Phân loại rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu NGHIÊM THANH LY-1906020252-QTKD26 (Trang 30 - 36)

Các rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng cũng mang tính đặc thù riêng và có mối liên hệ đối với từng nhân tố trong chuỗi cung ứng.

1.2.2.1. Rủi ro từ phía doanh nghiệp cốt lõi

Các rủi ro phát sinh từ doanh nghiệp cốt lõi có thể kể đến như sau:

 Doanh nghiệp cốt lõi không cung cấp báo cáo tài chính có kiểm toán hay báo cáo thuế của năm liền trước. Ngân hàng khó khăn trong công tác đánh giá năng lực tài chính của Doanh nghiệp cốt lõi, kéo theo việc không có cơ sở phân tích về các khoản phải thu, phải trả đối với các đối tác của Doanh nghiệp cốt lõi. Các đối tác này có thể là khách hàng mục tiêu mà Ngân hàng sẽ khai thác khi tài trợ chuỗi cung ứng, hoặc là những mắt xích trong chuỗi cung ứng mà Ngân hàng có khả năng tài trợ.

 Doanh nghiệp cốt lõi cung cấp không đầy đủ hoặc sai lệch về các thông tin liên quan tới chuỗi cung ứng như: tên đối tác, doanh số giao dịch, công nợ, lịch sử chậm trả hoặc Doanh nghiệp cốt lõi bảo mật thông tin những hợp đồng đã ký với đối tác. Điều này gây khó khăn trong công tác đánh giá mức độ ảnh hưởng của Doanh nghiệp cốt lõi đối với các đối tác trong chuỗi. Ngân hàng cũng thiếu tài nguyên thông tin để xây dựng các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng do không đánh

 Doanh nghiệp cốt lõi không chấp nhận bất kỳ cam kết nghĩa vụ nào trong việc hợp tác chuỗi cung ứng với Ngân hàng, hoặc ngược lại, chấp nhận vô điều kiện mọi cam kết liên quan tới trách nhiệm của chính bản thân Doanh nghiệp cốt lõi, thì cũng là dấu hiệu đòi hỏi Ngân hàng cần nhìn nhận nguyên nhân và đánh giá các rủi ro có thể phát sinh.

 Trong quá trình ngân hàng đã triển khai tài trợ chuỗi cung ứng, nếu Doanh nghiệp cốt lõi thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi cơ cấu tổ chức hay định hướng phát triển sang lĩnh vực khác cũng là những dấu hiệu có thể phát sinh rủi ro trong tài trợ chuỗi của Ngân hàng.

1.2.2.2. Rủi ro từ phía các nhân tố mắt xích trong chuỗi cung ứng

Ngoài doanh nghiệp cốt lõi là mắt xích trung tâm, có rất nhiều các nhân tố mắt xích trong chuỗi cung ứng như: nhà cung cấp, nhà phân phối, đại lý, khách hàng,… Các đối tượng này đều có thể trở thành khách hàng mà Ngân hàng có thể tài trợ trong chuỗi cung ứng. Việc tài trợ cho các đối tượng này cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro tương tự như đối với việc tài trợ cho Doanh nghiệp cốt lõi. Ngoài ra, từ góc độ quản trị rủi ro của Ngân hàng cũng cần phải đặc biệt quan tâm tới các dấu hiệu rủi ro như: sự gia tăng đột biến các khoản nợ phải trả đối với Nhà cung cấp, các khoản phải thu chậm trả ngày càng lớn, hay sự sụt giảm bất thường số dư hợp đồng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng.

1.2.2.3. Rủi ro từ phía Ngân hàng

Về phía nội bộ Ngân hàng, các rủi ro trong tài trợ chuỗi cung ứng phải kể đến như:

 Không nắm được đặc điểm chuỗi cung ứng sẽ tài trợ;

 Các thỏa thuận về cam kết quyền và nghĩa vụ trong hợp tác với Doanh nghiệp cốt lõi không đủ cơ sở pháp lý;

 Khung quy trình tài trợ chuỗi cung ứng không thể hiện được các nguyên tắc cơ bản; không xây dựng được các văn bản chi tiết áp dụng đối với từng chuỗi cung ứng cụ thể;

 Các dự đoán và nhận định trước khi tài trợ của Ngân hàng khác biệt hoàn toàn so với thực tế phát sinh, và Ngân hàng không dự trù được các biện pháp để ứng phó kịp thời;

 Tốc độ tăng trưởng của chuỗi cung ứng quá nhanh, trong khi Ngân hàng chưa bố trí đủ nguồn lực về con người và kinh phí để tài trợ chuỗi cung ứng;

 Quy trình vận hành trong nội bộ ngân hàng cồng kềnh gây kém hiệu quả về thời gian cho khách hàng cũng là những tác nhân gây nên rủi ro mất đối tác.

Bên cạnh đó, các rủi ro từ phía môi trường kinh tế - xã hội như: ảnh hưởng từ thiên tai, chính trị bất ổn, hoặc ảnh hưởng từ các văn bản được ban hành từ chính phủ và cơ quan Nhà nước liên quan tới chính sách áp đặt thuế, các quy phạm bắt buộc phải áp dụng đối với một số ngành nghề lĩnh vực cụ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp trong ngành và gây ảnh hưởng gián tiếp tới sự tài trợ của Ngân hàng. Song song với ảnh hưởng từ các yếu tố từ môi trường kinh tế xã hội thì việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại hiện nay khá gắt gao, các Ngân hàng không ngừng nghiên cứu đầu tư các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng để đưa ra các giải pháp tổng thể cũng như tích hợp các ứng dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng. Tất cả những nhận định về rủi ro trên phải được xem xét để làm cơ sở cho ngân hàng cân nhắc các hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng cụ thể.

1.2.2.4. Rủi ro theo nghiệp vụ tài trợ chuỗi cung ứng

Bên cạnh đó, các rủi ro chính trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại ngân hàng thương mại khi phân loại theo nghiệp vụ tài trợ chuỗi cung ứng bao gồm:

Rủi ro về tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Theo cách hiểu này thì rủi ro tín dụng chính là các tổn thất của ngân hàng phát sinh từ việc khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp cho họ, bao gồm nhưng không giới hạn nghĩa vụ về trả nợ gốc, nợ lãi, phí, thực hiện các cam kết theo điều khoản đi kèm nghĩa vụ tín dụng. Hiện nay, các ngân hàng thường chú trọng xây dựng các quy trình nghiêm ngặt

cấp tín dụng, đặc biệt coi trọng công tác thẩm định đánh giá trước khi cấp tín dụng đảm bảo đo lường chính xác rủi ro, cũng như công tác kiểm soát sau khi cấp tín dụng đảm bảo đúng mục đích sử dụng vốn. Tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng do việc khách hàng có thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh doanh bên ngoài như lạm phát, thiên tai,…dẫn đến khả năng mất vốn của ngân hàng là khá cao.

Rủi ro về lãi suất: Rủi ro lãi suất phát sinh đối với ngân hàng khi kỳ hạn đến hạn của tài sản có không cân xứng với kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Theo cách hiểu này thì rủi ro lãi suất là việc ngân hàng bị giảm thu nhập khi lãi suất ngân hàng cho khách hàng vay vốn thấp hơn mức lãi suất mà ngân hàng huy động vốn tính trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất trên thị trường hiện nay là thả nổi nên lãi suất ngân hàng thường rất linh động, tiềm ẩn rủi ro cao về lãi suất. Để phòng ngừa các rủi ro lãi suất, ngân hàng thường sử dụng các công cụ tài chính phái sinh như: hợp đồng tương lai – futures, hợp đồng kỳ hạn – forwards, hợp đồng quyền chọn – options, hợp đồng hoán đổi – swaps.

Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Theo cách hiểu này, rủi ro thanh khoản chính là trạng thái của ngân hàng không còn khả năng thanh toán, hay nói cách khác, là việc ngân hàng không còn đáp ứng được chính nhu cầu phát sinh thanh toán. Đối với ngân hàng thương mại, bài toán để tăng lợi nhuận và duy trì mức thanh khoản tốt luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu. Khi nguồn tiền huy động từ khách hàng dùng để đầu tư hiệu quả, đem lại lợi nhuận tốt cho ngân hàng, nhưng vẫn phải đảm bảo duy trì mức tiền dự trữ tối thiểu đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vì vậy rủi ro thanh khoản là loại rủi ro trọng yếu, nếu phát sinh rủi ro này mà không được khắc phục hiệu quả thì có thể ảnh hưởng tới việc sống còn của ngân hàng thương mại.

Rủi ro hoạt động: Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do con người, do các hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài. Rủi ro hoạt động bao gồm rủi ro pháp lý nhưng không bao gồm rủi ro chiến

lược và rủi ro uy tín (Basel II). Theo định nghĩa trên, rủi ro hoạt động tồn tại trong mọi nghiệp vụ, mọi bộ phận của ngân hàng thực hiện cung cấp dịch vụ, sản phẩm nhưng lại khó lường nhất. Vì vậy các ngân hàng thường có quy định chặt chẽ về chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, sự phối hợp giữa các phòng ban, tạo lập các tuyến phòng thủ để giảm thiểu các rủi ro vận hành (nếu có).

Rủi ro hoạt động ngoại bảng: Rủi ro hoạt động ngoại bảng là các rủi ro phát sinh từ hoạt động liên quan đến các dạng cam kết hay hợp đồng tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng nhưng không được ghi nhận như Tài sản hay Nợ theo thủ tục kế toán thông thường (Nguyễn Minh Sáng, 2013). Do tính chất của hoạt động ngoại bảng là việc Ngân hàng thu về được khoản phí trong khi không phải sử dụng đến vốn kinh doanh nên khuyến khích các hình thức hoạt động ngoại bảng phát triển. Các hình thức phổ biến nhất phải kể đến: hoạt động phát hành thư tín dụng chứng từ L/C, phát hành bảo lãnh và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên các hoạt động ngoại bảng này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro với mức độ ảnh hưởng của rủi ro rất lớn.

Trong hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng, Các rủi ro nêu trên đều có mối liên hệ gắn kết chặt chẽ với nhau. Ví dụ, để phát triển kinh doanh và duy trì khả năng thanh khoản cho ngân hàng, các hoạt động tăng cường về tín dụng và huy động không ngừng được đẩy mạnh, đồng nghĩa với những rủi ro tín dụng, rủi ro về lãi suất có nguy cơ cao. Bên cạnh đó các vấn đề về xử lý hoạt động nghiệp vụ lại ảnh hưởng trực tiếp từ hệ thống công nghệ và hệ thống vận hành, con người nội bộ ngân hàng. Việc xác định tầm quan trọng của các rủi ro đặc thù là tất yếu đối với nhà quản trị ngân hàng. Ngoài những rủi ro đặc thù nêu trên vẫn tiềm ẩn các loại rủi ro khác có nguy cơ xảy ra và tác động tiêu cực tới hoạt động tài trợ của ngân hàng như: rủi ro danh tiếng, rủi ro môi trường ngành,…..

Một phần của tài liệu NGHIÊM THANH LY-1906020252-QTKD26 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w