Yếu tố ứng dụng khoa học công nghệ trong kiểm soát chi đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu NGUYEN HONG VAN - 1906185032- QLKT K1 (Trang 74 - 77)

XDCB

Trong quá trình phát triển, KBNN Đầm Hà đã ứng dựng và đưa vào vận hành nhiều Chương trình ứng dụng tin học phục vụ các hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung và nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN nói riêng, phù hợp với khả năng, yêu cầu quản lý và trình độ công nghệ từng thời điểm, như Chương trình đầu tư ĐTKB- LAN để theo dõi, thực hiện kiểm soát đầu tư và sự nghiệp có tính chất đầu tư, để quản lý, thanh toán vốn đầu tư; Hệ thống THBC- ĐTKB-LAN phục vụ công tác báo cáo chi đầu tư XDCB; Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) để quản lý toàn bộ thu-chi NSNN. Đối với báo cáo về công tác chi đầu tư, cán bộ kiểm soát chi thực hiện khai thác trực tiếp trên chương trình THBC-ĐTKB-LAN: các đơn vị sẽ nhập số liệu vào chương trình và số liệu được truyền lên cấp trên để phục vụ cho việc tổng hợp báo cáo. Đối với báo cáo về công tác chi thường xuyên được cán bộ Kế toán tổng hợp dựa trên số liệu các báo cáo chi của hệ thống TABMIS (nhưng không phải truyền do TABMIS đã có dữ liệu tập trung).

Cùng với hệ thống KBNN, KBNN Đầm Hà cũng đã tổ chức nghiên cứu học tập ứng dụng và vận hành dịch vụ công trực tuyến bao gồm cung cấp dịch vụ công, như: (i) Thủ tục về đăng ký mở và sử dụng tài khoản; (ii) Thủ tục giao, nhận và trả kết quả đối với hồ sơ kiểm soát chi, (iii) Kê khai yêu cầu thanh toán.

Công tác thu thập thông tin người dùng tham gia thực hiện cam kết chi của đơn vị và thiết lập cây phê duyệt trên hệ thống TABMIS, Kho bạc Nhà nước Đầm Hà đã chủ động thực hiện rà soát danh sách người sử dụng, báo cáo đầy đủ thông tin người dùng về KBNN Quảng Ninh, thiết lập cây phê duyệt trên hệ thống, làm sạch dữ liệu; xử lý các giao dịch cam kết chi còn dở dang trên hệ thống TABMIS; xử lý số dư cam kết chi theo đúng trình tự và thời gian quy định của KBNN.

Công tác hỗ trợ người sử dụng được thực hiện tương đối kịp thời và giải quyết được phần nào vướng mắc trong quá trình triển khai vận hành. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm và thời gian chỉnh lý quyết toán, do khối lượng công việc và số lỗi phát sinh tăng nên việc hỗ trợ chưa đáp ứng kịp thời; mặt khác, khi thao tác, thực hiện trên phân hệ cam kết chi của hệ thống TABMIS vẫn còn một số lỗi vì vậy ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ người sử dụng.

Khả năng nắm bắt và làm chủ các quy trình nhập và điều chỉnh cam kết chi trên hệ thống của người sử dụng các đơn vị, những vướng mắc thường gặp là do chưa quen với hệ thống và đây cũng là nghiệp vụ mới, nên thời gian đầu cán bộ KBNN Đầm Hà cũng có nhiều bỡ ngỡ trong các khâu nhập cam kết chi, điều chỉnh cam kết chi. Thời gian sau với những kinh nghiệm thực tế và được sự hỗ trợ nhiệt tình của đội xử lý trung tâm KBNN Quảng Ninh nên các cán bộ đã nắm bắt kịp thời và làm chủ các quy trình trên phân hệ cam kết chi, các tình huống vướng mắc đã dần được tháo gỡ. Về tổ chức bộ máy và hoạt động của hệ thống KBNN trong công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua hệ thống KBNN, KBNN Đầm Hà báo cáo Kho bạc Nhà nước Quảng Ninh về tình hình vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm soát cam kết chi. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị dự toán, chủ đầu tư, các sở liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao để giải quyết các công việc còn vướng mắc theo thẩm quyền.

2.4.6. Quy trình nghiệp vụ trong chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.

Hiện nay, có đến 05 quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác kiểm soát chi còn hiệu lực áp dụng: (1) Quy trình 5657 (Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN); (2) Quy

trình 2611/QĐ-KBNN (sửa đổi, bổ sung Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN ban hành kèm theo Quyết định số 5657/QĐKBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc KBNN); (3) Công văn số 4025/KBNN-KSC ngày 17/08/2018 của KBNN hướng dẫn Thông tư số 52/2018-BTC ngày 24/05/2018 của Bộ Tài chính (hướng dẫn nội dung kiểm soát; trình tự các bước công việc và thời gian thanh toán đối với nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau”); (4) Quy trình kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN (thực hiện các bước theo quy định tại Công văn số 507/KBNN-THPC ngày 22/0 /201 của KBNN); ; (5) Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng ban hành kèm theo Quyết định 2899/QĐ-KBNN ngày 15/6/2018 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng. Qua thời gian thực hiện, Quy trình 5657 đã góp không nhỏ vào việc tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, nâng cao hiệu quả sự dụng vốn đầu tư công của nhà nước như thông qua việc quy định rõ thời gian kiểm soát chi ứng với từng bước thực hiện công việc, thời gian xử lý chứng từ của bộ phận kiểm soát chi và bộ phận kế toán, thể hiện tính chuyên môn hóa cao; từng nội dung thanh toán, “hồ sơ thủ tục trong thanh toán được công khai, minh bạch đã làm giảm những mập mờ trong xử lý công việc, góp phần đáng kể trong công tác cải cách hành chính. Bên cạnh đó, Quy trình phân định rõ hơn trách nhiệm của KBNN và chủ đầu tư trong quá trình thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính, nhất là quản lý chặt chẽ vốn tạm ứng theo chế độ quy định, giảm mạnh số dư tạm ứng tại hệ thống KBNN hằng năm… Tuy nhiên một số quy trình thực hiện còn chưa đồng bộ, không thuận lợi trong quá trình tham chiếu khi tác tác nghiệp, nhất là đối với công chức mới được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB. Từ đó, ít nhiều làm ảnh hưởng đến thời gian giải quyết hồ sơ thanh toán.

Một phần của tài liệu NGUYEN HONG VAN - 1906185032- QLKT K1 (Trang 74 - 77)