Kinh nghiệm của một số NHTM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu NGÔ HỒNG PHONG-1906020265-QTKD26 (Trang 42 - 45)

8. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm của một số NHTM tại Việt Nam

Hệ thống NHTM ở Việt Nam được hình thành từ những năm 1951 và lịch sử phát triển của NHTM gắn liền với lịch sử phát triển của từng thời kỳ của cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước.

Thị trường tài chính – tiền tệ ở nước ta hình thành được chưa lâu, hệ thống NHTM ra đời sau lại phát triển trong môi trường kinh tế còn chưa hoàn thiện, vì thế hoạt động ngân hàng chưa phát huy được hết vai trò và ảnh hưởng to lớn của mình với sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng các NHTM ở Việt Nam đã phát huy tính chủ động và sáng tạo khi áp dụng thành công một số kinh nghiệm huy động vốn của NHTM nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của mình. Một số ngân hàng điển hình như:

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):

Với ưu thế là một ngân hàng quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại từ rất sớm và có quan hệ với nhiều ngân hàng trên thế giới, đồng thời có mạng lưới phủ khắp các tỉnh thành trên cả nước, cộng với đó là hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, Vietcombank là một NHTM được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng.

Với tiềm lực về bề dày lịch sử, nguồn lực và mạng lưới, Vietcombank là một trong bốn Ngân hàng Quốc doanh luôn đi đầu trong nhiều lĩnh vực nghiệp vụ:

- Tài trợ dự án: VCB thực hiện cho vay hầu hết các lĩnh vực trọng điểm quốc gia như dầu khí, điện lực, xây dựng…

- Dịch vụ thanh toán: với hệ thống mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành, VCB đi đầu hệ thống NHTM trong giao dịch qua tài khoản;

- Vietcombank cũng luôn đứng đầu trong hoạt động kinh doanh ngoại hối (mở L/c, thanh toán TT, …), vì thế nguồn vốn trong thanh toán là khá lớn.

Với thế mạnh của mình, VCB luôn nằm trong top các ngân hàng có quy mô vốn lớn và duy trì ổn định phát triển qua các năm. Hiệu quả sử dụng vốn của VCB đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn cũng được đánh giá cao khi ngân hàng này áp dụng một loạt các giải pháp:

- Đặt ra các tỷ lệ an toàn để kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn theo từng kỳ hạn và theo từng loại tiền tệ để gia tăng lợi nhuận từ việc sử dụng cơ cấu vốn hợp lý.

- Duy trì chính sách lãi suất tối thiểu theo quy định của NHNN, không chạy đua cạnh tranh lãi suất với các NHTM khác do quy mô vốn lớn và tương đối ổn định. Tích cực tăng cường huy động vốn không kỳ hạn bằng việc triển khai các gói tài khoản theo chuỗi khách hàng. Từ đó tối ưu hóa lợi nhuận thu được từ hoạt động huy động vốn.

Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam (MB Bank)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, là một ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu của Việt Nam, một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, thành lập năm 1994.

Ngoài dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Quân đội còn tham gia vào các dịch vụ môi giới chứng khoán, quản lý quỹ, kinh doanh địa ốc, bảo hiểm, quản lý nợ và khai thác tài sản bằng cách nắm cổ phần chi phối của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này.Hiện nay, Ngân hàng Quân đội đã có mạng lưới khắp cả nước với trên 100 chi

nhánh và trên 190 điểm giao dịch trải dài khắp 48 tỉnh thành phố. Ngân hàng còn có văn phòng đại diện tại Liên bang Nga, chi nhánh tại Lào và Campuchia.

Trên thị trường, MB hoạt động linh hoạt với nhiều dịch vụ đa dạng, đồng thời cũng rất cạnh tranh trong phân khúc doanh nghiệp lớn khi MB luôn cung cấp cho các khách hàng giải pháp tổng thể trọn gói, mang tới khách hàng rất nhiều tiện ích do vậy trong thời gian qua MB đã phát triển danh mục khách hàng doanh nghiệp lên rất lớn cả về chất và lượng.

- Gói khách hàng ưu tiên: khách hàng được miễn toàn bộ phí giao dịch tài khoản khi cam kết duy trì số dư KKH bình quân hoặc CKH từ 100 tỷ đồng/tháng trở lên;

- Ưu đãi giảm 50% phí bảo lãnh, L/C cho nhóm khách hàng XNK, và lĩnh vực xăng dầu…

Với mục tiêu tăng trưởng quy mô, tăng độ bao phủ, thời gian qua MB Bank đã áp dụng một số biện pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp lớn, cụ thể như:

- Áp dụng chính sách lãi suất cạnh tranh ở mức cao để thu hút các khách hàng doanh nghiệp lớn từ đó tăng quy mô nguồn vốn. Điều này là nguyên nhân dẫn tới chi phí trả lãi huy động của MB Bank cao.

- Triển khai gói tài khoản cho nhóm khách hàng lớn có liên quan để quản lý dòng tiền từ các nhóm khách hàng này trong hoạt động kinh doanh, làm tăng số dư huy động không kỳ hạn. Từ đó tăng thêm lợi nhuận huy động vốn.

- Đối với việc sử dụng vốn, vì đang thu hút khách hàng lớn sử dụng dịch vụ nên mức lãi suất cho vay thấp. Điều này làm cho lợi nhuận thu được từ việc sử dụng vốn không được tối ưu.

Từ kinh nghiệm của các NHTM khác, có thể thấy rằng đối với việc khai thác khách hàng doanh nghiệp lớn thì việc triển khai các sản phẩm dịch vụ tổng thể, trọn gói phù hợp với đặc thù kinh doanh của nhóm khách hàng là xu hướng tất yếu nhằm gia tăng việc sử dụng tài khoản thanh toán, tăng số dư huy động không kỳ hạn để từ đó tăng lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng.

Bên cạnh đó việc đa dạng hóa các gói lãi suất huy động khác nhau theo từng loại hình doanh nghiệp, không ngừng nâng cao cơ sở vật chất máy móc hiện đại là những công cụ đắc lực giúp cho Ngân hàng có thể thu hút thêm khách hàng và nâng cao hiệu quả từng nguồn vốn huy động.

Ngoài ra các NHTM cũng cần tăng cường hoạt động marketing truyền thông để nâng cao vị thế, uy tín thương hiệu, đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên đặc biệt là phải nâng cao chất lượng phục vụ trong các giao dịch nhận, gửi, chi trả, thanh toán nhằm tạo sự hài lòng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu NGÔ HỒNG PHONG-1906020265-QTKD26 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w