Tính đến hết năm 2020, các chương trình tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB đều đạt những thành công nhất định, đặc biệt là 2 chương trình tài trợ cho chuỗi nhà thầu EVN và chương trình tài trợ cho chuỗi cung ứng thương mại xây dựng của Công ty CP Tập Đoàn Hòa Bình. Đối với chuỗi cung ứng nhà thầu EVN, MSB thiết lập được mối quan hệ với 5 khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi mới và hơn 100 khách hàng doanh nghiệp. Đối với chương trình thu hộ tiền điện cho các khách hàng cá nhân, MSB thiết lập được mối quan hệ với trên 1000 khách hàng cá nhân, doanh số giao dịch thu hộ tiền điện bao gồm các kênh tự động, tại quầy, internet banking trung bình 20 tỷ đồng/tháng; số lượng giao dịch tăng từ trung bình 4500/tháng năm 2018 lên đến trung bình 6.300 giao dịch/tháng năm 2020. (theo số liệu tổng hợp của Phòng Giải pháp Chuỗi cung ứng). Theo khách hàng EVN cho rằng: Để duy trì hoạt động chuỗi cung ứng có mạng lưới đầu vào và đầu ra rộng thì doanh nghiệp cốt lõi đã phải chủ
lý hệ sinh thái của doanh nghiệp mình. Với các công cụ tài chính từ ngân hàng đã phần nào đẩy nhanh hơn dòng vốn lưu động trong chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu cho Doanh nghiệp cốt lõi sau khi được MSB tài trợ vốn sẽ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, gián tiếp rút ngắn vòng quay hàng tồn kho và khoản phải thu. Bên cạnh đó với vai trò là Doanh nghiệp cốt lõi trong chuỗi cung ứng sẽ nhận được những ưu đãi và đặc quyền riêng hấp dẫn từ ngân hàng như miễn giảm phí, lãi suất và các tiện ích tài khoản thanh toán cho cán bộ nhân viên doanh nghiệp.
Xét riêng trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng, hoạt động tín dụng tăng trưởng về số lượng và đáp ứng tốt các yêu cầu về chất lượng. Tổng dư nợ ngân hàng cho vay tăng mạnh từ 63.264 tỷ đồng năm 2019 lên 79.015 tỷ đồng vào năm 2020, trong đó tỷ lệ các khoản nợ ngắn hạn (bao gồm cả khoản nợ tài trợ trong chuỗi cung ứng) luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể, tỷ lệ các khoản nợ ngắn hạn (bao gồm cả khoản nợ tài trợ trong chuỗi cung ứng) so với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng liên tiếp đạt 50% (năm 2019) và 46% (năm 2020) (theo báo cáo tài chính năm 2020 có kiểm toán của MSB). Số lượng các hồ sơ trình ngoại lệ do vượt khung chính sách phân khúc khách hàng chia theo doanh thu chỉ chiếm 0,2 % tổng số lượng các hồ sơ trình (theo số liệu tổng hợp của Phòng Giải pháp Chuỗi cung ứng). Đặc biệt không phát sinh các trường hợp nợ xấu, nợ có vấn đề đối với các khoản tài trợ chuỗi cung ứng tại MSB. Số lượng khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi mới và khách hàng truyền thống đồng ý hợp tác với MSB trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng không ngừng tăng lên. Phân tích dư nợ cho vay theo các ngành nghề kinh doanh (số liệu theo báo cáo tài chính 2020 của MSB có kiểm toán) trong đó các ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn đều đã triển khai các chương trình tài trợ chuỗi cung ứng như: sản xuất phân phối điện năng lượng (5,95 %), xây dựng (9,21 %), thương mại hàng công nghiệp nhẹ và tiêu dùng (9,43 %), kinh doanh bất động sản và xây dựng cơ sở hạ tầng (11,42 %).
Ví dụ minh họa về quan hệ tín dụng đối với 1 doanh nghiệp cốt lõi – Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình:
Bảng 2.11: Giá trị tín dụng MSB cấp cho công ty Hòa Bình
TT Nội dung (đơn vị: tỷ đồng) 2018 2019 2020
1 Hạn mức tín dụng cấp cho công ty CP Tập đoàn XD Hòa Bình 800 1200 1200 1.1 - Cho vay 500 900 900 1.2 - Bảo lãnh 800 1200 1200 1.3 Cho vay ngắn hạn từng lần 0 0 200
2 Công ty CP TM Thái Hưng
Hạn mức bao thanh toán 300 300 300
(Nguồn: MSB)
Có thể thấy rằng, căn cứ theo đánh giá kết quả kinh doanh của công ty Hòa Bình, đánh giá nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng và tầm nhìn của ngân hàng, MSB tiếp tục duy trì và cấp tăng giá trị tín dụng cho công ty Hòa Bình lần lượt qua 3 năm liền kề. Tại MSB, thu thuần từ công ty Hòa Bình tăng mạnh từ 2018 đến 2019. Thu thuần CASA và thu thuần từ phí năm 2019 tăng tương ứng 64%, 66% so với năm 2018. Sang năm 2020, do ảnh hưởng từ dịch covid-19, nhiều công trình của khách hàng đang thực hiện bị chậm tiến độ thi công, kéo theo việc kéo dài tiến độ nghiệm thu và thanh toán. Trong năm 2020, công ty sử dụng hạn mức tín dụng chính tại 2 tổ chức tín dụng là Vietinbank và BIDV do hạn mức được cấp tại 2 ngân hàng này được đảm bảo 100% bằng tài sản là công trình thế chấp, bất động sản và máy móc thiết bị thuộc sở hữu của công ty và cá nhân liên quan. Các tài sản này đã và đang thế chấp cho Vietinbank và BIDV từ khi công ty Hòa Bình sớm đặt quan hệ với tổ chức tín dụng. Trong khi đó, các hạn mức mà MSB cấp cho khách hàng hầu hết là quản lý theo dòng tiền từ hợp đồng đầu ra và không có tài sản bảo đảm. Thực tế phát sinh doanh số phát sinh nợ tiền gửi/doanh thu chưa đến mức 10% và dư nợ của khách hàng tại MSB chỉ đạt 10% dư nợ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng
Về cơ cấu tổ chức của MSB đã tách bạch rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban. Công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng được thực hiện
xuyên suốt quá trình triển khai tài trợ chuỗi cung ứng. Tại các khâu nghiệp vụ đều phân công các chốt kiểm soát, cơ chế hạch toán, phê duyệt đều tuân thủ quy định kiểm soát chéo.
Các văn bản về quy định tài trợ chuỗi cung ứng, hướng dẫn quy trình tài trợ chuỗi cung ứng đều ban hành đúng tiến độ, kịp thời triển khai từng chương trình chuỗi cung ứng cụ thể. Các nội dung vướng mắc khi vận hành tài trợ chuỗi cung ứng đều được đầu mối tổng hợp sát sao, kịp thời đưa ra các đánh giá về đề xuất biện pháp khắc phục. Công tác thẩm định, đánh giá khách hàng thực hiện theo quy định chung về quản lý rủi ro. Quy trình thẩm định khách hàng bao hàm toàn bộ các nội dung cơ bản để nhận diện, đánh giá đo lường các nguy cơ rủi ro.
Hệ thống xếp hạng tín dụng cho các khách hàng trong chương trình tài trợ chuỗi cung ứng đều thỏa mãn các tiêu chí cơ bản của bộ xếp hạng tín dụng chung, góp phần tạo ra các thông tin minh bạch và hệ thống khoa học nội dung xếp hạng tín dụng nội bộ của MSB.
Về công tác kiểm tra giám sát sau vay đều được quy định cụ thể trong các văn bản thông báo cấp tín dụng cho khách hàng và Văn bản quy định về giám sát và cảnh báo nợ sớm đối với từng khách hàng. Trong các văn bản này quy định cụ thể về nhiệm vụ và từng bước công việc cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận, tạo điều kiện cho cán bộ dễ dàng chủ động thực hiện và tăng hiệu quả công việc.
Theo Chuyên gia phòng giải pháp chuỗi cung ứng của MSB, khi MSB xây dựng chương trình tài trợ chuỗi cung ứng đã bao gồm nội dung về quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng. Chương trình tài trợ là tổng thể về định hướng chiến lược tài trợ của ngân hàng, quy mô tài trợ, nội dung tài trợ và các công cụ cần thiết để quản lý hiệu quả danh mục tài trợ.
Cán bộ thẩm định tín dụng khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi lại cho biết: khi khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi phát sinh nhu cầu về tín dụng thì cán bộ thẩm định tín dụng khách hàng mới tiếp cận và đánh giá khách hàng cũng như thẩm định năng lực tài chính, phương án tài trợ và nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên không phải tất cả các chuỗi cung ứng mà MSB tài trợ đều phát sinh cấp tín dụng cho khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi. Cán bộ thẩm định tín dụng khách hàng Doanh nghiệp cốt lõi đứng trên
phương diện thẩm định khách hàng là độc lập mà không xem xét khách hàng dưới góc độ là trung tâm của chuỗi cung ứng mặc dù có xét đến các mối quan hệ đối tác đầu ra và đầu vào của khách hàng để đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Cán bộ chỉ xem xét và đánh giá các nghiệp vụ tài trợ chuỗi cung ứng nhỏ lẻ theo đề xuất từ đơn vị quản lý khách hàng như: nghiệp vụ bao thanh toán, nghiệp vụ phát hành bảo lãnh.
Trên cơ sở áp dụng về quy trình tài trợ chuỗi cung ứng đã ban hành, cán bộ thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng: công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng được thực hiện từ thời điểm cán bộ thẩm định đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng, trong đó cần đánh giá được mối quan hệ giữa khách hàng và Doanh nghiệp cốt lõi thông qua thẩm định lịch sử các giao dịch đã phát sinh, thời gian công nợ và lịch sử nợ quá hạn nếu có.
Bên cạnh đó, quan điểm của cán bộ quản lý khách hàng như sau: do đặc thù nghiệp vụ nên cán bộ trực tiếp trao đổi với khách hàng về việc thiết lập quan hệ tài trợ, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin và hồ sơ chứng minh, trong nhiều trường hợp cần thiết yêu cầu khách hàng xác minh tính chân thực của hợp đồng giao dịch với đối tác. Công tác quản trị rủi ro tín dụng được chú trọng ngay tại thời điểm tiếp nhận thông tin khách hàng và xuyên suốt trong quá trình tài trợ chuỗi cung ứng như: trực tiếp quản lý khoản vay, thực hiện kiểm tra đánh giá sau vay theo yêu cầu từ ban lãnh đạo hoặc phối hợp xử lý các khoản nợ có vấn đề.
Cuối cùng, theo quan điểm của một lãnh đạo Ngân hàng, Phó tổng giám đốc MSB cho rằng: Khung quản trị rủi ro đã được xây dựng tại MSB từ khá lâu. Từ năm 2017 trở về trước, bản chất MSB đã phát sinh cấp tín dụng cho các khách hàng có phát sinh các giao dịch kinh doanh liên quan đến nhau từ khá sớm như: khách hàng A là đầu vào của khách hàng B, khách hàng C phân phối hàng cho khách hàng B,.. MSB đã tiếp cận thành công nhiều khách hàng mới trên cơ sở quan hệ tín dụng với một khách hàng là thực tế đã xảy ra và tại thời điểm đó MSB vẫn triển khai quản trị rủi ro trong tín dụng và đối với từng khách hàng và giao dịch cụ thể. Như vậy bản chất MSB đã tài trợ chuỗi cung ứng cho khách hàng từ khá sớm nhưng không xây dựng bài bản về các nội dung
tài trợ chuỗi cung ứng và triển khai trên diện rộng. Vì vậy nhu cầu tất yếu là phải xây dựng hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng kéo theo công tác quản trị rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng được chuyên tâm và có quản trị danh mục đặc thù riêng.