Mục tiêu quản trị rủi ro tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB

Một phần của tài liệu NGHIÊM THANH LY-1906020252-QTKD26 (Trang 113 - 119)

Đại dịch COVID-19 đã và đang có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói riêng. Sự tác động của đại dịch đối với nền kinh tế bao gồm các tác động tiêu cực lẫn tích cực. Nhờ biến động của thị trường, doanh thu từ giao dịch tự doanh tăng cao đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn. Khi Nhà nước khuyến cáo người tiêu dùng hạn chế đi lại để giảm tránh lây lan từ đại dịch thì các công ty bảo hiểm lại được hưởng lợi nhờ sự sụt giảm tần suất yêu cầu bồi thường ở mảng dịch vụ cá nhân. Tính đến hiện tại, sự tác động xấu của đại dịch đối với ngành dịch vụ tài chính vẫn còn khá hạn chế nhờ các ưu đãi của Ngân hàng nhà nước và hỗ trợ của chính phủ đối với doanh nghiệp và cá nhân. Các biện pháp kịp thời của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ngăn ngừa hiệu ứng domino như đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trước đó. Chính phủ đã ban hành nghị định giảm thuế và gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất số 41/2020/NĐ- CP ngày 08/04/2020 kịp thời giúp doanh nghiệp và cá nhân giảm gánh nặng tài chính do đại dịch COVID-19. Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành nhiều hướng dẫn cho các Ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID- 19, nổi bật là thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định cụ thể về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên các biện pháp trên đều chỉ xử lý trong thời gian ngắn cấp bách, xét về lâu dài các ngân hàng thương mại tại Việt Nam vẫn cần thiết phải điều chỉnh chiến lược thích ứng với sự tồn tại và ảnh hưởng nhất định của đại dịch COVID-19. Khi chất lượng tín dụng của khách hàng ngày càng suy giảm, cùng với môi trường lãi suất thấp tiếp tục được duy trì thì hậu quả của đại dịch sẽ dần dần bộc lộ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tại MSB đã có những hành động kịp thời khi chủ động cập nhật, điều chỉnh các văn bản về quản trị rủi ro do nhận thức được tầm quan trọng do ảnh hưởng của COVID-

19 tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng của ngân hàng nói riêng.

Thông qua các chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng GDP ngành, tỷ lệ doanh nghiệp dừng kinh doanh, biến động chỉ số công nghiệp, chỉ số xuất khẩu, Tốc độ tăng trường lợi nhuận ngành, MSB đưa ra danh sách và các mức độ tác động của dịch COVID-19 lên các ngành/lĩnh vực kinh tế nhằm là cơ sở cho các công tác thẩm định tài trợ vốn hay hợp tác liên kết trong các dự án. Các ngành lĩnh vực được đánh giá chịu áp lực lớn của đại dịch bao gồm các ngành lĩnh vực liên quan tới sản xuất phương tiện vận tải, dịch vụ bán lẻ hàng văn hóa giải trí, sản xuất và bán lẻ bán buôn đồ uống có cồn, kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch, ăn uống, vui chơi giải trí, giáo dục và đào tạo tư nhân, kinh doanh vận tải hành khách bằng đường hàng không. Ở nhóm ngành liên quan đến khai thác khoáng sản, sản xuất, thương mại nhiên liệu, vật liệu xây dựng thì lĩnh vực được đánh giá chịu tác động lớn bởi dịch COVID-19 phải kể đến là: khai thác quặng sắt, khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất phôi thép và thép thành phẩm, thương mại xăng dầu, gas, khí đốt. Các ngành lĩnh vực còn lại được đánh giá là chịu ảnh hưởng vừa phải hoặc chịu ảnh hưởng nhỏ bởi dịch COVID-19.

Hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng đã và đang triển khai ở MSB cũng vì thế mà bị ảnh hưởng tương đối bởi dịch COVID-19. Ví dụ minh họa đối với chuỗi cung ứng Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Bình, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cốt lõi – chìa khóa vàng trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng – ít nhiều bị ảnh hưởng. Theo số liệu báo cáo phân tích chiến lược 2021 ngành xây dựng (FPTS), dù Việt Nam chịu ảnh hưởng dịch COVID-19 thấp so với khu vực và thế giới, hoạt động kinh tế trong nước và với đối tác quốc tế bị gián đoạn, và ngành xây dựng cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực. Trong quí I - 2020, tăng trưởng thực giá trị gia tăng ngành xây dựng chỉ đạt 3,8%, thấp nhất từ 2015 tới nay. Nhờ hồi phục kinh tế nửa cuối năm, tăng trưởng thực ngành xây dựng năm 2020 đạt 6,7%, dù đã cải thiện đáng kể so với quí I nhưng vẫn ở mức thấp nhất từ 2014 tới nay.

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng thực giá trị gia tăng lũy kế ngành xây dựng và kinh tế Việt Nam (Nguồn: GSO, 2021)

Về giá nguyên vật liệu xây dựng (xi măng, thép) tăng mạnh trong tháng 12/2020. Nguyên vật liệu chiếm tới 70% chi phí xây dựng, trong đó thép chiếm 45% và xi măng chiếm 15%. Trong năm 2020, giá các loại nguyên vật liệu được hỗ trợ một phần từ xuất khẩu, phần lớn sang Trung Quốc để phục vụ các dự án đầu tư kích cầu kinh tế. Giá thép thanh giảm nhẹ trong năm, tăng mạnh cuối năm, một phần do Bộ Công Thương tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu tới năm 2023; chi phí nhiều nguyên vật liệu sản xuất thép tăng mạnh; và xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng đột biến. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sắt thép sang Trung Quốc đạt 1,3 tỷ USD, tăng 12 lần so với cùng kỳ năm trước. Tại tháng 12/2020, giá các loại thép cây, thép ống đã tăng khoảng 25% so với cuối quí III tại nhiều doanh nghiệp. Do đột biến giá nguyên vật liệu sản xuất và nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc, xu hướng giá thép Việt Nam trong năm 2021 rất khó để đánh giá và sẽ là rủi ro đáng kể đối với các nhà thầu xây dựng.

Biểu đồ 3.2: Giá thép Việt Nam (Nguồn: FPTS, 2021)

Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP Tập đoàn Hòa Bình, từ năm 2019 doanh thu bị chững lại, không tăng trưởng nhiều như 2018, đặc biệt năm 2020 doanh thu sụt giảm mạnh chủ yếu do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 (doanh thu 9 tháng/2021 giảm 7% so cùng kỳ năm trước, đạt 54% kế hoạch năm 2021):

Biểu đồ 3.3: Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế 2018-2021 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty CP Tập đoàn XD Hòa Bình,

2018-2021)

Theo bảng cân đối kế toán, Khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng cuối 2020 là 5.411 tỷ đồng tương đương 40% tài sản, hầu như toàn bộ là phải thu từ mảng xây dựng (chiếm 4.129 tỷ đồng tương đương 31% tài sản). Khoản phải thu có xu hướng chậm luôn chuyển do cập nhật đến quý 3/2021, phải thu theo tiến độ xây dựng đạt 4.321 tỷ đồng tương đương 31% tài sản. Phải thu khách hàng và phải thu theo tiến độ

xây dựng đã quá hạn thanh toán/quá hạn nghiệm thu theo quy định hợp đồng từ 6 tháng trở lên, tính đến Quí 3/2021 là hơn 2.300 tỷ đồng, số dư quá hạn chưa được trích lập dự phòng chiếm tỷ trọng khá lớn so tổng phải thu quá hạn trên 6 tháng (bình quân 87%). Tổng thời gian thanh toán đối với khối lượng thực hiện đầu tiên tăng từ 95 ngày lên đến 200 ngày, trong đó thời gian thanh toán đối với khối lượng thực hiện đầu tiên gồm các công đoạn: hoàn thành hồ sơ chuyển tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra xác nhận khối lượng, chủ đầu tư ký xác nhận nghiệm thu, thời gian thanh toán.

Như vậy, MSB cần phải có các biện pháp điều chỉnh để phù hợp với tình hình hoạt động chung của chuỗi cung ứng Hòa Bình. Thời hạn tối đa của khế ước nhận nợ cho các đối tác nhà phân phối, nhà cung cấp của Công ty Hòa Bình cần điều chỉnh tăng lên, tương ứng với thực tế về thời gian thanh toán khối lượng thực hiện công trình theo tình hình mới. Nhu cầu cấp vốn của doanh nghiệp cốt lõi cũng tăng cao do tồn kho giảm và thời gian khoản phải thu tăng lên buộc MSB cân nhắc nâng cấp giá trị tài trợ chuỗi cung ứng trong trường hợp vẫn muốn giữ vững vị trí tổ chức tín dụng tài trợ chính cho chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, MSB điều chỉnh nguyên tắc chọn lọc các công trình có chủ đầu tư uy tín để tài trợ, loại bỏ các đối tác có lịch sử chậm trả khó đòi theo số liệu báo cáo tài chính cập nhật nhất do Công ty Hòa Bình cung cấp. Các chính sách ưu đãi hơn về phí và lãi suất được MSB áp dụng đối với việc tài trợ chuỗi cung ứng Hòa Bình để kích cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp nhưng đồng thời làm giảm thu nhập của ngân hàng. Bên cạnh đó, công tác theo dõi, kiểm soát sau khi cấp vốn càng cần phải được sát sao hơn trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COIVD-19 vẫn ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Về nội bộ MSB, đại dịch COVID-19 khiến MSB từ bị động trở nên chủ động trong việc thích ứng và duy trì hoạt động liên tục. Các cơ chế chia nhóm cán bộ nhân viên và bố trí làm việc linh hoạt theo địa lý, vị trí và thời gian đều được MSB triển khai áp dụng. Nguyên tắc triển khai các cơ chế này là đảm bảo hoạt động vận hành chung của ngân hàng không bị gián đoạn, vẫn hiệu quả kể cả trong thời gian thành phố áp dụng giãn cách.

MSB xác định định hướng phát triển trong giai đoạn 5 năm 2019-2023 trở thành Ngân hàng TMCP thấu hiểu khách hàng nhất. Cụ thể, MSB tập trung phát triển các phân khúc khách hàng mục tiêu để đưa ra giải pháp tin cậy tới khách hàng, xây dựng

lực lượng bán hàng hiệu quả, ổn định; Tiếp tục phát triển chương trình “ Partnership Marketing” giúp doanh nghiệp kết nối với hàng triệu khách hàng cá nhân của ngân hàng. Song song với đó, MSB tiếp tục tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại, tinh giản quy trình để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. MSB cũng sẽ tập trung xây dựng hệ sinh thái số giúp tích hợp giải pháp thanh toán đa dạng thuận tiện cho khách hàng. Thay vì cung cấp cho khách hàng từng sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ, MSB chú trọng hơn đến việc nghiên cứu nhu cầu, thói quen, hành vi giao dịch của khách hàng để đưa ra thị trường những “gói giải pháp” phù hợp nhằm giúp khách hàng gia tăng giá trị tài chính, đạt được các mục tiêu trong kinh doanh và cuộc sống cá nhân. Các gói tín dụng ưu đãi và dòng sản phẩm chuyên biệt dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ

- hộ kinh doanh được kích hoạt mạnh mẽ trong giải pháp giao dịch trọng gói của MSB nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch qua ngân hàng, giúp Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Qua đó, tạo ra một hệ sinh thái vững chắc gồm: Ngân hàng – doanh nghiệp – khách hàng cá nhân.

Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh doanh đó, MSB xây dựng mục tiêu quản trị rủi ro cụ thể như sau:

Xây dựng mô hình tối ưu hóa rủi ro: định hướng, thúc đẩy đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro xảy ra trên cơ sở cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro.

Xây dựng mô hình tín dụng và giá tốt nhất thị trường, tận dụng đầy đủ lợi thế của dữ liệu khách hàng có sẵn thông qua hệ sinh thái.

Phát huy tính ưu việt của mô hình quản trị 3 tuyến bảo vệ độc lập, trong đó nâng cao vai trò và tính chủ động của đơn vị thuộc Khối quản lý rủi ro là tuyến bảo vệ thứ 2 trong việc định hướng, hỗ trợ hoạt động kinh doanh, hoàn thiện hệ thống các quy định chính sách về hoạt động quản trị rủi ro.

Nâng cao chất lượng các công cụ, mô hình đo lường rủi ro hiện hữu; phát triển các công cụ, mô hình đo lường rủi ro mới và tích cực áp dụng các công cụ, mô hình đo lường rủi ro vào trong các quyết định quản lý và xử lý rủi ro;

Hoàn thiện hệ thống quy định nội bộ về quản trị rủi ro đảm bảo chủ động nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro, đưa ra các biện pháp giảm thiểu tối đa rủi ro;

Nâng cao nhận thức về quản lý rủi ro trong toàn bộ cán bộ nhân viên của MSB thông qua việc xây dựng và duy trì văn hóa rủi ro.

Một phần của tài liệu NGHIÊM THANH LY-1906020252-QTKD26 (Trang 113 - 119)