Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu NGHIÊM THANH LY-1906020252-QTKD26 (Trang 108 - 113)

Tuy các thành tựu trong công tác quản trị rủi ro tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB không thể phủ nhận, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều nội dung hạn chế.

Theo chuyên gia phòng giải pháp chuỗi cung ứng, tuy Phòng giải pháp chuỗi cung ứng là đơn vị đầu mối để triển khai tài trợ chuỗi cung ứng nhưng lại không trực tiếp quản lý khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi. Việc quản lý thông tin và triển khai tài trợ chuỗi cung ứng phụ thuộc vào sự phối hợp cán bộ quản lý khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi. Quy trình phê duyệt chương trình tài trợ chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công đoạn và trình nhiều cấp phê duyệt như: HĐQT, Hội Đồng Sản Phẩm, Tổng Giám Đốc. Theo cán bộ thẩm định tín dụng khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi, MSB chưa có các quy định hay văn bản hướng dẫn cụ thể làm cơ sở đánh giá rủi ro phát sinh từ cam kết của Doanh nghiệp cốt lõi đối với MSB bao gồm nội dung liên quan tới việc ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp cốt lõi phải trả nợ thay khi phát sinh các khoản nợ quá hạn của khách hàng vay vốn (đối tượng trong chuỗi cung ứng) . Theo các văn bản quy định tại MSB chưa định nghĩa được nghĩa vụ cam kết trả thay này, đồng thời hệ thống hạch toán tín dụng tại MSB cũng chưa ghi nhận và kiểm soát được nội dung cam kết này. Điều này gây khó khăn cho công tác thẩm định và đánh giá rủi ro đối với nghiệp vụ phát hành cam kết trả nợ thay của khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi.

Theo cán bộ thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc yêu cầu xác nhận tính xác thực của các giao dịch hợp đồng có giá trị lớn giữa khách hàng và Doanh nghiệp cốt lõi gây khó khăn khi phải phụ thuộc vào cán bộ quản lý khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi.

Theo cán bộ quản lý khách hàng cho biết, các khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi thường là những tập đoàn, tổng công ty lớn uy tín nên việc tiếp cận các khách hàng này đòi hỏi cán bộ phải có chuyên môn nhất định về quản trị tài chính cũng như có hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Đối với các khách hàng là nhà cung

theo dõi và quản lý được dòng tiền hoạt động. Các công cụ quản lý dòng tiền của ngân hàng sẽ chỉ nhận diện phong tỏa tiền về tài khoản khi nội dung chuyển tiền thanh toán có chứa các từ khóa chính như: số hợp đồng kinh tế, số hóa đơn VAT mà Ngân hàng đang tài trợ. Các dòng tiền thanh toán khác mà hệ thống công cụ quản lý dòng tiền không nhận diện được thì buộc cán bộ quản lý khách hàng phải thực hiện theo dõi thủ công. Việc dòng tiền ra vào tài khoản đối với khách hàng doanh nghiệp rất nhiều và thường xuyên khiến tốn nguồn nhân lực và có thể tiềm ẩn rủi ro phát sinh từ cách quản lý phụ thuộc vào từng cán bộ.

Cuối cùng, theo phó tổng giám đốc ngân hàng, tại mỗi khâu của quy trình quản trị rủi ro tài trợ chuỗi cung ứng đều có các chốt chặn kiểm soát chéo để giảm thiểu các tổn thất có thể xảy ra ra. Công tác phê duyệt cần cân đối được rủi ro và cơ hội kinh doanh. Các điều kiện phê duyệt đã chú trọng vào tiêu chí ngưỡng cảnh báo sớm rủi ro cho ngân hàng, tuy nhiên thực tế phát sinh phản ánh các ngưỡng cảnh báo đưa ra chưa phù hợp và chưa sát với điều kiện triển khai. Vì vậy khi phát sinh các sự kiện khách hàng vượt ngưỡng cảnh báo sớm thì ngoài việc trình cấp phê duyệt để nới ngưỡng cảnh báo gây mất thời gian và không tạo ra giá trị chuẩn xác của các ngưỡng cảnh báo sớm. Đối với hoạt động tổng thể về tài trợ chuỗi cung ứng, các ngưỡng cảnh báo chỉ dựa trên từng đối tượng khách hàng mà chưa xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm riêng biệt cho tài trợ chuỗi cung ứng.

Qua phỏng vấn đại diện công ty Cổ phần Tập Đoàn Hòa Bình cho rằng: việc Ngân hàng đưa ra các điều kiện yêu cầu doanh nghiệp cốt lõi phải có các cam kết bảo lãnh cho nghĩa vụ nợ phát sinh từ các đối tác nhà cung cấp hay nhà phân phối giúp ngân hàng giảm thiểu hoặc tránh được những rủi ro phát sinh khi tài trợ chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp cốt lõi chỉ hợp tác với MSB trong việc MSB tài trợ chuỗi cung ứng và doanh nghiệp cốt lõi không phát sinh nghĩa vụ nợ nào với MSB thì không có đủ cơ sở thuyết phục để doanh nghiệp thực hiện yêu cầu này. Mặt khác khi các nhà phân phối hay nhà cung ứng vay vốn tại MSB và xảy ra trường hợp chậm trả nợ, mức hợp tác của doanh nghiệp sẵn sàng điều phối lại hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng. Việc ký các cam kết bảo lãnh trả nợ thay hay ủy quyền cho MSB

thông báo dừng cung cấp hay nhập nguyên liệu hàng hóa từ một hay nhiều đối tác chưa thực sự khả thi, đặc biệt với các doanh nghiệp có uy tín lớn trên thị trường.

Trên cơ sở các đánh giá của tác giả và kết quả phỏng vấn đại diện các cá nhân tham gia vào quy trình tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB và một đại diện khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi đặc trưng, tác giả nhận thấy các nội dung còn tồn tại nhiều hạn chế như sau:

Thứ nhất, Quy trình thẩm định, phê duyệt chương trình tài trợ chuỗi cung ứng còn tốn nhiều thời gian, đơn vị phải trình lần lượt qua nhiều cấp lãnh đạo mới có cơ sở thông qua chương trình tài trợ chuỗi cung ứng, chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng, đồng thời chưa tạo lợi thế cạnh tranh về thời gian với các tổ chức định chế khác.

Thứ hai, Công cụ quản lý dòng tiền là công cụ đắt giá để quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng, tuy nhiên chưa được đầu tư thỏa đáng và tồn tại các bất cập từ hệ thống, đòi hỏi sự tác động thủ công từ con người. Hệ thống công cụ quản lý dòng tiền và hệ thống phần mềm công nghệ tại ngân hàng chưa cập nhật được các thay đổi từ văn bản chính sách của Nhà nước: như hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử, hóa đơn điện tử,..

Thứ ba, Các chương trình tài trợ chuỗi cung ứng hiện tại chưa cập nhật các đánh giá về sự ảnh hưởng của xu hướng công nghệ hóa hiện nay. Điều này dẫn đến sự tụt hậu về lợi thế cạnh tranh và giảm sức hấp dẫn của các nghiệp vụ tài trợ chuỗi cung ứng so với các đối thủ cạnh tranh.

Thứ tư, Chương trình tài trợ chuỗi cung ứng cần nắm bắt và tận dụng hơn nữa các ưu thế từ khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi, khai thác triệt để hệ thống các công ty vệ tinh trong hệ sinh thái chuỗi cung ứng, trong đó phải đánh giá cao khi Doanh nghiêp Doanh nghiệp cốt lõi đồng ý chia sẻ thông tin về các biện pháp quản lý dòng tiền của doanh nghiệp.

Thứ năm, Chính sách tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB chưa đề cập sâu tới các biện pháp bảo đảm tiền vay, thay vào đó đang yêu cầu đáp ứng quy định chung của Ngân hàng. Các công cụ bảo hiểm, bảo đảm chưa được ứng dụng linh hoạt trong chương trình tại trợ chuỗi cung ứng tại Ngân hàng.

Thứ sáu, quản trị rủi ro danh mục tín dụng tại MSB chưa bóc tách số liệu riêng biệt về dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho các khoản tài trợ chuỗi cung ứng. MSB chỉ thực hiện các báo cáo quản trị danh mục tín dụng và ngoại bảng nói chung về các nội dung: phân tích chất lượng dư nợ vay theo nhóm nợ, thời hạn cho vay và theo đối tượng khách hàng cũng như loại hình doanh nghiệp. Các báo cáo thông tin trích lập dự phòng cho các khoản nợ tín dụng và ngoại bảng tại ngân hàng chỉ bóc tách số liệu phân chia theo đơn vị phụ trách từng phân khúc khách hàng.

Thứ bảy, Chất lượng nhân sự tuy có được cải thiện nhưng chưa đồng đều. Đồng thời khi triển khai tài trợ chuỗi cung ứng trên diện rộng và triển khai nhiều chương trình tài trợ chuỗi cung ứng một lúc thì chất lượng và số lượng nhân sự chưa đáp ứng được.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu NGHIÊM THANH LY-1906020252-QTKD26 (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w