8. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, hiệu quả huy động vốn tại Khối KHDNL vẫn còn chưa đạt kỳ vọng và tương xứng với tiềm năng, thể hiện trên một số mặt sau:
Thứ nhất, quy mô tăng trưởng nguồn vốn chưa tương xứng với tiềm năng.
Với nền tảng nhóm khách hàng truyền thống trong ngành dầu khí – đây vốn là các doanh nghiệp rất lớn tại Việt Nam. Ngoài ra các khách hàng ngoài ngành cũng là những đơn vị tư nhân mạnh, đại diện cho nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, có nguồn vốn nhàn rỗi dồi dào.
Thứ hai, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý. Mặc dù đã có nỗ lực trong việc thay
đổi tỷ trọng huy động theo đối tượng khách hàng, tuy nhiên việc thay đổi tỷ trọng chưa thực sự quyết liệt, việc triển khai áp dụng chưa linh hoạt theo từng giai đoạn theo mục tiêu định hướng phát triển.
Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn đang bị lệch quá nhiều về nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Hầu hết các khách hàng doanh nghiệp lớn chỉ sử dụng các kỳ hạn ngắn hạn cho các khoản tiền gửi của mình để nhằm hạn chế rủi ro thị trường tài chính biến động, lạm phát. Do vậy, để đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn trung dài hạn có thể sử dụng các nguồn vốn huy động ngắn hạn nhưng có tính ổn định lâu dài để tối ưu hóa lợi nhuận.
Mặc dù có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn dư để cho vay trung dài hạn nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi trong trường hợp các khoản huy động vốn đến hạn, khách hàng rút lượng tiền gửi đó, Khối sẽ bị mất cân đối nguồn vốn, không có nguồn để chi trả. Vì thế việc làm này cần phải được kiểm soát chặt chẽ, tránh để xảy ra tình trạng mất vốn, không thu hồi được vốn do khách
hàng không đủ khả năng trả nợ. Đồng thời có phương án nguồn vốn dự phòng để bù đắp khi nguồn vốn này suy giảm.
Tương tự như vậy, nguồn vốn huy động ngoại tệ cũng chưa được quan tâm đúng mức, chưa có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nguồn vốn này.
Nguồn vốn không kỳ hạn – nguồn vốn mang lại lợi nhuận cao nhất cho Khối ở mức khiêm tốn, cho thấy khách hàng không sử dụng dịch vụ giao dịch, tài khoản thanh toán tại PVcomBank như kênh chủ lực của mình.
Thứ ba, chi phí sử dụng vốn vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung các
TCTD cho thấy cùng huy động một đồng vốn, Khối KHDNL đang phải bỏ ra mức chi phí cao hơn so với các TCTD khác.
Chi phí trả lãi huy động – chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí huy động chưa được kiểm soát, tối ưu hóa một cách chặt chẽ và bài bản.
Thứ tư, lợi nhuận thu được từ huy động vốn còn khiêm tốn so với quy mô
nguồn vốn hiện tại, cho thấy hiệu quả huy động vốn còn nhiều hạn chế cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, mức độ thâm niên và uy tín của PVcomBank còn hạn chế: Mặc dù
tiền thân là hai tổ chức tín dụng có hoạt động lâu năm nhưng PVcomBank là một cái tên mới trên thị trường ngân hàng, do vậy gặp hạn chế khi tiếp cận với khách hàng. Đối với các khách hàng có xu hướng ngại thay đổi thì việc sử dụng dịch vụ của một ngân hàng lần đầu nghe tên là một thách thức rất lớn đối với chính ngân hàng đó. Ngân hàng có bề dày hoạt động, có uy tín thì sẽ có lợi thế về thu hút nguồn vốn, khách hàng, nguồn nhân lực, ... Muốn hoạt động kinh doanh phát triển, có hiệu quả cao nhất thiết ngân hàng phải quan tâm đến việc xây dựng uy tín và thương hiệu của mình. Đây cũng là một trong những trở ngại khó khăn cho Khối KHDNL trong thời gian qua để tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế nhà nước và tập đoàn lớn.
Thứ hai, hình thức huy động chưa phong phú: Danh mục sản phẩm tiền gửi đối với tổ chức mà Khối đang triển khai là những sản phẩm truyển thống, chưa có sự sáng tạo hay khác biệt để thu hút vốn từ khách hàng.
Sản phẩm mới thường triển khai chậm hơn các ngân hàng khác, có những sản phẩm còn đang trên giấy tờ, chưa được ứng dụng trong thực tiễn, gây trở ngại cho cán bộ kinh doanh trong việc chào bán và huy động vốn từ khách hàng. Trong khi đó các NHTM khác trên địa bàn đã cho ra những sản phẩm, dịch vụ tiền gửi hết sức đa dạng, phong phú, thì ngân hàng chỉ xoay quanh các sản phẩm truyền thống là không kỳ hạn và có kỳ hạn với lãi suất cố định. Sản phẩm tiền gửi bảo hiểm rủi ro tỷ giá được đánh giá là có nhiều thay đổi và ưu điểm nhưng lại chưa áp dụng rộng rãi được với khách hàng do quy trình cũng như điều kiện và lợi ích đem lại chưa thực sự gắn với nhu cầu của các doanh nghiệp.
Thứ ba, lãi suất huy động còn chưa linh hoạt và thiếu tính cạnh tranh: Thời
gian qua, chính sách lãi suất Khối KHDNL áp dụng cũng chưa thực sự cạnh tranh được với ngân hàng khác. Trong thời điểm cạnh tranh về lãi suất, phổ biến về thông tin như hiện nay, bất cứ một sự chênh lệch về lãi suất nào cũng có thể khiến nguồn vốn suy giảm nhanh chóng. Thêm vào đó, trong sự cạnh tranh không ngừng nghỉ trên thị trường các tổ chức tín dụng, dưới sự điều tiết của NHNN, các NHTM cổ phần khi có bất cứ sự thay đổi nào họ sẽ có cơ chế điều chỉnh hợp lý, linh hoạt và nhanh chóng trong khi Khối chưa bắt kịp ngay được.
Thứ tư, dịch vụ và tiện ích Khối triển khai chưa đa dạng: Đi đôi với hoạt
động huy động vốn với lãi suất cao thì các doanh nghiệp thường rất quan tâm đến các dịch vụ và tiện ích khác như tài khoản giao dịch, tài khoản chuyên chi, thu hộ, tài khoản trung tâm, chi lương cán bộ nhân viên, mua bán ngoại tệ, phát hành bảo lãnh, L/C.. .
Tuy nhiên hiện các dịch vụ này tại Khối mới dừng ở mức đủ cung cấp cho những khách hàng có nhu cầu thuần túy nhất. Các sản phẩm chuyên biệt, có chiều sâu, phức tạp hơn theo yêu cầu của khách hàng thì hiện Khối KHDNL vẫn chưa thể đáp ứng được như bảo hiểm rủi ro tỷ giá gắn với huy động vốn, bảo hiểm rủi ro hàng hóa…
Khi các hình thức huy động, lãi suất gửi tiền có sự tương quan với nhau giữa các ngân hàng thì ngân hàng nào có dịch vụ tốt hơn, đa dạng hơn ngân hàng đó sẽ chiến thắng. Chính vì vậy, việc đa dạng hóa dịch vụ, tăng tiện ích ngân hàng cần phải được đầu tư nghiên cứu cụ thể bài bản hơn.
Thứ năm, mạng lưới giao dịch của Ngân hàng và của Khối KHDNL còn ít,
thời gian giao dịch ngắn: mặc dù được thành lập từ hai tổ chức có bề dày lâu năm
nhưng mạng lưới PVcomBank vẫn chưa phủ khắp cả nước, hiện tại có nhiều tỉnh thảnh chưa có chi nhánh hay phòng giao dịch của PVcomBank, gây khó khăn cho việc giao dịch của khách hàng (như khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên…). Trên một tỉnh thành ngoài chi nhánh phụ trách thì số lượng phòng giao dịch còn hạn chế, không tạo được hình ảnh trong dân chúng, rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp còn chưa từng nghe thấy tên PVcomBank hoặc có thể nhầm lẫn với các ngân hàng khác có tên viết tắt tương tự.
Khối KHDNL hiện cũng mới chỉ hiện diện ở 5 địa bàn chiến lược, khi muốn tiếp cận khách hàng ở khu vực khác ngoài địa bàn thì cần phải di chuyển xa, mất thời gian, trong khi nguồn lực nhân sự còn mỏng.
Thứ sáu, công nghệ trong thanh toán và tin học còn chưa thật sự hiện đại:
Mặc dù ngân hàng đã cập nhật và triển khai trong toàn hệ thống song các ứng dụng công nghệ cao, tuy nhiên do triển khai sau, mức độ cập nhật xu hướng chậm dẫn tới thiếu đi sự hiện tại, tiệc ích mà hầu hết các NHTM đang hướng tới. Bên cạnh đó cũng chưa có những sáng tạo đột phá so với các ngân hàng khác như việc sử dụng ngân hàng điện tử (live-bank), cho phép khách hàng trực tiếp sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như gửi tiền, mở tài khoản, giao dịch mà không cần đến các phòng giao dịch của ngân hàng…
Thứ bảy, nguồn nhân lực tại Khối KHDNL còn thiếu kinh nghiệm: Với đặc
thù khai thác các khách hàng lớn. Để có thể khai thác triệt để các khách hàng này, cán bộ kinh doanh cần có một thời gian gắn bó, thấu hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng để khai thác thông tin. Do vậy yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ nhân sự là vừa phải có nghiệp vụ chuyên môn
vững vàng để tư vấn cho khách hàng, vừa có sự chủ động, nhiệt huyết trong công việc.
Đội ngũ cán bộ của Khối đa phần là cán bộ trẻ. Họ giàu nhiệt huyết, được đào tạo bài bản về kiến thức song kinh nghiệm chưa nhiều. Khi được tuyển dụng lại thiếu sự đào tạo từ lớp người đi trước nên chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có. Mặc dù Khối KHDNL luôn luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên, ... song trên một khía cạnh nào đó nếu thiếu đi sự quan sát thực tế thì cũng khó có thể phát huy được hết hiệu quả của hoạt động đào tạo.
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, hành lang pháp lý và chính sách: Tất cả các đối tượng, thành phần
kinh tế trong bất cứ nền kinh tế nào luôn phải hoạt động dựa trên những quy định của nhà nước và pháp luật thông qua các thông tư, nghị định cho từng lĩnh vực, ngành nghề… Là một thành phần trong nền kinh tế, kinh doanh ngân hàng chịu tác động của nhiều quy định khác nhau như: luật các TCTD, luật Ngân hàng Nhà nước, luật đầu tư nước ngoài, ... Sự điều chỉnh của các quy định pháp luật trong thời gian qua đã góp phần tạo ra hành lang pháp lý chung cho các ngân hàng, tạo sân chơi khá bình đẳng giữa các ngân hàng với nhau. Nhưng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta còn khá chồng chéo, nhiều khi xảy ra tình trạng mâu thuẫn nhau khiến cho việc áp dụng thiếu tính thực tiễn. Quy định đưa ra đôi khi không rõ ràng, không cụ thể, chưa gắn với các biện pháp xử lý thích hợp, ... khiến cho hiện tượng lách luật và vi phạm vẫn diễn ra.
Việc ban hành chính sách lãi suất huy động vốn USD 0% đã góp phần giúp ổn định tỷ giá nhưng cũng làm cho doanh nghiệp không còn mặn mà trong việc gửi tiền USD vào ngân hàng. Điều này vô hình chung đã đẩy ngân hàng vào tình trạng thiếu hụt nguồn vốn ngoại tệ để cho vay, phải sử dụng các hình thức hoán đổi từ VND. Việc hoán đổi làm tăng chi phí quản lý điều hành của ngân hàng, giảm hiệu quả huy động vốn.
Thứ hai, sự bất ổn tình hình kinh tế – xã hội trong và ngoài nước: Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động đặc biệt với các nền kinh tế lớn gây ảnh hướng đến nền kinh tế trong nước, tốc độ suy giảm phát triển kinh tế, gia tăng thất nghiệp,
... kéo theo sự bất ổn mọi mặt về kinh tế - xã hội càng rõ nét hơn. Xu thế hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới khiến cho nền kinh tế Việt Nam không tránh khỏi bị tác động.
Đặc biệt, tác động của đại dịch Covid 19 khiến kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam gặp những tác động tiêu cực, chuỗi sản xuất đứt gãy, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ. Hầu hết các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi tác động này dẫn tới việc phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng, hàng loạt các dự án đang trong quá trình thực hiện phải tạm dừng… Những tác động của đại dịch sẽ còn tiếp diễn và lâu dài, kéo theo một loạt những hệ lụy như doanh nghiệp phá sản, không có nguồn vốn để trả nợ vay…điều này sẽ tác động tiêu cực tới kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM
Kinh tế biến động, lạm phát là nguyên nhân chính dẫn tới việc huy động vốn kỳ hạn dài từ 1 năm trở lên khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp lớn chỉ sử dụng các kỳ hạn ngắn hạn để chủ động trong kế hoạch sử dụng nguồn vốn và ứng phó kịp thời khi rủi ro do nền kinh tế biến động có thể xảy ra.
Thứ ba, sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn: là một ngân hàng mới
trên thị trường, PVcomBank nói chung và Khối KHDNL chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các TCTD khác. Hầu hết các địa bàn Khối KHDNL đang bố trí văn phòng cũng là những địa bàn trọng yếu của các TCTD khác.
Các ngân hàng này đã có bề dày lịch sử và mối quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp lớn, tạo dựng được uy tín trên thị trường. Các sản phẩm dịch vụ cũng theo đó mà đa dạng và phong phú hơn rất nhiều.
Một số ngân hàng có quy mô lớn, nguồn vốn dư thừa, sẵn sàng cho khách hàng doanh nghiệp lớn vay vốn với mức lãi suất ưu đãi. Việc này thu hút được một lượng lớn khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, các tổng ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực như xây lắp, điện lực – vốn là những đơn vị luôn cần vay vốn với lãi suất ưu
đãi. Trong khi đó, một số ngân hàng nhỏ hơn, đang cần mở rộng quy mô, sẵn sàng chi trả mức chi phí huy động cao để tăng cường nguồn vốn phục vụ kinh doanh.
TÓM TẮT CHƯƠNG II
Chương II của luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Khối KHDNL PVcomBank trong giai đoạn 2017 - 2020. Qua phân tích những số liệu cụ thể cùng thực trạng hoạt động của Khối KHDNL, luận văn đã tổng hợp một số kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn. Từ đó tạo tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Khối KHDNL, giúp mở rộng quy mô, tối ưu hóa nguồn vốn, mang lại nguồn lợi lớn nhất cho Ngân hàng.
Trong giai đoạn 2017 – 2020, mặc dù ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn tái cơ cấu nhưng PVcomBank đã có những định hướng rõ ràng trong việc tăng cường huy động vốn nói chung và tăng cường huy động vốn từ doanh nghiệp lớn nói riêng với chủ lực là Khối Khách hàng Doanh nghiệp Lớn. Tuy nhiên, định hướng này cần được sự chung tay của toàn ngân hàng với những biện pháp hỗ trợ và hiệu quả hơn để giúp Khối KHDNL đẩy mạnh hoạt động huy động vốn cả về mặt lượng và mặt chất, góp phần nâng cao chất lượng nguồn vốn, mở rộng quy mô, tăng trưởng bền vững và an toàn.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI KHỐI KHDNL PVCOMBANK