tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
2.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
a. Tỷ lệ dự phòng rủi ro trong kinh doanh trái phiếu
Bảng 2.12: Dự phòng rủi ro trong kinh doanh trái phiếu của Techcombank giai đoạn 2018 – 2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 Tăng/ giảm % Tăng/ giảm % Quy mô KDTP 94.415 75.758 92.734 -18.657 -19,76% 16.976 22,41% Quỹ dự phòng tổn thất KDTP 360 318 396 -42 -11,67% 78 24,53% Tỷ lệ trích lập dự phòng 0,38% 0,42% 0,43% 0,04% 0,01%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank 2018 – 2020)
Từ bảng trên thấy được tỷ lệ Techcombank trích lập quỹ dự phòng tổn thất cho hoạt động kinh doanh trái phiếu không cao và không có biến động nhiều qua các năm, xấp xỉ khoảng 0,4%. Tỷ lệ này có biến động tăng nhẹ qua các năm nhưng không đáng kể. Cụ thể tăng 0,04% từ 0,38% năm 2018 lên 0,42% năm 2019 do có sự giảm mạnh hơn về quy mô kinh doanh trái phiếu (giảm 19,76%) so với quỹ dự phòng tổn thất kinh doanh trái phiếu (giảm 11,67%), tỷ lệ này trong năm 2020 tăng thêm 0,01% lên mức 0,43%. Nguyên nhân có thể do Techcombank chỉ dự phòng ở mức tối thiểu theo quy định và tập trung vào các chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng xử lý tổn thất của ngân hàng trong trường hợp phát sinh rủi ro tín dụng của chủ thể phát hành.
b. Tỷ lệ tài sản bảo đảm cho hoạt động kinh doanh trái phiếu
Bảng 2.13: Tài sản bảo đảm cho hoạt động kinh doanh trái phiếu của Techcombank giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 Tăng/ giảm % Tăng/ giảm % TSBĐ cho TP 89.484 57.371 81.508 -32.113 - 35,89% 24.137 42,07% TP ít rủi ro 25.343 33.996 31.100 TP rủi ro 69.072 41.762 61.634 Quy mô KDTP 94.415 75.758 92.734 -18.657 - 19,76% 16.976 22,41% Tỷ lệ TSBĐ / số dư TP rủi ro 129,55% 137,38% 132,25% 7,82% -5,13% Tỷ lệ TSBĐ / tổng số dư TP 94,78% 75,73% 87,89% - 19,05% 12,16% LTV 77,19% 72,79% 75,62% -4,40% 2,82%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank 2018 – 2020)
Tại dữ liệu bảng trên, trái phiếu ít rủi ro bao gồm TPCP, TP được Chính phủ bảo lãnh phát hành, các trái phiếu này đều đã được niêm yết và giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán, là trái phiếu có tính thanh khoản cao và gần như không có rủi ro tín dụng nên không có tài sản bảo đảm. Các loại trái phiếu còn lại do TCTD (trừ TP được Chính phủ bảo lãnh) và TCKT phát hành được xếp hạng có rủi ro cao hơn do có rủi ro tín dụng của chủ thể phát hành. Gần như khi kinh doanh các trái phiếu có rủi ro, Techcombank luôn chọn những trái phiếu có tài sản bảo đảm, tỷ lệ TSBĐ so với số dư trái phiếu rủi ro được duy trì ở mức 130%-140%, tương đương với tỷ lệ vay trên giá trị (LTV – Loan to value) từ 70% đến 80%. Tất cả TSBĐ cho giao dịch trái phiếu đều được thực hiện định giá lại định kỳ bởi các công ty định giá uy tín (ví dụ: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Bất động sản Sao Mộc, Công ty Cổ phần Thẩm định giá Hoa Mặt Trời) để đảm bảo giá trị định giá sát với xu hướng của thị trường; định giá lại TSBĐ là cổ phiếu/trái phiếu 3 tháng/lần, TSBĐ là động sản 6 tháng/lần,
TSBĐ là bất động sản 12 tháng/lần hoặc khi Techcombank đánh giá có biến động bất thường. Mặc dù kinh doanh trái phiếu có TSBĐ vẫn còn tồn tại một số rủi ro hiện hữ (ví dụ như: công tác xử lý TSBĐ mất nhiều thời gian và chi phí, TSBĐ có tính thanh khoản không cao…), song việc kinh doanh các trái phiếu có TSBĐ với tỷ lệ bảo đảm và kỳ hạn định giá lại như trên cũng phần nào giúp cho Techcombank hạn chế được rủi ro trong trường hợp xấu nhất khi chủ thể phát hành vỡ nợ bằng những phương thức xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
c. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong kinh doanh trái phiếu
Bảng 2.14: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong kinh doanh trái phiếu của Techcombank giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 Tăng/ giảm % Tăng/ giảm % Nợ quá hạn trong KDTP 1.064 409 38 -655 - 61,56% -371 - 90,71% Nợ xấu trong KDTP 1.064 409 38 -655 - 61,56% -371 - 90,71% Quy mô KDTP 94.415 75.758 92.734 -18.657 - 19,76% 16.976 22,41% Tổng tài sản 320.989 383.699 439.603 62.710 19,54% 55.904 14,57% Tỷ lệ nợ quá hạn trong KDTP 1,13% 0,54% 0,04% -0,59% - 0,50% Tỷ lệ nợ quá hạn trong KDTP / Tổng tài sản 0,33% 0,11% 0,01% -0,22% - 0,10%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank 2018 – 2020)
Giá trị nợ quá hạn và nợ xấu trong KDTP tại Techcombank là bằng nhau, do 100% các khoản nợ quá hạn trong kinh doanh trái phiếu của ngân hàng là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán nhiều hơn 90 ngày hoặc đã gia hạn nợ nhiều hơn 1 lần. Tình hình nợ quá hạn trong kinh doanh trái phiếu của Techcombank có biến động tích cực trong giai đoạn 2018 – 2020. Cụ thể nợ quá hạn giảm 655 tỷ đồng, từ 1.064 tỷ đồng năm 2018 xuống còn 409 tỷ đồng năm 2019, tương đương với 61,56%; và tiếp tục giảm thêm 371 tỷ đồng xuống chỉ còn 38 tỷ đồng vào cuối năm 2020, tương đương 90,71%. Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn trong kinh doanh trái phiếu so với tổng dư nợ trái phiếu cũng như tổng tài sản cũng giảm đi đáng kể; lần lượt là 1,13% và 0,33% vào năm 2018 xuống 0,04% và 0,01% vào năm 2020 (giảm tương ứng 1,09% và 0,32%). Điều này cho thấy Techcombank rất quan tâm đến xử lý rủi ro qua công tác thu hồi nợ và kiểm soát rủi ro bằng cách đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ khi đến hạn.
Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong kinh doanh trái phiếu so với tổng nợ xấu, nợ quá hạn của Techcombank giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 Tăng/ giảm % Tăng/ giảm % Nợ quá hạn (nợ xấu) trong KDTP 1.064 409 38 -655 -61,56% -371 - 90,71% Nợ quá hạn 5.389 5.229 3.098 -160 -2,97% -2.131 - 40,75% Tỷ lệ nợ quá hạn trong KDTP / Tổng nợ quá hạn 19,74% 7,82% 1,23% - 11,92% -6,60% Nợ xấu 2.802 3.077 1.293 275 9,81% -1.784 - 57,98% Tỷ lệ nợ xấu trong KDTP / Tổng nợ xấu 37,97% 13,29% 2,94% - 24,68% - 10,35%
Tỷ lệ nợ quá hạn trong KDTP chiếm một phần nhỏ so với tổng nợ quá hạn trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ tại Techcombank, và tỷ lệ này giảm mạnh qua các năm, từ 19,74% năm 2018 giảm xuống còn 7,82% năm 2019 (giảm 11,92%) và tiếp tục giảm thêm 6,6% trong năm 2020 chỉ còn 1,23% tại thời điểm cuối năm. Năm 2018 tỷ lệ nợ xấu trong KDTP chiếm tỷ trọng tương đối cao so với tổng nợ xấu của ngân hàng (37,97%) nguyên nhân do 100% nợ quá hạn trái phiếu đều là nợ xấu. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng đã giảm đáng kể xuống còn 13,29% năm 2019 (mức giảm là 24,68%) và chỉ còn 2,94% năm 2020 (giảm thêm 10,35%). Nhìn chung, nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng có chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2018 – 2020, thể hiện ở giá trị nợ giảm mạnh, đặc biệt là các khoản nợ trong hoạt động kinh doanh trái phiếu.
2.2.2.2. Quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh trái phiếu tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
a. Nhận diện rủi ro
- Căn cứ vào kinh nghiệm và thực tiễn kinh doanh trái phiếu trên thị trường, Ban lãnh đạo Techcombank cùng Khối Nguồn vốn và thị trường tài chính - đơn vị kinh doanh trái phiếu trực tiếp và Khối Quản trị rủi ro đều xác định rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng. Bên cạnh đó còn hoạt động kinh doanh trái phiếu còn có các các rủi ro khác như rủi ro lạm phát, tỷ giá, rủi ro tái đầu tư,… Đồng thời trong quá trình kinh doanh của mình, Phòng Kinh doanh trái phiếu cũng như Khối Quản trị rủi ro cũng có thể phát hiện, đề xuất thêm các yếu tố có thể gây rủi ro để các bộ phận liên quan phân tích, đánh giá để từ đó đưa ra các biện pháp đo lường và kiểm soát rủi ro kinh doanh trái phiếu hiệu quả.
- Nhận diện rủi ro tín dụng:
+ Trái phiếu chưa niêm yết: Techcombank thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT- NHNN. Cụ thể các khoản nợ được phân loại cùng với tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng như dưới đây.
Bảng 2.16: Nguyên tắc phân loại nợ và trích lập dự phòng cho trái phiếu chưa niêm yết tại Techcombank
Nhóm Tình trạng quá hạn Tỷ lệ
dự phòng
1 Nợ đủ
tiêu chuẩn
a. Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi
đúng hạn; hoặc
b. Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi
bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
0%
2 Nợ cần chú ý
a. Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; hoặc b. Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
5% 3 Nợ dưới
tiêu chuẩn
a. Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; hoặc b. Nợ gia hạn nợ lần đầu; hoặc
c. Nợ được miễn, giảm lãi do khách hàng không có khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp
đồng tín dụng; hoặc
d. Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới
30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
20%
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật các
TCTD; hoặc
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các TCTD; hoặc
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các TCTD.
4 Nợ nghi ngờ
a. Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; hoặc
b. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được
cơ cấu lại lần đầu; hoặc
c. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; hoặc
f. Khoản nợ quy định tại điểm (d) của Nợ dưới tiêu chuẩn chưa thu hồi được trong thời
gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; hoặc
e. Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận
thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.
50%
5 Nợ có
khả năng mất vốn
a. Nợ quá hạn trên 360 ngày; hoặc
b. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần đầu; hoặc
c. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai và quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu
lại lần thứ hai; hoặc
d. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá
hạn; hoặc
e. Khoản nợ quy định tại điểm (d) của Nợ dưới tiêu chuẩn chưa thu hồi được trong thời
gian trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; hoặc f. Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận
thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; hoặc g. Nợ của khách hàng là TCTD được NHNNVN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc
biệt, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản
100%
Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với Techcombank mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì Techcombank buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.
Techcombank cũng thu thập kết quả phân loại nợ đối với khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng thuộc NHNN Việt Nam (CIC) cung cấp tại thời điểm phân loại nợ để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ. Trường hợp nợ của khách hàng được phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hơn nhóm nợ theo danh sách do CIC cung cấp, Techcombank điều chỉnh kết quả phân loại nợ theo nhóm nợ được CIC cung cấp.
+ Trái phiếu đã niêm yết: Techcombank trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán theo quy định tại Thông tư 48/2019/TT-BTC:
Mức trích dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = Giá trị khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán
của doanh nghiệp tại thời
điểm lập báo cáo tài chính năm - Số lượng chứng khoán doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập
báo cáo tài chính năm x Giá chứng khoán thực tế trên thị trường
+ Từ ngày 13/03/2020, Techcombank đã áp dụng Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19. Theo đó, đối với các khách hàng có các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch COVID-19, và các khách hàng này không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay đã ký do doanh
thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19, thì Ngân hàng được phép cơ cấu lại thời gian trả nợ cho các khoản nợ này mà vẫn giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020.
- Nhận diện rủi ro lãi suất: bao gồm các thay đổi về giá trị của lãi suất, mức chênh lệch giữa hai lãi suất độ dốc của đường cong lãi suất, mức độ tương quan của các lãi suất. Rủi ro lãi suất có thể phát sinh từ những nguyên nhân sau:
+ Tài sản Có và tài sản Nợ được xác định lại lãi suất ở thời điểm khác nhau (re- pricing risk);
+ Lợi tức từ tài sản Có và chi phí đi vay từ tài sản Nợ được tính trên các đường cong lãi suất khác nhau (basis risk);
+ Thay đổi tương quan giữa lãi suất các kỳ hạn (yield curve risk); + Quyền chọn của khách hàng đối với sản phẩm (option risk).
- Nhận diện rủi ro về giá trái phiếu: rủi ro liên quan đến thay đổi giá trị của danh mục trái phiếu do thay đổi bất lợi về giá, được chia làm 2 loại:
+ Rủi ro hệ thống: đo độ nhạy cảm của giá trị danh mục đối với thay đổi chung về giá trái phiếu;
+ Rủi ro cá biệt: liên quan đến biến động giá trái phiếu riêng biệt từ yếu tố của chủ thể phát hành.
b. Đo lường rủi ro
Sau khi đã nhận diện được các rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh trái phiếu, Khối Quản trị rủi ro Techcombank sẽ phối hợp với Khối Nguồn vốn và thị trường tài chính phân tích, đo lường, phân loại rủi ro, xác định xác suất xảy ra rủi ro, mức độ ảnh hưởng của từng loại rủi ro, thời điểm thường xảy ra rủi ro v.v. nhằm có chiến lược quản trị rủi ro phù hợp.
Techcombank thực hiện triển khai các mô hình đo lường rủi ro, thông qua 6 giai