6. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Các vấn đề nội tại của ngành dệt may Việt Nam
Trong ngắn hạn, ngành dệt may sẽ phải đối mặt với những bất ổn, khó khăn của thị trường dệt may thế giới: sự sụt giảm nhu cầu từ các đối tác, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng do tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp từ năm 2020. Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may cũng phải đối mặt với gánh nặng về chi phí vận chuyển, logistics tăng cao do dịch bệnh Covid, từ đó gia tăng chi phí xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường thế giới.
Trong dài hạn, ngành dệt may Việt Nam đối mặt với ba vấn đề lớn đó là: Thứ nhất, ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may chưa đáp ứng như cầu sản xuất xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam về cơ bản chưa chủ động được vải cũng như nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đa dạng hóa về mặt hàng. Cùng với đó, ngành dệt may Việt Nam chưa tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp gia công chủ yếu làm theo chỉ định của khách hàng về nguyên phụ liệu.
Thứ hai, phải nhìn nhận ngành dệt may không chỉ là ngành hỗ trợ để tạo việc làm, để giúp nâng cao kim ngạch xuất khẩu quốc gia mà phải là một ngành sáng tạo. Cần một hiệp hội, tổ chức phát triển ngành thời trang, đồng thời liên kết với lĩnh vực dệt may hình thành một chuỗi giá trị hoàn chỉnh.
Cuối cùng, ngành dệt may được coi là một trong những ngành dùng nước, tiêu thụ năng lượng nhiều nhất, gây ô nhiễm môi trường nhất trong các ngành công nghiệp. Từ thực tế này, các cơ quan chức năng đã và đang triển khai các hoạt động kết nối, cải tiến nhằm đưa các khái niệm về xanh hóa, sản xuất sạch hơn đến với doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng và năng suất.