Nhóm giải pháp trực tiếp

Một phần của tài liệu NGUYỄN KIM THÚY_1806030061_TCNH25A (Trang 95 - 98)

3.2.1.1. Giải pháp nhằm kiểm soát và giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn

Xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm của chương trình tái cơ cấu các TCTD nói chung và TCB nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các NHTM cần chủ động triển khai các giải pháp kiềm chế nợ xấu gia tăng, nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đồng thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các biện pháp xử lý nợ xấu được triển khai cần tập trung vào các vấn đề chính như cơ cấu lại nợ, thu nợ, xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, tiết giảm chi phí, hạn chế tăng lương, thưởng, thù lao, chia cổ tức, lợi nhuận để tập trung trích lập dự phòng rủi ro. Cụ thể:

- Thường xuyên đánh giá lại, phân loại đúng chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ; tiếp tục cơ cấu lại nợ; hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu.

- Tăng cường năng lực quản trị rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng, nhằm hạn chế nợ xấu mới phát sinh, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Công ty Quản lý tài sản của các

TCTD Việt Nam (VAMC) để triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật. Chủ động tiếp xúc, làm việc với các định chế tài chính, các tổ chức trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm sự hỗ trợ, hợp tác trong lĩnh vực xử lý nợ xấu.

- Bên cạnh bán nợ cho VAMC, TCB cũng cần chủ động xử lý nợ xấu bằng các biện pháp như: xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ vay. Với các doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc do tình hình kinh tế khó khăn, do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động thì có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn; chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Phương thức này không những cứu được doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà còn bảo toàn được nguồn vốn của TCB.

3.2.1.2. Giải pháp nhằm mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trái phiếu của Techcombank, đa dạng hóa danh mục trái phiếu

TCB cần tiếp tục tăng quy mô tài sản ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hội nhập quốc tế. Để thực hiện được điều đó, TCB cần phải từng bước tăng vốn điều lệ. Dưới áp lực tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như đáp ứng yêu cầu theo quy định của nhà nước. Đến nay, TCB đã thực hiện xong quy định vốn pháp định tối thiểu.

Bên cạnh đó, TCB có thể tăng tổng tài sản trên cơ sở tăng các nguồn vốn huy động từ dân cư, nền kinh tế. Tuy nhiên, các hình thức tăng tổng tài sản ngân hàng nên được thực hiện một cách thực chất, chứ không phải tăng “ảo” bằng cách sử dụng các phương pháp kỹ thuật như cho vay đối ứng lẫn nhau giữa các NHTM trên thị trường hay việc các cổ đông hiện hữu vay tiền từ ngân hàng này để góp vốn vào ngân hàng khác dựa vào các cấu trúc sở hữu chéo. TCB cần sớm xây dựng lộ trình tăng tổng tài sản cho phù hợp với điều hiện hoàn cảnh thực tế tại VN, cũng như đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh và chủ động hội nhập trong khu vực và thế giới.

Đồng thời trên cơ sở đó, các nhà quản trị của TCB cần thiết phải xây dựng được tầm nhìn và xây dựng chiến lược đúng đắn về hoạt động kinh doanh trái phiếu tại

ngân hàng trong chiến lược kinh doanh chung trong giai đoạn hiện nay đến 2025. Cụ thể:

- TCB cần duy trì quy mô hoạt động kinh doanh trái phiếu (tỷ trọng tối thiểu khoảng 25%-35%) trong tổng tài sản trên cơ sở mở rộng hoạt động kinh doanh trái phiếu một cách vững chắc, an toàn, bền vững và phù hợp với việc cân đối nguồn vốn để trực tiếp cho vay nền kinh tế. Chiến lược này cũng hoàn toàn phù hợp với xu hướng đã và đang phát triển của hệ thống NHTM nói chung và TCB nói riêng.

- Hoạt động kinh doanh trái phiếu phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng TCB. Chính sách danh mục trái phiếu phải gắn liền với chính sách quản lý tài sản Nợ-Có của ngân hàng; đa dạng hóa và có cơ cấu hợp lý giữa các loại trái phiếu. Bên cạnh đó, TCB có thể mở rộng hoạt động này trên cơ sở tăng dần tỷ trọng của các loại trái phiếu do các doanh nghiệp có mức xếp hạng tín nhiệm cao, lãi suất hấp dẫn phát hành.

Nâng cao nhận thức của Ban quản trị ngân hàng về vai trò và vị trí của hoạt động kinh doanh trái phiếu.

Trong thời gian qua, TCB vẫn có xu hướng tập trung phát triển các hoạt động ngân hàng truyền thống như hoạt động tín dụng, đồng thời chưa thực sự quan tâm đến các hoạt động đầu tư kinh doanh sinh lời như hoạt động kinh doanh trái phiếu. Do đó, quy mô kinh doanh trái phiếu của TCB thường duy trì ở tỷ lệ thấp, không gắn liền với các chiến lược hoạt động cụ thể và không được duy trì ở mức phù hợp như các NHTM hiện đại trên thế giới đang áp dụng. Như vậy đối với từng ngân hàng nói chung và TCB nói riêng, trước hết Ban quản trị cần phải nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vị trí và vai trò quan trọng của hoạt động kinh doanh trái phiếu trong chiến lược hoạt động và phát triển chung của ngân hàng. Cụ thể, hoạt động này không chỉ nhằm khai thác nguồn vốn nhàn rỗi là nguồn vốn dư thừa sau khi đã sử dụng để cân đối cho vay nền kinh tế và mang lại thu nhập chính cho ngân hàng, mà còn với vai trò là một công cụ để sử dụng trong quản lý tài sản Nợ - Có, cơ cấu lại Bảng tổng kết tài sản và cấu trúc lại danh mục tài sản sinh lời. Từ đó, ngân hàng sẽ thực hiện những

chiến lược phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh phù hợp hơn với xu thế hiện nay, trong đó có sự tăng trưởng về quy mô kinh doanh trái phiếu hơn so với hiện nay.

Một phần của tài liệu NGUYỄN KIM THÚY_1806030061_TCNH25A (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)