Bối cảnh trong nước tác động tới hoạt động kinh doanh trái phiếu và công

Một phần của tài liệu NGUYỄN KIM THÚY_1806030061_TCNH25A (Trang 90 - 92)

tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam, Ngân hàng ANZ đã đưa ra dự báo, tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021 và 2022 có thể đạt 6,5%. Bên cạnh việc nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam, Ngân hàng ANZ cũng hạ dự báo về tỷ lệ lạm phát của Việt Nam duy trì ở mức 2,6% và tăng lên 3,8% vào năm 2022 .

Ngoài ra, Ngân hàng thế giới (World Bank) vừa công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm 2021 và 2 năm tới, trong đó có kinh tế Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo sẽ ở mức 6% trong năm 2021, tăng dần dần và lên mức 6,5% trong năm 2023 nhờ các khu vực sản xuất, xuất khẩu và đầu tư nước ngoài có diễn biến thuận lợi.

Bảng 3.1: Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của một số quốc gia Châu Á trong giai đoạn 2021 – 2023

(Nguồn: Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu – WorldBank)

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, với những diễn biến kinh tế vĩ mô trong thời gian qua cho thấy, nền kinh tế vẫn chưa thực sự có những thay đổi căn bản về nền tảng tăng trưởng, tiến trình tái cơ cấu trong ba lĩnh vực đầu tư công, doanh

Quốc gia 2021 2022 2023 Campuchia 6,9% 6,9% 6,8% Trung Quốc 7,1% 7,0% 6,9% Indonesia 4,7% 5,5% 5,5% Thái Lan 3,5% 4,0% 4,0% Việt Nam 6,0% 6,2% 6,5%

nghiệp nhà nước, ngân hàng thương mại chưa có tiến triển đáng kể. Trong thời gian tới nền kinh tế Việt Nam dự kiến tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do yếu kém của bản thân nền kinh tế trong nước chưa được khắc phục hoàn toàn, đồng thời do kinh tế toàn cầu mới phục hồi và có nhiều biến động gây tác động xấu tới thị trường trong nước như nguy cơ giá xăng dầu, giá đồng USD tăng cao, giá vàng tăng giảm bất thường, xuất khẩu không ổn định. Đáng lo ngại là tình hình đại dịch thế giới Covid 2019 thật sự chưa biết khi nào kết thúc, dịch xảy ra làm ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống người dân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Điều này có thể dẫn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trên cơ sở đó làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong NHTM và làm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khó đạt được kế hoạch đề ra. Hơn nữa, quá trình xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chưa thực sự có bước đột phá hữu hiệu.

Cùng với xu thế phát triển của các thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng trên thế giới, Việt Nam cũng đang xây dựng lộ trình nhằm phát triển thị trường trái phiếu trong nước theo hướng chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa nhằm phát huy vai trò của thị trường này trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Quyết định 261/QĐ-BTC phê duyệt “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020”. Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở những định hướng, giải pháp lớn đã được ban hành tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/04/2012 về việc phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2020; Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 về việc phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020; và Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 về việc phê duyệt chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030.

Về mục tiêu và định hướng thực hiện, Bộ Tài chính tiếp tục xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu một cách bền vững, thanh khoản cao, và từng bước tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, an toàn, hiệu quả cho nền kinh tế với mục tiêu cụ thể là tổng dư nợ thị trường trái phiếu đạt 38% GDP trong năm 2020, trong đó dư nợ thị trường TPCP đạt 22% GDP, thị

trường trái phiếu được chính phủ bảo lãnh đạt 8% GDP, thị trường trái phiếu Chính quyền địa phương đạt 1% GDP và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 7% GDP. Đây là động lực và là hành lang quan trọng với định hướng nhằm phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020, đồng thời có ảnh hưởng nhiều đến định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu NGUYỄN KIM THÚY_1806030061_TCNH25A (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)