của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam trong thời gian tới
Trên cơ sở thực thi các chính sách của Nhà nước và Đề án “Mục tiêu, giải pháp phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030” của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Techcombank đã đề ra định hướng chiến lược kinh doanh và phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn 2030 với nội dung:
Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ Đề án tái cơ cấu lại Techcombank đã được Chính phủ phê duyệt; tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; Đáp ứng được các yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập; nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hóa doanh nghiệp. Cụ thể:
Thứ nhất, quản lý tập trung và chuyên môn hóa. Hoàn chỉnh cấu trúc của ngân
hàng cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, có tổ chức hợp lý theo hướng ngân hàng hiện đại, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban ở trụ sở chính cũng như tại các chi nhánh.
Thứ hai, hiện đại hóa công nghệ tiếp tục đóng vai trò chìa khóa thành công cho sự
phát triển TCB nói chung và các hoạt động kinh doanh của TCB nói riêng, đặc biệt TCB nên chú trọng phân chia lại danh mục đầu tư, xem trọng thu nhập từ kinh doanh trái phiếu là một trong những nguồn thu chính và để làm được đều này nhiệm vụ của TCB giai đoạn 2020-2025 như sau:
+ Tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa tất cả các nghiệp vụ ngân hàng đảm bảo hòa nhập với các ngân hàng quốc tế trong mọi lĩnh vực.
+ Đa dạng hóa lại danh mục trong hoạt động kinh doanh trái phiếu
Thứ ba, đa dạng hóa sản phẩm trên nền tảng công nghệ hiện đại được xác định là
điểm mạnh, là mũi nhọn để phát triển các sản phẩm dịch vụ đặc biệt là dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Techcombank. Ngoài việc đang dạng hóa sản phẩm dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, các sản phẩm phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu đặc điểm của từng nhóm khách hàng (nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng doanh nghiệp,v.v...) để dễ dàng cho đối tượng sử dụng và khẳng định hiệu quả của sản phẩm.
Thứ tư, tập trung vào sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội
so với các sản phẩm trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh. Với nền tảng công nghệ hiện đại, Techcombank sẽ có lợi thế so sánh với các NHTM trong nước, vì vậy chiến lược của Techcombank là đầu tư hoàn thiện và nâng cấp các sản phẩm dịch vụ đã triển khai và ứng dụng thêm nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao.
Thứ năm, đào tạo và đào tạo lại cán bộ đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong
ngành kinh doanh dịch vụ, con người đóng vai trò chủ yếu và quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, luôn đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ, nhanh nhạy để nắm bắt được nhu cầu và xu thế của thị trường. Do đó, chiến lược của Techcombank là không ngừng tăng về số lượng và chất lượng.
Với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, Techcombank đã xác định bước đi và mục tiêu “Giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Techcombank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa”.
Với bước đi và mục tiêu nêu trên, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank phải không ngừng củng cố và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ tiếp thu, nắm bắt những kiến thức mới, phát triển những sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Techcombank cũng cần tiếp tục phát triển, nghiên cứu, hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng điện tử và cố gắng phát triển mở rộng thêm quy mô hoạt động nói chung và quy mô kinh doanh trái phiếu nói riêng thông qua việc xây dựng các dịch vụ mới, cung cấp thêm nhiều tiện ích mới cho khách hàng nhằm thu hút và duy trì số lượng khách hàng hiểu biết ngày càng tăng, phấn đấu trở thành Trung tâm ngân hàng điện tử hàng đầu tại Việt Nam.
Ngày càng phát huy tối đa các chức năng của ngân hàng điện tử để tích hợp và hỗ trợ các hoạt động ngân hàng truyền thống, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị, liên kết, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, tiện ích mới v.v. Từ đó, tiến tới việc mua bản quyền các phần mềm thông dụng nhằm xây dựng hình ảnh Ngân hàng hiện đại trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam cũng không ngừng nâng cao, hoàn thiện mạng lưới công nghệ thông tin, trình độ quản trị hệ thống và bảo mật thông tin nhằm đảm bảo tối đa cho lợi ích của khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, từ đó nâng cao niềm tin của khách hàng vào các dịch vụ ngân hàng điện tử, dần thay đổi thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng.
Với những khó khăn và thuận lợi TCB đang có, để việc kinh doanh trái phiếu và công tác quản trị rủi ro đạt hiệu quả tốt, TCB cần:
- Xây dựng và phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của TCB phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với sự phát triển của các hoạt động ngân hàng khác; và phù hợp với chính sách, mục tiêu của Đảng, Nhà nước.
- Phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu một cách bền vững, vừa đảm bảo an toàn hệ thống thông qua việc tăng cường công tác quản trị rủi ro; vừa đảm bảo thu nhập và tỷ suất sinh lời hoạt động kinh doanh trái phiếu duy trì ổn định và tăng trưởng qua các năm. Hoạt động kinh doanh trái phiếu từng bước tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để trở thành một kênh hoạt động quan trọng, chuyên nghiệp, hiệu quả cho ngân hàng và nền kinh tế:
+ Cơ cấu lại danh mục các loại trái phiếu khác nhau, để danh mục đa dạng và phong phú hơn. Cụ thể: theo số liệu phân tích TCB hiện tại đang tập trung vào TPDN,
điều này cũng tốt trong việc mang lại lợi nhuận nhiều cho ngân hàng. Tuy nhiên TCB cần phải chú ý để hạn chế rủi ro do TPDN luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, cân nhắc trong việc chọn TPDN đầu tư. Techcombank phải có những giải pháp quản trị thích hợp để đánh giá, chọn lựa những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính ổn định, có quy mô kinh doanh lâu năm, và đồng thời có uy tín trên thị trường…, giảm thiểu rủi ro có thể gây nợ xấu cho ngân hàng.
+ Hiên tại TCB tập trung quá nhiều vào TP có thời gian nắm giữ trung và dài hạn, có thể do TCB có vốn để đầu tư trung và dài hạn, tuy nhiên điều này cũng làm giảm đi độ linh hoạt của đồng vốn. Thiết nghĩ TCB nên phân chia lại cân đối để kinh doanh thêm TP có thời gian nắm giữ ngắn hạn, để tăng thêm độ linh hoạt của đồng vốn và tăng tỷ suất sinh lời của ngân hàng.
3.2. Giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam