Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu NGUYEN HONG VAN - 1906185032- QLKT K1 (Trang 81 - 88)

2.5.2.1. Những hạn chế trong quá trình kiểm soát chi.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại KBNN Đầm Hà đã đáp ứng được yêu cầu của đầu tư công giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, công tác kiểm soát đầu tư XDCB từ nguồnNSNN tại KBNN Đầm Hà vẫn còn một số vấn đề sau:

*Về công tác thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN

- Việc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn thực hiện giải ngân chậm so với kế hoạch giao dẫn đến việc phải điều hòa vốn liên tục gây khó khăn cho cán bộ tổng hợp báo cáo vì phải liên tục cập nhật điều chỉnh kế hoạch trên các chương trình ĐTKB-LAN và chương trình tổng hợp báo cáo. Ngoài ra tốc độ thanh toán vốn không đồng đều, thường xuyên xảy ra hiện tượng ùn tắc vào những tháng cuối năm, gây mất thời gian và khó khăn cho việc kiểm soát, hạch toán dẫn đến tình trạng kiểm soát hồ sơ còn để xảy ra sai sót.

-Mức tạm ứng cho công trình hiện nay quy định là không quá 50% giá trị hợp đồng. Việc tạm ứng với tỷ lệ cao như vậy sẽ gây ra tình trạng các nhà thầu sau khi tạm ứng gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng, tái định cư hay việc thay đổi thiết kế cơ sở, tổng dự toán, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án dẫn đến chậm tiến độ, không kịp thời nghiệm thu khối lượng hoàn thành để thu hồi tạm ứng, khi hết hạn bảo lãnh tạm ứng nhà thầu lại phải tiếp tục xin gia hạn bảo lãnh. Đồng thời việc tạm ứng vốn cao như vậy làm cho bộ phận kiểm soát chi gặp rất nhiều khó khăn trong khâu đôn đốc chủ đầu tư thanh quyết toán công trình cũng như rà soát đôn đốc các khoản bảo lãnh tạm ứng đến hạn.

*Năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống KBNN

- Mặc dù tổ chức bộ máy KBNN cấp huyện thực hiện theo QĐ số 4526/QĐ- KBNN ngày 04/9/2019 của Tổng giám đốc KBNN quy định chức năng, nhiệm vụ,

vực trực thuộc KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhưng thực tế khi đi vào hoạt động việc bố trí cán bộ làm công tác KSC đầu tư XDCB do giai đoạn 2016 trở về trước chủ yếu do 01 đến 02 công chức làm xuyên suốt, vì vậy, năm 2017 khi có sự thay đổi về quy trình 1 cửa và luân chuyển vị trí, một số cán bộ KSC làm công tác chi thường xuyên thời gian đầu khi phải tiếp nhận kiểm soát chi ĐTXDCB chưa kịp thời cập nhật văn bản về chi đầu tư XDCB nên còn lúng túng dẫn đến hạn chế trong công tác kiểm soát chi.

- Trình độ cán bộ kiểm soát chi về lĩnh vực đầu tư XDCB tại KBNN Đầm Hà chưa đồng đều cả về chuyên môn, trình độ tin học và công tác luân chuyển cán bộ cũng gây không ít những khó khăn, vướng mắc cho các CĐT cũng như cán bộ KSC. -Ý thức trách nhiệm của một số cán bộ kiểm soát chi chưa cao, một số còn tác phong thiếu chuyên nghiệp làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung của hệ thống KBNN và gây khó khăn cho các đơn vị CĐT.

*Hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại

-Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, kiểm soát chi đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB tại KBNN còn chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được hết các yêu cầu của kiểm soát chi. Kiểm soát chi của KBNN vẫn chưa được tin học hóa, việc thực hiện kiểm soát chi vẫn thực hiện thủ công từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thực hiện kiểm soát hồ sơ đến khâu trả kết quả kiểm soát chi. Với khối lượng vốn đầu tư ngày càng lớn và tăng dần theo từng năm, trong khi biên chế để thực hiện nhiệm vụ phải thực hiện giảm theo chỉ đạo của Chính phủ. Vì vậy, kiểm soát chi của KBNN gặp không ít khó khăn, đặc biệt vào dịp cuối năm, cán bộ KBNN phải thực hiện làm ngoài giờ thường xuyên, nên cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kiểm soát chi các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB của hệ thống KBNN.

- Ngoài ra, các chương trình ứng dụng quản lý còn tồn tại những vấn đề chưa đáp ứng yêu cầu thực tế như: Chương trình TABMIS hiện tại chưa theo dõi mã niên độ kế hoạch vốn (đối với kế hoạch vốn kéo dài). Chương trình THBC-ĐTKB-LAN còn phụ thuộc vào công tác nhập số liệu và truyền số liệu từ địa phương…

Đây là một trong những hạn chế lớn làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kiểm soát chi các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB tại KBNN.

*Hạn chế về công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN

Mặc dù ngay từ đầu năm đã có kế hoạch tự kiểm tra theo Chỉ thị số 4125/CT- KBNN ngày 26/9/2016 của Tổng Giám đốc KBNN do lãnh đạo KBNN Đầm Hà xây dựng triển khai tới các cán bộ KSC nhưng việc thực hiện chưa được sát sao kỹ lưỡng. Theo biên bản thanh tra nội bộ tại KBNN Đầm Hà của đoàn thanh tra KBNN Quảng Ninh ngày 07/10/2020, tính đến thời điểm thanh tra, KBNN Đầm Hà mới kiểm tra 1 8/166DA năm 2019 đạt 8 .1% và 60/76DA năm 2020, đạt 78.9%, tỷ lệ này là chưa cao, cho thấy công tác tự kiểm tra của cán bộ KSC đầu tư XDCB tại KBNN Đầm Hà chưa tốt, chưa hiệu quả, dẫn đến không kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót tồn tại. Vì vậy khi đoàn thanh tra KBNN cấp trên tiến hành kiểm tra vẫn phát hiện ra các sai sót trong kiểm soát chi đầu tư như lưu thừa biên bản nghiệm thu, sai mẫu chứng từ, sai các chỉ tiêu trên bảng xác định KLHT công việc theo hợp đồng (phụ lục 0 a, nay đã thay bằng Phụ lục 08b) số tiền bằng chữ và số không khớp nhau, thiếu chữ ký trên chứng từ, thu thiếu 2% thuế GTGT khi thu hồi tạm ứng…

2.5.2.2. Nguyên nhân.

*Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi qua từng thời kỳ. Với một loạt thay đổi, bổ sung về quản lý dự án đầu tư và xây dựng của Nhà nước cũng gây không ít khó khăn đối với cán bộ KSC cũng như Chủ đầu tư trong quá trình thanh toán, quyết toán vốn đầu tư vì chưa kịp cập nhật thông tin hướng dẫn, khó khăn trong việc triển khai công trình, dự án.

Thứ hai, mặc dù kế hoạch vốn là cơ sở cho công tác kiểm soát chi đầu tư nhưng quá trình triển khai thực hiện thông báo kế hoạch vốn hiện nay vẫn chưa đồng đều như thông báo kế hoạch vốn không tập trung, mà còn rải rác trong năm, đến cuối năm vẫn còn thông báo kế hoạch vốn; Kế hoạch vốn điều chỉnh chậm, đến cuối năm, thậm chí gần hết thời hạn thanh toán vẫn tiếp tục điều chỉnh kế hoạch

vốn, mặt khác do không nắm được khối lượng đã thực hiện và vốn đã cấp nên khi điều hòa điều chỉnh kế hoạch có nhiều dự án KBNN đã cấp nhưng Cơ quan Tài chính lại điều chỉnh giảm kế hoạch, dẫn đến kế hoạch vốn không phù hợp với số vốn đã thanh toán…; tên dự án không thống nhất giữa các lần thông báo, không thống nhất với hệ thống Tabmis làm cho KBNN khó theo dõi.

Thứ ba, vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng và thiếu đất tái định cư. Thường trong những tháng đầu năm của năm sau, nhiều địa phương và các Chủ đầu tư phải tập trung để thực hiện các dự án thuộc kế hoạch năm trước trước chưa xong, do đó còn ít thời gian cho công việc của năm nay. Bên cạnh đó, việc bồi thường giải phóng mặt bằng, thiếu quỹ đất tái định cư cũng là một nguyên nhân dẫn đến tiến độ giải ngân chậm. Một số dự án mới đã được giao kế hoạch vốn nhưng chưa giải phóng được mặt bằng nên chưa đủ điều kiện để khởi công công trình và ứng vốn cho các Nhà thầu. Một số dự án tạm ứng đền bù giải phóng mặt bằng kéo dài nhiều năm như công trình Giải phóng mặt bằng tuyến đường ven biển tỉnh Quảng Ninh, Đầu tư cơ sở hạ tầng khu nông nghiệp thủy hải sản ứng dụng cao, trong công tác thực hiện còn gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng, tái định cơ vẫn còn vướng mắc về cơ chế, chính sách, người dân chưa đồng thuận, khiếu kiện về chính sách đền bù, cộng với việc thay đổi thiết kế cơ sở, tổng dự toán, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án dẫn đến chậm giải ngân. KBNN Đầm Hà đã đôn đốc nhiều lần nhưng Trung tâm phát triển quỹ đất vẫn chưa thu hồi được hết số dư tạm ứng hoặc nộp trả số tiền tồn quỹ do một số hộ dân không nhận tiền về NSNN làm số dư tạm ứng này còn tương đối lớn, gây khó khăn cho KBNN Đầm Hà trong công tác tổng hợp báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán vốn theo chế độ.

Thứ tư, một số dự án mới Chủ đầu tư đã tạm ứng cho các gói thầu theo chế độ đến nay chưa khẩn trương nghiệm thu tính giá trị khối lượng hoàn thành để giải ngân tiếp cho các Nhà thầu. Một số dự án đã hoàn thành, được giao kế hoạch vốn đầu năm nhưng Chủ đầu tư vẫn chưa tập hợp đầy đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán, nên Chủ đầu tư chưa thanh toán tiếp cho các Nhà thầu. Nhiều dự án chuyển tiếp, thi công dang dở đã quá hạn thực hiện hợp đồng nhưng do nhiều nguyên nhân như Nhà thầu khó khăn về vốn, vướng mắc về mặt bằng, tổ chức thi công không tốt… các

Chủ đầu tư chưa chủ động tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn với nhà thầu để công trình thi công theo đúng tiến độ đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải ngân của các Chủ đầu tư. Nhiều Chủ đầu tư cũng coi nhẹ giai đoạn quyết toán làm cho việc quyết toán vốn, tất toán tài khoản, thanh toán chậm trễ, không đúng thời gian quy định. Chủ đầu tư là người được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý, thực hiện các dự án nhưng CĐT chưa có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tiến độ thực hiện và chế tài đủ mạnh đối với các đơn vị tư vấn, thi công thực hiện không đúng hợp đồng đã ký kết. Trong nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân chủ quan hay khách quan khi chậm tiến độ thực hiện gây khó khăn trong việc xem xét trách nhiệm.

*Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, đó là chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB chưa đồng đều. Trình độ đội ngũ cán bộ tại KBNN Đầm Hà còn nhiều bất cập. Nhất là thời điểm tháng 10 năm 2017 khi có sự thay đổi lớn về cơ chế giao dịch một cửa, do chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đặc biệt là trong việc cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Một số nhỏ cán bộ chưa kịp cập nhật văn bản chế độ về chi đầu tư XDCB nên còn giải quyết công việc lúng túng và chậm trễ so với quy định của quy trình kiểm soát vốn đầu tư XDCB. Hơn nữa, 01 cán bộ kiểm soát chi có tuổi, tiếp cận với công nghệ mới gặp nhiều khó khăn; Quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB còn nhiều bất cập, đồng thời chưa có điều chỉnh kịp thời khi có những thay đổi lớn trong cơ chế chính sách. Bên cạnh đó, một số cán bộ chưa chấp hành nghiêm chỉnh những quy định trong quy trình.

Thứ hai, phương thức thanh toán trước, kiểm soát chi sau cho hợp đồng thanh toán nhiều lần (trừ lần thanh toán cuối cùng) đã rút ngắn thời gian thanh toán xuống còn 01 ngày làm việc. Đây được xem là một trong những bước tiến về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực KBNN, góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn chủ đầu tư, ban QLDA và vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng chế độ quy định. Ngày 17/08/2018, KBNN đã ban hành Công văn số 4025/KBNN-KSC hướng dẫn Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/05/2018 của Bộ Tài chính. Theo đó, tại Điểm 2 của Công văn có quy định về nội

hướng dẫn khá cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện. Tuy nhiên, tại Điểm 2. quy định như sau: “Ngay sau khi thực hiện thanh toán trước cho dự án theo Điểm 2.2 nêu trên, căn cứ hồ sơ đã nhận, chậm nhất là 0 ngày làm việc kể từ ngày KBNN chấp nhận thanh toán, cán bộ kiểm soát chi thực hiện kiểm soát lại hồ sơ thanh toán, nội dung kiểm soát, trình tự các bước công việc thực hiện theo quy định tại Quyết định số 5657/QĐ-KBNN”. Như vậy, chỉ tối đa là ba ngày làm việc kể từ ngày KBNN chấp nhận thanh toán, công chức kiểm soát chi phải hoàn thành công việc “kiểm soát sau”. Thời gian ba ngày làm việc cho công tác “kiểm soát sau” là tương đối ngắn; vì công chức làm công tác kiểm soát chi không chỉ thực hiện công tác này, mà còn phải thực hiện song song nhiều công việc khác có liên quan như: Đối chiếu, tách trả chứng từ cho khách hàng, báo cáo, sắp xếp lưu trữ hồ sơ, tất toán dự án hoàn thành, rà soát theo dõi đôn đốc tạm ứng… nhất là vào dịp cuối năm, khối lượng công việc khá lớn, bên cạnh đó vừa phải tiếp nhận, giải quyết hồ sơ mới phát sinh, vừa phải kiểm soát cho những khối lượng thanh toán trước đó cùng với các công việc chi thường xuyên NSNN. Vì thế, công chức kiểm soát chi chịu nhiều áp lực và khó có thể hoàn thành công việc đảm bảo chặt chẽ, chính xác và đúng thời gian quy định. Vì vậy, quy định thời gian làm việc cần được nghiên cứu và xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

Thứ ba, đó là áp lực giải ngân vào những tháng cuối năm. Do bản chất trong đầu tư công là việc giải ngân chỉ được thực hiện khi có khối lượng công việc hoàn thành. Nhà thầu chỉ được ứng trước một phần tiền khi có hợp đồng, sau đó muốn được thanh toán thì phải có khối lượng hoàn thành. Thông thường một hạng mục xây lắp cần khoảng 6-9 tháng để thực hiện. Vì thế, việc giải ngân đầu tư công trong những tháng đầu năm thường ở mức thấp và dồn dập thanh toán vào cuối năm. Hơn nữa, cuối năm cũng là thời điểm kết thúc niên độ ngân sách cho đầu tư XDCB. Do đặc thù riêng của chi đầu tư XDCB, nên hồ sơ thanh toán thường được các Chủ đầu tư đưa tới KBNN thanh toán vào thời điểm cuối cùng của niên độ với khối lượng lớn. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này, một phần do khách quan gây ra, nhưng cũng có một phần do tâm lý chủ quan của Chủ đầu tư trong công tác này. Hơn nữa, trong những thời điểm này, khối lượng công việc thường nhiều, do đó cán bộ KSC

dễ dẫn đến sai phạm trong hồ sơ.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nữa như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm soát chi cũng làm ảnh hưởng đến công tác kiểm soát, thanh quyết toán XDCB kinh phí NSNN; hoặc tác động của các quy luật kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN….

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO

BẠC NHÀ NƯỚC ĐẦM HÀ.

Một phần của tài liệu NGUYEN HONG VAN - 1906185032- QLKT K1 (Trang 81 - 88)