Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh trái phiếu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 34 - 36)

Rủi ro là khả năng xảy ra một sự việc không mong muốn, có thể dẫn đến tổn thất, thiệt hại không thể lường trước được hết về không gian, thời gian cũng như mức độ ảnh hưởng. Rủi ro trái phiếu là những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra trong quá

trình kinh doanh trái phiếu của các trái chủ, xuất phát từ những rủi ro cơ bản tiềm ẩn trong việc kinh doanh trái phiếu.

Theo phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel (Basel II), các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng được đưa ra nhằm xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường chất lượng, sự ổn định của hệ thống tài chính. Để thực hiện mục tiêu này, Basel II quy định khung đo lường với 3 trụ cột chính:

- Trụ cột I – Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR): Trụ cột I vẫn yêu duy trì bắt buộc tỷ lệ vốn pháp định trên tổng tài sản có rủi ro là 8% như Basel I. Tỷ lệ này được tính toán cho ba thành phần rủi ro mà ngân hàng đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro vận hành.

+ Rủi ro tín dụng: được tính toán bằng một trong ba phương pháp, bao gồm phương pháp tiếp cận dựa trên đánh giá nội bộ nền tảng, phương pháp tiếp cận dựa trên đánh giá nội bộ cao cấp, phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn hóa (Phương pháp tiếp cận dựa trên đánh giá nội bộ còn được gọi là IRB – Internal Rating-Based Approach).

+ Rủi ro thị trường: thường được tiếp cận bằng phương pháp giá trị rủi ro (VaR – Value at Risk)

+ Rủi ro vận hành: có thể tiếp cận bằng 3 phương pháp bao gồm phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn hóa (TSA), phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản (BIA) và phương pháp đo lường nội bộ/nâng cao (AMA).

- Trụ cột II – Nguyên tắc rà soát giám sát: Trụ cột II đưa ra khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt theo 4 nguyên tắc.

+ Nguyên tắc 1: các ngân hàng phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro cũng như có một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.

+ Nguyên tắc 2: các giám sát viên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ

tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu; giám sát viên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu thấy không hài lòng với kết quả của quy trình rà soát và đánh giá.

+ Nguyên tắc 3: giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì tỷ lệ vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.

+ Nguyên tắc 4: giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo tỷ lệ vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu và có thể ngay lập tức yêu cầu điều chỉnh nếu tỷ lệ vốn không đạt mức tối thiểu theo quy định.

- Trụ cột III – Nguyên tắc thị trường: Trụ cột III yêu cầu các ngân hàng phải công khai thông tin; bao gồm cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn, mức độ nhạy cảm của ngân hàng với 3 thành phần rủi ro, quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro, theo nguyên tắc thị trường.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w