Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu NGUYỄN KIM THÚY_1806030061_TCNH25A (Trang 110 - 113)

- Sửa đổi các quy định về các mức giới hạn đối với cơ cấu sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại.

Chính phủ cần xem xét sửa đổi các quy định về các mức giới hạn đối với cơ cấu sở hữu trong hệ thống NHTM Việt Nam theo hướng giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước và tăng dần tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Cụ thể:

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng và hoạt động của ngân hàng, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng, đối xử bình đẳng giữa các loại hình ngân hàng nhằm tăng tính hấp dẫn đối với các trái chủ nước ngoài.

+ Chính phủ cần đối xử và chấp nhận các ngân hàng như những tổ chức hoàn toàn độc lập nhưng điều tiết, giám sát họ theo những cách thức để tạo ra những động cơ khuyến khích đúng đắn và phù hợp.

- Trong thời gian vừa qua, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý thị trường trái phiếu còn có bất cập, chồng chéo nhất định gây khó khăn cho các NHTM trong hoạt động kinh doanh trái phiếu. Các thủ tục được cấp phép hoạt động còn rườm rà, mất thời gian và phải qua sự xét duyệt của nhiều cơ quan. Khi có vấn đề phát sinh trên thị trường trái phiếu, các cơ quan thường đùn đẩy trách nhiệm, xem xét thảo luận rất lâu. Do vậy, Chính phủ cần sớm thiết lập và thống nhất một cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý thị trường trái phiếu, đặc biệt là giữa NHNN và Bộ Tài chính là một biện pháp thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển. Để thị trường trái phiếu phát triển bền vững, từng bước tiếp cận với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, thị trường trái phiếu Việt Nam cần được thực hiện đồng bộ các giải pháp về khuôn khổ

pháp lý, cơ chế chính sách, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển trái chủ, phát triển các định chế trung gian và hạ tầng thị trường. Cụ thể:

• Hoàn thiện cơ chế phát hành trái phiếu và đa dạng hóa sản phẩm

+ Các chủ thể phát hành cần xây dựng lịch biểu phát hành, kế hoạch phát hành và thông tin rộng rãi tới các thành viên thị trường, trái chủ; Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần tiếp tục duy trì việc phát hành TPCP với hình thức lô lớn, tăng quy mô một mã trái phiếu lên 5.000 - 6.500 tỷ đồng nhằm tạo ra các mã chuẩn.

+ Tiếp tục thực hiện chương trình hoán đổi TPCP nhằm tăng quy mô mã trái phiếu và thúc đẩy thanh khoản cho thị trường. Từ gần 200 mã vào cuối năm 2011 đến nay tổng số mã trái phiếu kho bạc chỉ còn 89 mã, quy mô bình quân mã đạt khoảng 3.300 tỷ đồng.

+ Bên cạnh những nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường thứ cấp phù hợp, liên thông hơn nữa với thị trường thứ cấp, cần thúc đẩy nghiên cứu và áp dụng công cụ chỉ báo thị trường, chỉ số trái phiếu (Bond Index) và các sản phẩm giao dịch phái sinh, góp phần da dạng hóa công cụ giao dịch, tạo thêm nhiều lựa chọn cho các trái chủ và giảm thiểu rủi ro thị trường.

+ Tiếp tục hoàn thiện chính sách về giao dịch kỳ hạn, đồng thời nghiên cứu cơ chế về phát hành TPCP theo lãi suất thả nổi.

• Phát triển trái chủ và các định chế trung gian

+ Nghiên cứu trình Chính phủ cơ chế thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty định mức tín nhiệm tại thị trường trong nước nhằm cung cấp các đánh giá chính xác và minh bạch cho trái chủ trong các đợt phát hành

+ Nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện; quản lý ngân quỹ, gắn quản lý ngân quỹ với quản lý nợ và phát triển thị trường TPCP nhằm củng cố hệ thống cơ sở trái chủ dài hạn trên thị trường trái phiếu. Bên cạnh đó, cần thay đổi cơ sở trái chủ bằng việc tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính phát triển bởi vì đây là các tổ chức đẩy mạnh nhu cầu trái phiếu trên thị trường. Bên cạnh các

ngân hàng thương mại, cần tạo điều kiện để phát triển các tổ chức tài chính như: công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư tương hỗ.

+ Xây dựng hệ thống các nhà tạo lập thị trường để hình thành các mức giá giao dịch chuẩn trên cơ sở hệ thống thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ với các giải pháp như (i) ban hành khuôn khổ pháp lý về quyền lợi và nghĩa vụ của nhà tạo lập thị trường, theo đó nâng cao trách nhiệm của các thành viên đấu thầu trên thị trường sơ cấp; (ii) thúc đẩy nhanh quá trình đăng ký, lưu ký, niêm yết giao dịch, nghiệp vụ repo, cung cấp thông tin giá cả nhằm hỗ trợ sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường trên thị trường thứ cấp; (iii) tiếp tục nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách về cơ chế hỗ trợ thanh khoản trên thị trường để tiến tới quy định thêm nghĩa vụ đối với các nhà tạo lập thị trường trên thị trường thứ cấp là chào giá cam kết 2 chiều; (iv) tăng cường các cuộc đối thoại định kỳ với thành viên để nắm bắt nhu cầu và vướng mắc trong triển khai hệ thống thành viên đấu thầu.

• Hoàn thiện cơ chế chính sách

+ Xây dựng và từng bước thực hiện cơ chế thu hút trái chủ tham gia thị trường thông qua rà soát, điều chỉnh hợp lý chính sách thuế và phí giao dịch trái phiếu, áp dụng các công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho trái chủ nước ngoài; khuyến khích các tổ chức nước ngoài phát hành các chứng chỉ lưu ký toàn cầu được niêm yết trên thị trường nước ngoài với tài sản cơ sở là trái phiếu chính phủ trong nước…

+ Tiếp tục xây dựng lộ trình thu hút trái chủ nước ngoài với các giải pháp căn bản như: ổn định nền kinh tế vĩ mô; xây dựng và phát triển các sản phẩm trái phiếu phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai... để phòng ngừa rủi ro trên thị trường trái phiếu; tăng cường tính công khai minh bạch trên thị trường thông qua xây dựng trang thông tin điện tử chuyên biệt cho thị trường trái phiếu gồm đầy đủ dữ liệu thông tin về thị trường.

+ Ban hành khuôn khổ pháp lý cho hệ thống đại lý cấp I nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống đại lý cấp I để hỗ trợ công tác phát hành trái phiếu trên thị trường sơ cấp và thanh khoản của thị trường thứ cấp. Đồng thời cần sửa đổi các quy định pháp lý liên quan đến việc hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường

trong nước (hiện tại là thông tư số 17/2012/TT-BTC) theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích sự tham gia thị trường trái phiếu của thành viên đấu thầu; rút ngắn thời gian từ ngày chủ thể phát hành đến giao dịch; nâng cao tính thanh khoản của thị trường trái phiếu; bổ sung quyền lợi và giảm thiểu nghĩa vụ của thành viên. Bên cạnh đó, sửa đổi quy định liên quan đến việc hướng dẫn hoán đổi trái phiếu Chính phủ (hiện tại là thông tư 150/2011/TT-BTC) theo hướng đơn giản hóa quy trình hoán đổi, giảm thời gian từ ngày công bố thông tin đến ngày hoán đổi.

+ Để phát triển thị trường repo, cần xây dựng một khung pháp lý toàn diện cho các giao dịch repo, xây dựng và phát triển hợp đồng khung và xem xét lại mức phí liên quan tới giao dịch này, vấn đề về thuế cũng cần được xem xét.

+ Cơ chế thanh toán cần hiệu quả hơn, tránh các rủi ro cho trái chủ. Cụ thể hơn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Kho bạc Nhà nước và hệ thống các ngân hàng thương mại trong quy trình thanh toán cho các trái chủ. Bên cạnh đó, tích cực phối hợp giữa các cơ quan ban ngành liên quan để xây dựng "Đề án chuyển chức năng thanh toán tiền giao dịch TPCP từ Ngân hàng thương mại sang NHNN”.

+ Cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn từ TPCP; cần có sự thanh tra và giám sát chặt chẽ quy trình đầu tư công để hạn chế tình trạng các nguồn vốn huy động được từ thị trường TPCP bị sử dụng sai mục đích; cần công khai minh bạch tiến độ thực hiện các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước và xử lý nghiêm khắc các sai phạm để tránh thất thoát, lãng phí nguồn vốn huy động.

+ Chính phủ cần phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để ổn định nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động được nguồn vốn qua phát hành TPCP cho phát triển kinh tế-xã hội đã được Quốc hội phê duyệt; tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát không vượt quá mục tiêu được Quốc hội phê chuẩn. Đồng thời tạo nên một môi trường tài chính lành mạnh, mặt bằng lãi suất hợp lý để các công cụ nợ có thể phát triển.

Một phần của tài liệu NGUYỄN KIM THÚY_1806030061_TCNH25A (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)