Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu NGUYEN HONG VAN - 1906185032- QLKT K1 (Trang 36 - 71)

- Chế độ, chính sách của Nhà nước: đây là nhân tố cơ bản, là hành lang pháp lý hay là chuẩn mực của xã hội trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực đầu tư XDCB từ nguồn NSNN. Chế độ, chính sách là thước đo chuẩn mực để mọi hoạt động phải căn cứ vào đó thực hiện. Chính vì vậy nếu một chế độ, chính sách do con người đề ra mà đúng đắn, và thực hiện một cách nghiêm minh thì xã hội đó phát triển một cách bền vững và tốt đẹp; ngược lại chế độ chính sách sai lệch hay được thực hiện không nghiêm minh thì xã hội đó sẽ bị kìm hãm sự phát triển. Do đó nhân tố này là nhân tố cơ bản và có ảnh hưởng trực tiếp đến kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN.

-Điều kiện tự nhiên: Đó là những ảnh hưởng về đất đai, khí hậu, địa hình... sẽ làm ảnh hưởng đến việc tính toán về định mức cho đơn giá của từng loại vật liệu cho từng loại dự án công trình.

- Tốc độ lạm phát: Sự mất giá của đồng tiền làm cho định mức, dự toán của công trình khi thanh toán không còn phù hợp với đơn giá thực tế, khi chế độ định mức và đơn giá chưa thay đổi kịp với sự mất giá của đồng tiền.

- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Về cách thức tiến hành xây dựng cơ bản, cùng một loại hình công trình nhưng có nhà thầu sử dụng bằng phương thức thủ công, có nhà thầu áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá trình XDCB; từ đó làm ảnh hưởng tới việc tính toán các chi phí liên quan đến XDCB; qua đó ảnh hưởng tới công tác kiểm soát chi. Ngoài ra khi nhập thiết bị mới với công nghệ và khoa học tiên tiến việc áp giá theo định mức gặp nhiều khó khăn; điều này cũng ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi.

-Khả năng tích lũy của nền kinh tế: Đây là nhân tố quan trọng quyết định cho quá trình đầu tư XDCB và là căn cứ để cho các nhà quản lý vĩ mô hoạch định chính

sách phát triển của nền kinh tế. Qua đó giúp cho quá trình kiểm soát chi đầu tư XDCB của NSNN qua KBNN có căn cứ đảm bảo cho kiểm soát theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

1.5.2. Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là nhân tố quan trọng và mang tính quyết định quá trình phát triển nền kinh tế đất nước. Nhân tố chủ quan liên quan đến hành vi, đạo đức và phẩm chất của con người trong mọi lĩnh vực nói chung, trong kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN nói riêng. Điều đó thể hiện qua một số nhân tố sau:

-Mô hình tổ chức bộ máy: Đây là khâu có tính chất quyết định việc thực hiện chế độ, chính sách có đúng hay không. Bộ máy ở đây chính là cơ cấu tổ chức của phòng Kiểm soát chi- là những người làm trực tiếp. Từ Trưởng phòng phải là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt về quản lý đầu tư XDCB, là người nắm bắt trình độ, năng lực cũng như khả năng nhạy bén trong công việc của từng cán bộ để phân công công việc một cách khoa học. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự điều hành của lãnh đạo phòng cũng như lãnh đạo cơ quan, từ đó quyết định hiệu quả của công tác kiểm soát chi.

-Lợi ích vốn đầu tư XDCB của NSNN: Đối với mỗi dự án đầu tư xây dựng cơ bản, khi quyết định đầu tư từ NSNN công tác kiểm soát luôn phải xét đến lợi ích quốc gia và lợi ích người dân; điều này không chỉ có vai trò nâng cao đời sống vật chất, mà còn có thể mang các ý nghĩa khác nhau về chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa, xã hội ...

- Con người: Con người là điểm mấu chốt và đặc biệt quan trọng trong công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của NSNN qua KBNN bởi con người chính là nhân tố có thể nảy sinh sai trái, tiêu cực, lãng phí, tham ô... hoặc đúng đắn, liêm khiết, tiết kiêm, cần cù, sáng tạo... để xây dựng một nền kinh tế tốt đẹp. Vì vậy nhân tố này là một nhân tố luộn được đánh giá và quan tâm cả về đạo đức và năng lực.

- Quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN: Việc nghiên cứ và đưa ra quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

qua KBNN phù hợp hay không phù hợp với thực tế của công tác kiểm soát chi? Có gây ra sách nhiễu về thủ tục hành chính, có sự đồng nhất giữa các bộ ngành về lĩnh vực XDCB? Có ảnh hường đến quá trình giải ngân của các Chủ đầu tư , ban Quản lý dự án hay không? Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN.

- Áp dụng khoa học công nghệ trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN: Để hiện đại hóa công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của NSNN qua KBNN thì việc áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý vốn XDCB là vô cùng quan trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay. Vận dụng khoa học công nghệ trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB là việc làm cần thiết giúp cho quá trình kiểm soát được nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Việc áp dụng khoa học công nghệ trực tiếp trong các khâu kiểm soát, thanh toán giúp cho các Chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách đặc biệt là KBNN thực hiện nhanh, gọn và hiệu quả.

Việc kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp; liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; và bị tác động bởi nhiều mối quan hệ tích cực và tiêu cực. Do đó để hiểu thấu đáo, chúng ta đi sâu nghiên cức tình hình thực tế của công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Đầm Hà.

CHƯƠNG 2:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KBNN

NHÀ NƯỚC ĐẦM HÀ

2.1. Khái quát tình hình kinh tế và thực trạng đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Đầm Hà trong thời gian vừa qua

2.1.1. Thực trạng nền kinh tế của huyện Đầm Hà

Đầm Hà là huyện miền núi ven biển thuộc tỉnh Quảng Ninh, với diện tích tự nhiên nhiên 335 km2, dân số hiện có trên 8 nghìn người, với vị trí địa lý thuận lợi nằm trên trục Quốc lộ 18 kết nối giữa cửa khẩu quốc tế Móng Cái, các cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Hoành Mô và TP Hạ Long, Cảng hàng không Vân Đồn. Đặc biệt, Đầm Hà có vị trí nằm sát Tổ hợp công nghiệp - đô thị - cảng biển Hải Hà đã tạo ra cơ hội lớn cho phát triển công nghiệp phụ trợ, thương mại dịch vụ, nhất là dịch vụ cung cấp nông sản, thực phẩm, lao động. Huyện Đầm Hà còn có 21 km bờ biển với vùng biển rộng 104 km2, có 20 hòn đảo lớn nhỏ, trên 5.000 ha bãi triều đã tạo ra nhiều lợi thế về nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy sản, phát triển du lịch sinh thải biển đảo. Bên cạnh đó, với cơ cấu dân tộc đa dạng lịch sử văn hóa làng bản lâu đời cũng rất thuận lợi cho phát triển du lịch văn hóa cộng đồng... Huyện Đầm Hà có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đầm Hà và 8 xã: Đại Bình, Đầm Hà, Dực Yên, Quảng An, Quảng Lâm, Quảng Tân, Tân Bình, Tân Lập.

Bảng số 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Đầm Hà (năm 2020)

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số

1 Tổng dân số Người 47.060

2 Tổng diện tích Km2 335

3 Mật độ dân số Người/Km2 140

4 Tổng số xã, thị trấn Xã 9

(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Đầm Hà)

huyện Đầm Hà đã đạt được những kết quả quan trọng: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt trên 1 %; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng cao so với kế hoạch tỉnh giao.

Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo. Công tác giảm nghèo đạt kết quả tích cực, số hộ nghèo giảm nhanh qua các năm; đời sống vật chất, tinh thần nhân dân không ngừng được cải thiện. Thị trấn Đầm Hà được công nhận là đô thị loại 5 năm 2012, đến cuối năm 2020, 9/9 xã đã cơ bản đạt tiêu chí Nông thôn mới. Công tác cải cách hành chính luôn được quan tâm, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; huyện đã thành lập và đưa Trung tâm hành chính công vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng phục vụ các tổ chức, doanh nghiệp và công dân.

Công tác thu hút đầu tư đã đạt được những kết quả nổi bật, một số dự án được đầu tư vào địa bàn và đã đi vào hoạt động như nhà máy chế biến gỗ Thanh Lâm, Trung tâm sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản Đại Bình, các điểm dịch vụ, thương mại... Một số doanh nghiệp khác cũng đã và đang rất quan tâm, tìm hiểu đầu tư vào một số lĩnh vực huyện có thế mạnh như nuôi trồng, chế biến nông sản, phát triển công nghiệp điện, dịch vụ thương mại.

2.1.2. Thực trạng chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Đầm Hà giai đoạn 2016-2020

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của đât nước nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng; từ 2016 đến năm 2020, KBNN Đầm Hà đã thực hiện chi NSNN (04 cấp ngân sách: trung ương, tỉnh, huyện, xã) là 2.944 tỷ đồng, trong đó tổng chi đầu tư XDCB là 1.078 tỷ đồng. Như vậy chi đầu tư XDCB giai đoạn 2016-2020 chiếm 36,61% trong tổng số chi NSNN. Tỷ trọng của chi đầu tư XDCB cũng tăng dần qua các năm, từ 29,50% trong năm 2016 đến 41,10% trong năm 2020. Điều này cho thấy huyện Đầm Hà ngày một chú trọng cho đầu tư cơ sở hạ tầng, tập trung nguồn lực cho chi đầu tư XDCB, cơ sở hạ tầng thiết yếu được cải thiện và nâng cấp, tạo tiềm lực về lực lượng sản xuất và điều kiện hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa xã hội. Trong giai đoạn 2016-2020,

kết quả của các hoạt động đầu tư đã góp phần tích cực làm thay đổi cục diện nền kinh tế của huyện Đầm Hà.

Bảng số 2.2. Cơ cấu chi NSNN của huyện Đầm Hà giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Năm kế hoạch Tổng chi

NSNN Trong đó:Chi ĐTXDCB Tỷ trọng (%) Tổng cộng 2.944.270 1.077.847 36,61 1 Năm 2016 457.567 134.980 29,50 2 Năm 2017 532.002 160.520 30,17 3 Năm 2018 638.780 262.749 41,13 4 Năm 2019 666.781 252.794 37,91 5 Năm 2020 649.140 266.803 41,10

(Nguồn: Báo cáo tại KBNN Đầm Hà)

Theo báo cáo đầu tư công số 43/BC-UBND ngày 31/10/2020 của UBND huyện Đầm Hà về kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn và kết quả xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Đầm Hà giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho các công trình, dự án trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 kế hoạch vốn bố trí hơn 1.177.441 triệu đồng. Số công trình hoàn thành từ giai đoạn trước năm 2016 chuyển sang được bố trí vốn trung hạn: đã bố trí cho 115 dự án, công trình đã hoàn thành với tổng số vốn 209. 25 triệu đồng, trong đó số vốn phải thanh toán còn lại thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2020 là: 79.205 triệu đồng. Số công trình khởi công mới trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 là, trong đó: Ngân sách huyện bố trí cho 124 dự án, công trình trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 số vốn 627.577 triệu đồng. Đến hết năm 2020 có 107 công trình hoàn thành, còn 17 công trình khởi công năm 2020 tiếp tục phải cân đối trong kỳ trung hạn tiếp theo. Ngân sách tỉnh đã hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho 14 công trình với số vốn

549.11 triệu đồng, dự kiến đến hết năm 2020 có 10/14 công trình hoàn thành, còn 04 công trình cần tiếp tục cân đối trong kỳ trung hạn tiếp theo.

Bảng 2.3: Tình hình phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020

(Đơn vị tính: triệu đồng)

STT Nguồn vốn đầu tư công

Tình hình phân bổ qua các năm

Trong đó 2016 2017 2018 2019 2020 TỔNG SỐ 1.177.441 142.068 165.766 315.962 286.348 267.297 1 Ngân sách tỉnh hỗ trợ nhiệm vụ chi ngân sách huyện 538.011 54.179 48.393 177.439 116.000 142.000 2 Ngân sách tỉnh hỗ trợ thanh toán nợ các công trình chuyển tiếp 11.000 11.000 - - - - 3 Vốn chấm điểm 201.197 16.717 38.433 53.807 53.807 38.433 4 Vốn chương trình 135 173.979 12.128 30.550 46.273 63.695 21.333 5 Vốn Nông thôn mới 70.856 10.503 14.028 11.859 18.168 16.299

6 Vốn cấp quyền sử

dụng đất 106.484 10.387 14.249 17.951 26.497 37.400

7 Nguồn tăng thu

ngân sách 75.914 27.154 20.113 8.633 8.182 11.832

(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Đầm Hà )

Từ năm 2016 đến 2020, nguồn vốn bố trí cho Chương trình 1 5 trên địa bàn đạt 173.979 triệu đồng. Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đầu tư cho các công trình hạ tầng, dự án phát triển sản xuất đạt hơn 70.856 triệu đồng. Hiện nay, các xã đang tích cực triển khai các công trình hạ tầng nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất, đến cuối năm 2020, huyện Đầm Hà có 9/9 xã đã cơ bản đạt tiêu chí Nông thôn mới. Ngoài ra nhiều dự án, công trình được đầu tư, khi đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần

địa phương phát triển. Như dự án Xây kè chống sạt lở và kết hợp giao thông khu dân cư hai bên bờ sông Đầm Hà đoạn từ thị trấn Đầm Hà đến xã Đầm Hà, được đầu tư xây dựng với số vốn hơn 46,8 tỷ đồng và hoàn thành vào tháng 6/2019, đã góp phần đảm bảo tiêu thoát lũ, chống sạt lở, bảo vệ an toàn cho khu vực dân cư và các công trình hạ tầng kỹ thuật hai bên bờ sông, góp phần chỉnh trang, phát triển đô thị của thị trấn Đầm Hà. Dự án đầu tư chào mừng Đại hội Đảng huyện Đầm Hà- Chỉnh trang đô thị huyện, với tổng mức đầu tư hơn 78 tỷ đồng được hoàn thành vào tháng 05/2020, đã góp phần tạo điều kiện đi lại thuận lợi, thay đổi bộ mặt huyện và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cùng với nâng cao hiệu quả công tác đầu tư công, huyện Đầm Hà cũng tập trung cho việc xử lý thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, trong đó tập trung bố trí nguồn vốn trả nợ các công trình đã hoàn thành, các công trình chuyển tiếp đã có khối lượng thực hiện… Số nợ xây dựng cơ bản được thanh toán qua các năm: Năm 2016 đã bố trí 45.457 triệu đồng; năm 2017 đã bố trí 1.5 9 triệu đồng; năm 2018 đã bố trí 45.465 triệu đồng; năm 2019 đã bố trí 54.696 triệu đồng để thanh toán nợ XDCB trên địa bàn huyện. Năm 2020, ngân sách huyện đã bố tri 7.454 triệu đồng để thực hiện thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản của 16 công trình. Tính đến năm 2020, nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện là 4.106 triệu đồng và được chuyển tiếp sang giai đoạn đầu tư công tiếp theo để thực hiện thanh toán.

Công tác triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công được huyện Đầm Hà thực hiện theo đúng Luật Đầu tư công và các quy định về phân cấp đầu tư của tỉnh, địa

Một phần của tài liệu NGUYEN HONG VAN - 1906185032- QLKT K1 (Trang 36 - 71)