6. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thương mại nội ngành Việt Nam gắn liền với sự biến động của FDI
Đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư trực tiếp luôn đi kèm và tạo tiền để cho thương mại quốc tế nói chung, hay thương mại nội ngành nói riêng phát triển. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhập khẩu và đầu tư thường có mối quan hệ với nhau. Điều này là bởi các nước đang phát triển không có và không tự sản xuất đủ các nguyên liệu đầu vào cũng như các loại máy móc, thiết bị cần thiết để đầu tư cho sản xuất. Tất nhiên, mức độ của mối quan hệ này đến đâu còn tuỳ thuộc vào mức độ bảo hộ thương mại và chiến lược đầu tư trong từng giai đoạn.
Xem xét trong trường hợp ở Việt Nam, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) công bố năm 2019, trong vòng 30 năm, kể từ năm 1989 đến 2019, số vốn đầu tư FDI được thu hút vào ngành dệt may đạt 19,285 tỷ USD. Trong đó, Hàn Quốc có lượng vốn đăng ký lên tới 4,798 tỷ USD cùng 464 dự án; Đài Loan (Trung Quốc) gần 3 tỷ USD, 132 dự án; Hong Kong 2,395 tỷ USD và 147 dự án; Trung Quốc 2,116 tỷ
USD với 197 dự án và Bristish Virgin Islands 70 dự án, vốn đầu tư đạt 1,607 tỷ USD. Đó là những quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào dệt may Việt Nam, và cũng là các nước Việt Nam có chỉ số thương mại nội ngành rất cao.
Hình 2. 5 FDI dệt may vào Việt Nam giai đoạn 1989-2019
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Các tập đoàn lớn đến từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... đã giúp ngành dệt may hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường Mỹ, Liên minh châu Âu (EU). Đồng thời, điều này cũng khiến thương mại nội ngành giữa Việt Nam với các nước đầu tư nguồn FDI lớn vào Việt Nam cũng ngày phát triển.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia mà Việt Nam có chỉ số thương mại nội ngành rất cao. Năm 2007 thì chỉ số IIT = 0,339 thì từ năm 2011, chỉ số này đạt giá trị rất cao, duy trì hơn 0,8 trong suốt những năm sau đó. Hàn Quốc luôn đứng đầu về đầu tư FDI vào Việt Nam. Các tập đoàn từ Hàn Quốc đã thành lập nhiều nhà xưởng, đầu tư máy móc, dây chuyền vào Việt Nam, cùng với đó nhập khẩu dệt may lớn vào
Việt Nam (chiếm thị phần thứ 2 trong thị trường nhập khẩu Việt Nam), sau đó gia công thành thành phẩm tiến tới các thị trường xuất khẩu lớn.
Tương tự, Hồng Kong và Trung Quốc không chỉ là những nước có vị trị địa lý gần với Việt Nam, mà các nước trên cũng đầu tư FDI rất lớn vào Việt Nam. Cùng với sự tăng trưởng về vốn FDI của Hồng Kong và Trung Quốc cho Việt Nam, giá trị thương mại nội ngành giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như Hong Kong đều tăng theo thời gian.
Nếu như năm trước năm 2011, thương mại nội ngành giữa Việt Nam và Hồng Kong chỉ dừng ở mức có tiềm năng phát triển, chỉ số IIT đều nhỏ hơn 0,3 thì theo thời gian, chỉ số thương mại giữa Việt Nam và Hồng Kong liên tục tăng, và đạt mức độ thương mại nội ngành rất cao, đều trên 0,9 vào năm 2016 và 2017. Trong giai đoạn 2007-2017, chỉ số thương mại nội ngành IIT vào năm 2007 chỉ là 0,106, dừng ở mức có tiềm năng phát triển thương mại nội ngành thì đến nay chỉ số IIT này ngày càng tăng, và đạt 0,581 và năm 2017.