mình trong việc tư vấn và giới thiệu thành công cho khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng. Đặc biệt cần có chế độ khen thưởng với các cá nhân tiếp cận và giới thiệu thành công khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi cho MSB. Những phản hồi tốt từ khách hàng cũng được coi là thước đo đánh giá năng lực của cán bộ nhân viên. Để làm tốt nội dung này thì Ngân hàng cần cụ thể hóa bằng các văn bản quy định, trong đó phải đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong xem xét khen thưởng đối với người lao động, tạo nên giá trị lan tỏa cộng đồng. Việc tôn vinh các gương điển hình tiên tiến là thực sự cần thiết, nhằm mục đích nhân rộng, khích lệ mọi người tích cực lao động.

KẾT LUẬN

Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này, ngoài đề cập những khái niệm về tài trợ chuỗi cung ứng và quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng, tác giả cũng gắn kết các khái niệm đó với những sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng điển hình tại MSB như cho vay, phát hành bảo lãnh, phát hành LC, thấu chi, bao thanh toán,…bên cạnh đó là các công cụ quản trị rủi ro điển hình. Qua đó, thực trạng quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB cũng được phản ánh rõ ràng.

Dựa trên định hướng này, tác giả sử dụng các dữ liệu thu thập được từ các quy định chung về tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB và phân tích hiện trạng của một số chương trình tài trợ chuỗi cung ứng đã triển khai để làm sáng tỏ thêm những nhận định của đề tài.

Mục đích chính của đề tài là phân tích được những rủi ro đã xảy ra và có thể sẽ xảy ra trong toàn bộ quá trình ngân hàng tài trợ chuỗi cung ứng để tìm ra những kẽ hở trong phương pháp quản trị rủi ro. Việc phân tích và tìm hiểu thực trạng việc tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB cũng giúp cho tác giả đưa ra được những giải pháp khả thi đối với công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB. Tác giả tin rằng việc triển khai áp dụng những giải pháp đề xuất của mình sẽ giúp cho MSB hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro nói chung và công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng. Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro chính là nhiệm vụ đồng hành với phát triển hoạt động kinh doanh, tăng quy mô ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển bền vững và ổn định, tiến tới là ngân hàng có lợi thế hàng đầu đối với lĩnh vực tài trợ chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp.

Với thời gian giới hạn và kiến thức có hạn của bản thân, đề tài nghiên cứu này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, đồng nghiệp để hoàn thiện hoạt động thực tiễn tại ngân hàng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Nguyễn Kim Anh (2006), Quản lý chuỗi cung ứng, Đại học Mở bán công TP. Hồ Chí Minh.

2. Công ty TNHH PwC Việt Nam, Tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam, Hội Nghị APEC-APFF-FIDN, 2020

3. Công ty CP Chứng khoán FPT (FPTS), Triển vọng 2021 quyển 01, ngành

xây dựng, 2021

4. Nguyễn Thị Thu Hằng (2016), Tài trợ dự án BOT, NXB Bách Khoa Hà Nội 5. Nguyễn Ngọc Hoàng (2015), Báo cáo ngành điện, Công ty CP Chứng Khoán FPT

6. Trần Văn Hòe, Hoàng Thanh Tùng (2017), Giáo trình Quản trị chuỗi cung

ứng, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Thành Hiếu (2015), Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

8. Quốc Hội, Luật Các Tổ Chức Tín Dụng, 2010

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày

4/6/2014 của NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, 2014

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày

30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, 2016

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày

18/5/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 2018

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 22/2019/NHNN-TT quy định về

các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 15/11/2019, 2019

13. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Tổng Quan Basel II, tại địa chỉ:

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/links/cm100?dDocName=CNTHWEBA

P0116211757170, truy cập ngày 01/05/2021.

14. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Bản cáo bạch Ngân hàng TMCP

Hàng Hải Việt Nam năm 2020, 2020

15. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam, Báo cáo tài chính

riêng cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2020, 2020

16. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Chương trình tín dụng tài trợ chuỗi

cung ứng tại NHDN- Phòng Giải pháp chuỗi cung ứng, 2020

17. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Hướng dẫn chương trình tín dụng

tài trợ chuỗi theo hợp đồng đầu ra cho nhà thầu EVN, 2019

18. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Giám sát và Cảnh Báo sớm đối với

khách hàng doanh nghiệp lớn, 2020.

19. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Quy chế quản lý rủi ro tín dụng, 2020 20. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Quy trình tài trợ chuỗi cung ứng

cho khách hàng doanh nghiệp, 2019

21. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Tuyên bố khẩu vị rủi ro 2020-2022, 2020

22. Nghị định Chính Phủ 41/2020/NĐ-CP ban hành ngày 08/04/2020, Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, 2020

23. Nguyễn Minh Sang (2013). Quản trị rủi ro hoạt động ngoại bảng trong

ngân hàng thương mại (No. kfuph). Center for Open Science.

24. Nguyễn Văn Tiến, Nhận diện rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, Số 224+225- Tháng 1&2. 2021

25. Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh thương mại, NXB Thống Kê

27. Đoàn Thị Hồng Vân (2005). Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao Động – Xã Hội

28. Basel committee on banking supervision, Principal for the management of

credit risk, 2020

29. Christoffersen, Peter. Elements of financial risk management. Academic Press, 2011.

30. Mentzer và cộng sự, Defining Supply Chain Management, Journal of

Business Logistics, 2001

31. MOORE, Peter G.; MOORE, Peter Gerald. The business of risk. Cambridge university press, 1983

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Thứ tự Nội dung câu hỏi

Đối tượng phỏng vấn là cán bộ ngân hàng

1 Nhận diện và đánh giá các rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng được thực hiện ở giai đoạn nào và điểm quan trọng để xác định được rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng là gì?

2 Công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng được thực hiện từ khi nào?

3 Công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng có những khó khăn nào?

Đối tượng phỏng vấn là khách hàng

1 Công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB có giúp ích gì đối với hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp của Ông/bà trong chuỗi cung ứng?

2 Ông/bà cho biết quan điểm về việc MSB tài trợ chuỗi cung ứng có kèm các điều kiện về việc Doanh nghiệp cốt lõi phải có các cam kết bảo lãnh cho nghĩa vụ nợ phát sinh từ các đối tác nhà cung cấp hay nhà phân phối?

Một phần của tài liệu NGHIÊM THANH LY-1906020252-QTKD26 (Trang 129 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w