2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Ngân hàng TMCP KỹThương Việt Nam Thương Việt Nam
Để đánh giá hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Techcombank, luận văn phân tích một số chỉ số dưới đây:
2.2.1.1. Chỉ tiêu về quy mô kinh doanh trái phiếu
Bảng 2.7: Quy mô kinh doanh trái phiếu so với tổng tài sản của Techcombank giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 Tăng/ giảm % Tăng/ giảm % Quy mô KDTP 94.415 75.758 92.734 -18.657 -19,76% 16.976 22,41% Tổng tài sản 320.989 383.699 439.603 62.710 19,54% 55.904 14,57% Quy mô KDTP / Tổng tài sản 29,41% 19,74% 21,09% -9,67% 1,35%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank 2018 – 2020)
Từ năm 2018 đến năm 2019: số dư trái phiếu do Techcombank quản lý có xu hướng giảm (giảm khoảng 19,76% so với năm 2018), và tỷ trọng kinh doanh trái phiếu so với tổng tài sản trong các năm 2019 cũng giảm theo (khoảng 9,67% so với năm 2018). Nguyên nhân có thể là do Techcombank vẫn đang có xu hướng tập trung phát triển mạnh các hoạt động ngân hàng truyền thống như hoạt động tín dụng, đồng thời chưa thực sự quan tâm đến các hoạt động đầu tư kinh doanh sinh lời như hoạt động kinh doanh trái phiếu
Từ năm 2019 đến năm 2020: nhìn chung tổng số dư trái phiếu do Techcombank nắm giữ cũng như tỷ trọng của nó đối với tổng tài sản có xu hướng tăng, cụ thể: năm 2020 số dư trái phiếu tăng 16.976 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 22,41% so với năm 2019. Điều này đã cho thấy trong thời gian này, cùng với việc tăng trưởng của quy mô hoạt động ngân hàng thì quy mô kinh doanh trái phiếu do Techcombank thực hiện cũng tăng theo, và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng tài sản sinh lời nói riêng và tổng tài sản có nói chung của ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, bình
quân tỷ trọng của số dư trái phiếu do Techcombank nắm giữ so với tổng tài sản đạt khoảng 21,09% (tăng khoảng 1,35% so với năm 2019).
2.2.1.2. Chỉ tiêu về cơ cấu trái phiếu nắm giữ
Và để thấy rõ hơn tình hình phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu chúng ta sẽ phân tích sâu hơn chi tiết cơ cấu tỷ trọng danh mục trái phiếu của Techcombank.
Tỷ trọng theo chủ thể phát hành
Bảng 2.8: Số dư trái phiếu theo từng chủ thể phát hành của Techcombank giai đoạn 2018 - 2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 Tăng/ giảm % Tăng/ giảm % TPCP 12.517 21.496 21.404 8.979 71,73% -92 -0,43% TP CP bảo lãnh 12.826 12.500 9.696 -326 -2,54% -2.804 -22,43% TP TCTD 9.416 11.164 14.905 1.748 18,56% 3.741 33,51% TP TCKT 59.656 30.598 46.729 -29.058 -48,71% 16.131 52,72% Số dư TP 94.415 75.758 92.734 -18.657 -19,76% 16.976 22,41% Tỷ lệ TPCP, CP bảo lãnh / Số dư TP 26,84% 44,87% 33,54% 18,03% -11,34% Tỷ lệ TP TCTD / Số dư TP 9,97% 14,74% 16,07% 4,76% 1,34% Tỷ lệ TP TCKT / Số dư TP 63,18% 40,39% 50,39% - 22,80% 10,00%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank 2018 – 2020)
Dựa vào số liệu, giai đoạn 2018 – 2020 tỷ trọng bình quân nắm giữ trái phiếu có độ rủi ro cao hơn như trái phiếu của TCKT đạt mức cao, dao động từ 40% đến 60% trong tổng danh mục trái phiếu nắm giữ. Tỷ lệ nắm giữ TP TCKT phát hành
trong giai đoạn 2018 – 2020 lần lượt là 63,18%; 40,39% (giảm 22,8% so với 2018) và 50,39% (tăng 10% so với 2019). Điều này cho thấy Techcombank đang muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc tìm kiếm lợi nhuận từ kinh doanh trái phiếu do trái phiếu TCKT phát hành thường có lãi suất cao hơn TPCP, TP CP bảo lãnh. Song song với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, Techcombank cần thực hiện đa dạng hóa danh mục trái phiếu để quản trị tốt rủi ro trong hoạt động kinh doanh trái phiếu.
Tỷ trọng theo thời hạn nắm giữ trái phiếu
Bảng 2.9: Số dư trái phiếu theo thời hạn nắm giữ của Techcombank giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 Tăng/ giảm % Tăng/ giảm % < 12 tháng 7.583 10.053 8.357 2.470 32,57% -1.696 -16,87% ≥ 12 tháng 86.832 65.705 84.377 -21.127 -24,33% 18.672 28,42% Số dư TP 94.415 75.758 92.734 -18.657 -19,76% 16.976 22,41%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank 2018 – 2020)
Thông thường xuất phát từ nhiệm vụ phải đảm bảo an toàn thanh khoản toàn hệ thống trong mọi thời điểm, do vậy nên chủ trương trong danh mục kinh doanh trái phiếu của ngân hàng quản lý thì tỷ trọng trái phiếu có thời gian nắm giữ ngắn hạn là lớn nhất. Tuy nhiên dựa vào số liệu dưới ta thấy, trong giai đoạn 2018 – 2020, tỷ trọng trung bình trái phiếu có thời gian nắm giữ dưới 1 năm được duy trì ở mức rất thấp 9% - 14%, trong đó chủ yếu là TPCP. Trong khi đó, tỷ trọng trái phiếu nắm giữ
≥ 12 tháng của Techcombank chiếm tỷ trọng rất cao, khoảng 86% - 91%. Đối với cơ cấu danh mục trái phiếu theo thời gian nắm giữ như vậy, Techcombank cần phải chú trọng đến các chỉ tiêu để đảm bảo an toàn thanh khoản của ngân hàng.
Bảng 2.10: Tỷ trọng trái phiếu theo mục đích nắm giữ của Techcombank giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm Tăng/ giảm
2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019
Trái phiếu kinh doanh 8,03% 13,27% 9,01% 5,24% -4,26%
Trái phiếu sẵn sàng để
bán 70,57% 86,46% 90,77% 15,90% 4,31%
Trái phiếu giữ đến ngày
đáo hạn 21,40% 0,27% 0,22% -21,13% -0,05%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank 2018 – 2020)
Theo số liệu thống kê, Techcombank thường cơ cấu và hạch toán danh mục trái phiếu chủ yếu vào loại hình sẵn sàng để bán, đạt mức 70%-90% so với tổng danh mục trái phiếu. Trong danh mục trái phiếu sẵn sàng để bán, trái phiếu do TCKT phát hành chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 45%-60%) do loại trái phiếu này thường có mệnh giá vừa phải, lãi suất hấp dẫn có thể thu hút được các trái chủ cá nhân, từ đó làm tăng tính thanh khoản của trái phiếu mà Techcombank nắm giữ. Trong giai đoạn 2018 – 2020, tỷ trọng bình quân loại hình kinh doanh có xu hướng tăng trong năm 2019 (tăng 5,24%) so với năm 2018, và trong năm 2020 trái phiếu kinh doanh lại có xu hướng giảm và cụ thể là giảm 4,26% so với năm 2019. Bên cạnh đó, loại hình trái phiếu giữ đến ngày đáo hạn có sự giảm mạnh từ 21,4% năm 2018 xuống còn 0,27% năm 2019 (giảm 21,13%). Tỷ trọng của trái phiếu giữ đến ngày đáo hạn năm 2020 có dấu hiệu tăng lại, nhưng không đáng kể, cụ thể tăng với tỷ lệ 0,03% so với năm 2019. Nguyên nhân có thể do trái phiếu đã đến ngày đáo hạn và chiến lược kinh doanh của Techcombank không tập trung vào loại hình trái phiếu này nữa để làm giảm rủi ro thanh khoản do nắm giữ trong thời gian dài. Điều này cho thấy Techcombank đã tích cực thực hiện chiến lược chủ động, sẵn sàng mua bán trái phiếu trên thị trường, cân đối hợp lý hơn giữa các loại hình đầu tư.
Bảng 2.11: Tỷ trọng thu nhập từ kinh doanh trái phiếu của Techcombank giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2018 2019 2020 Thu nhập từ KDTP 4.140.607 6.794.537 6.252.814 Tổng thu nhập 21.413.626 25.019.341 29.001.912 Tỷ trọng thu nhập từ KDTP 19,34% 27,16% 21,56%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank 2018 – 2020)
Có thể nói chỉ tiêu về thu nhập luôn được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về chất lượng hoạt động kinh doanh trái phiếu nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.
Giai đoạn 2018 - 2020: Qua số liệu thống kê của TCB ở trên, chúng ta có thể thấy rõ tình hình thu nhập bình quân từ hoạt động kinh doanh trái phiếu và tỷ trọng của nó trong tổng thu của TCB có xu hướng tăng giai đoạn 2018 – 2019 (từ 19,34% năm 2018 tăng lên 27,16% năm 2019) và có xu hướng giảm nhẹ giai đoạn 2019 – 2020 (từ mức 27,16 năm 2019 xuống mức 21,57% năm 2020). Cụ thể, năm 2019 – 2020: tổng thu nhập của toàn TCB tăng nhưng thu nhập từ hoạt động kinh doanh trái phiếu có dấu hiệu giảm nhẹ, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh trái phiếu chưa thật sự được TCB tập trung.
Qua số liệu tỷ trọng thu nhập từ kinh doanh trái phiếu của TCB cho thấy, TCB vẫn có xu hướng tập trung phát triển mạnh các hoạt động ngân hàng truyền thống như hoạt động tín dụng, đồng thời chưa thực sự quan tâm đến các hoạt động đầu tư kinh doanh sinh lời như hoạt động kinh doanh trái phiếu.