Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của công ty qua mô hình SWOT

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCTS) (Trang 59 - 61)

2.3.1.1. Điểm mạnh

Là công ty phục vụ hàng hóa đầu tiên và có thị phần cao nhất tại Nội Bài. Công ty có bề dày kinh nghiệm 15 năm trong công tác phục vụ, đặc biệt là các loại hàng như hàng siêu trường, siêu trọng, hàng quá khổ, hàng động vật sống.

Được các tổ chức quốc tế đánh giá và cấp chứng chỉ quốc tế về phục vụ hàng hóa như ISAGO, RA3, TAPA, TSA, ISO. Ngoài ra, các tổ chức, khách hàng uy tín đánh giá cao về công tác phục vụ như Cục Hàng không dân dụng Qatar, hãng Asiana Airlines (OZ), Singapore Airlines (SQ)…

Khách hàng là các đối tác truyền thống, có quá trình hợp tác lâu dài với NCTS.

Liên kết khai thác với hệ thống kho vệ tinh phục vụ nguồn hàng Samsung hiện đang là nguồn xuất nhập khẩu chủ lực tại Nội Bài.

Hệ thống trang thiết bị, phương tiện vận tải được đầu tư mạnh trong những năm gần đây.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên có bề dày kinh nghiệm, chuyên nghiệp.

Hệ thống tài chính vững mạnh, đảm bảo sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, đảm bảo quyền lợi của cổ đông và nâng cao đời sống người lao động.

2.3.1.2. Điểm yếu

Mặt bằng chật hẹp và phân tán, không đáp ứng đủ nhu cầu khai thác hàng hóa. Toàn bộ mặt bằng phải đi thuê, phụ thuộc vào bên cho thuê. Mặt bằng phân tán tại nhiều địa điểm khác nhau.

Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên chưa đồng đều.

Hệ thống công nghệ thông tin: các hệ thống phần mềm, thiết bị thông tin đã được đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ của khách hàng và xu thế ứng dụng công nghệ thông tin thời 4.0. Việc nắm bắt xu thế công nghệ còn chưa kịp thời.

2.3.1.3. Cơ hội

Việc tham gia ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể.

Xu thế dịch chuyển các nhà máy sản xuất của các tập đoàn lớn từ Trung Quốc về Việt Nam cũng mở ra cơ hội xuất khẩu tăng lên.

Các hãng hàng không có kế hoạch tăng sản lượng và dự báo hàng hóa thông qua Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài tiếp tục có sự tăng trưởng.

2.3.1.4. Thách thức

Sự can thiệp của các đơn vị chủ quản trong việc phân bổ mặt bằng khai thác, giá thuê mặt bằng khiến công ty dù đã rất nỗ lực nhưng đôi khi không thể chủ động xử lý các vấn đề, nhu cầu phát sinh.

Cạnh tranh khốc liệt với các công ty ALSC và ACSV vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt. Mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực qua Nội Bài là điện thoại và linh kiện điện tử yêu cầu chất lượng dịch vụ rất cao, đòi hỏi công ty phải liên tục đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ.

Sức ép yêu cầu giảm giá dịch vụ từ các hãng hàng không không ngày càng lớn. Nhu cầu hàng hóa tăng trưởng mạnh, tuy nhiên diện tích mặt bằng hạn chế

làm khả năng tiếp nhận chậm, gây tắc nghẽn kéo dài tại nhiều công đoạn phục vụ, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Mặt khác, lịch bay các hãng tập trung vào một số thời gian cao điểm cũng ảnh hưởng đến việc phân công lao động, khai thác hàng hóa.

Áp dụng vận đơn điện tử (e-AWB), hệ thống quét mã vạch hàng bưu điện, các phần mềm mới của các hãng hàng không đòi hỏi hệ thống công nghệ thông tin phải luôn cập nhật và theo kịp xu hướng của thế giới.

Tiềm ẩn nguy cơ dịch chuyển lao động có năng lực chuyên môn tốt, tay nghề cao sang các đối thủ cạnh tranh dù công ty đã có những chính sách ưu đãi linh hoạt.

Các chi phí đầu vào thay đổi theo chiều hướng tăng khiến chi phí sản xuất kinh doanh ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCTS) (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w