1.3.2.1. Chỉ tiêu về dự phòng rủi ro trong kinh doanh trái phiếu
Tỷ lệ dự phòng rủi ro trong KDTP = Quỹ dự phòng tổn thất KDTP
Quy mô kinh doanh trái phiếu
Tỷ lệ này cho biết trong trường hợp NHTM mất vốn do kinh doanh trái phiếu thì quỹ dự phòng có thể xử lý được bao nhiêu phần. Khi NHTM dự phòng càng nhiều thì tỷ lệ này càng cao và khả năng xử lý tổn thất trong kinh doanh trái phiếu cũng tăng lên. Tuy nhiên, việc tăng cường quỹ dự phòng tổn thất tương đương với ghi nhận vào chi phí của NHTM, từ đó làm giảm các chỉ tiêu sinh lời. Do vậy, NHTM cần phải cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận để đưa ra quyết định phù hợp về việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong các hoạt động của ngân hàng nói chung cũng như trong hoạt động kinh doanh trái phiếu nói riêng.
1.3.2.2. Chỉ tiêu về tài sản bảo đảm trong kinh doanh trái phiếu
Tỷ lệ khoản vay trên giá trị TSBĐ (LTV) = Dư nợ trái phiếu có TSBĐ
Giá trị định giá của TSBĐ x 100% LTV – Loan to value là giá trị cho vay mà NHTM sẽ cung cấp cho bên đi vay, trong kinh doanh trái phiếu được hiểu là giá trị NHTM mua trái phiếu có TSBĐ của một chủ thể phát hành, theo tỷ lệ % trên giá trị định giá tài sản bảo đảm. NHTM sử dụng LTV để quản lý rủi ro tín dụng của các trái phiếu mà họ kinh doanh do rủi ro vỡ nợ là một trong những yếu tố rủi ro chính ảnh hưởng đến quyết định cho vay. Nếu chủ thể phát hành trái phiếu có rủi ro cao, NHTM có thể giới hạn mức LTV tối đa của bạn để giảm thiểu rủi ro. Thông thường, mức LTV của NHTM áp dụng cho trái phiếu dao động trong khoảng từ 65% đến 80%, tức là tổng giá trị trái phiếu của chủ thể phát hành mà NHTM đầu tư bằng 65%-80% giá trị định giá TSBĐ của trái phiếu đó.
Tỷ lệ TSBĐ trong KDTP = Quy mô kinh doanh trái phiếuGiá trị định giá của TSBĐ x 100%
Có thể đánh giá tỷ lệ TSBĐ trong kinh doanh trái phiếu bằng cách tính giá trị của TSBĐ trên số dư trái phiếu có TSBĐ hoặc trên tổng quy mô kinh doanh trái phiếu của NHTM. Tỷ lệ này càng cao khi giá trị TSBĐ càng lớn, sẽ hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng cho NHTM khi kinh doanh trái phiếu. NHTM có thể xử lý TSBĐ để thu hồi nợ trong trương hợp xấu nhất khi chủ thể phát hành không thể thanh toán
được gốc và lãi trái phiếu đúng hạn. Tỷ lệ TSBĐ trên số dư trái phiếu có TSBĐ thường ở trong mức 120%-150%.
1.3.2.3. Chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh trái phiếu
Tỷ lệ nợ quá hạn trong KDTP = Nợ quá hạn trong KDTP
Quy mô kinh doanh trái phiếu
Trong đó nợ quá hạn từ kinh doanh trái phiếu là tổng số dư trái phiếu đã đến hạn thanh toán gốc hoặc lãi nhưng chưa được chủ thể phát hành thanh toán và số dư trái phiếu đã được gia hạn nợ. Tỷ lệ này đánh giá khả năng mất vốn của NHTM trong lĩnh vực kinh doanh trái phiếu. Tỷ lệ này càng thấp hoặc tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn qua từng năm càng có xu hướng giảm thì chất lượng hoạt động của NHTM càng cao.
Tỷ lệ nợ xấu trong KDTP = Nợ xấu trong kinh doanh trái phiếu
Quy mô kinh doanh trái phiếu
Giống như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ này cũng được sử dụng để đánh giá khả năng mất vốn của NHTM trong lĩnh vực kinh doanh trái phiếu. Trong đó nợ xấu từ kinh doanh trái phiếu là tổng số dư trái phiếu đã quá hạn thanh toán nhiều hơn 90 ngày hoặc số dư trái phiếu đã gia hạn nợ nhiều hơn 1 lần. Các NHTM cần thực hiện công tác QTRR để làm giảm nợ xấu đang hiện hữu và hạn chế tốc độ tăng trưởng nợ xấu trong tương lai, từ đó giảm tỷ lệ nợ xấu trong kinh doanh trái phiếu.
Tỷ lệ nợ quá hạn trong KDTP so với Tổng tài sản = Nợ quá hạn trong KDTP
Tổng tài sản
Tỷ lệ nợ quá hạn trong KDTP so với Tổng nợ quá hạn = Nợ quá hạn trong KDTP
Tổng nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ xấu trong KDTP so với Tổng nợ xấu = Nợ xấu trong KDTP
Tổng nợ xấu
Những tỷ lệ trên dùng để đánh giá nợ quá hạn, nợ xấu do hoạt động kinh doanh trái phiếu gây ra chiếm tỷ trọng như thế nào so với tổng tài sản và các hoạt động, nghiệp vụ chung của toàn hàng. Từ đó NHTM có thể xem xét tác động và đưa ra các quyết định phân bổ số vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh trái phiếu, cơ cấu danh mục kinh doanh trái phiếu cho phù hợp.
1.3.2.4. Chỉ tiêu về cơ cấu trái phiếu nắm giữ
Cơ cấu từng loại hình trái phiếu (%) =𝐐𝐮𝐲 𝐦ô 𝐭ừ𝐧𝐠 𝐥𝐨ạ𝐢 𝐡ì𝐧𝐡 𝐓𝐏 𝐧ắ𝐦 𝐠𝐢ữ
Chỉ tiêu này cho biết, trong quy mô trái phiếu mà ngân hàng kinh doanh thì có bao nhiêu % đối với từng loại hình trái phiếu riêng biệt. Khi phân tích chỉ tiêu này, nếu tỷ trọng của từng loại hình trái phiếu không quá thấp hoặc không có sự quá chênh lệch khi so sánh giữa tỷ trọng các loại hình trái phiếu với nhau thì NHTM được đánh giá là có sự đa dạng hóa về cơ cấu danh mục trái phiếu. Việc đa dạng hóa danh mục trái phiếu góp phần giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh trái phiếu, ví dụ trái phiếu Chính phủ thường có lãi suất và rủi ro thấp hơn so với trái phiếu doanh nghiệp, hoặc trái phiếu có kỳ hạn dài sẽ có lãi suất cao hơn do chịu nhiều rủi ro thị trường trong tương lai. Cơ cấu trái phiếu nắm giữ chủ yếu được phân theo đồng tiền (trái phiếu nội tệ - ngoại tệ); phân theo thời hạn nắm giữ trái phiếu (trái phiếu ngắn hạn – trung dài hạn); hoặc theo chủ thể phát hành (trái phiếu Chính phủ - TCTD - TCKT) v.v.