Khoảng cách giữa các nước

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam. (Trang 28 - 29)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Khoảng cách giữa các nước

Theo Từ Thúy Anh (2013), một trong những lý giải quan trọng của thương mại nội ngành là thương mại qua biên giới (cross-border trade). Những nhà sản xuất sẽ đặt nhà máy gần thị trường nhằm tối thiếu hoá chi phí vận chuyển sản phẩm của họ. Nếu nhà sản xuất phải vận chuyển sản phẩm đến một khoảng cách xa, thì họ sẽ không thu được lợi nhuận, hoặc chí ít là lợi nhuận sẽ giảm đi. Do đó, mỗi người sản xuất sẽ giải quyết vấn đề chi phí vận chuyển bằng cách chuyển sản xuất đến gần khu vực thị trường tiềm năng.

Rõ ràng, các nước càng gần nhau thì khả năng diễn ra thương mại nội ngành càng cao, và ngược lại, các nước càng xa nhau thì khả năng diễn ra thương mại nội ngành càng thấp.

Yếu tố khoảng cách đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích thương mại hàng hóa các nước nói chung và thương mại nội ngành nói riêng. Chi phí vận chuyển hàng hóa và giao dịch giữa các quốc gia làm cản trở hoạt động thương mại giữa các quốc gia

Theo như Balassa (1986), Grubel và Lloyd (1975), các quốc gia càng gần nhau sẽ khuyến khích lượng hàng hóa dịch vụ trao đổi trong thương mại nội ngành. Khoảng cách gần sẽ kéo theo sự tương đồng về văn hóa lịch sử, tâm lý, suy nghĩ, do

đó cũng sẽ tương đồng về xu hướng tiêu dùng, gia tăng thương mại các sản phẩm khác biệt. Phát hiện tương tự cũng được thể hiện qua nhiều nghiên cứu, bao gồm Loertscher và Wolter (1980), Balassa và Bauwens (1987), Stone và Lee (1995),) Kan¬dogan (2003) và Krugman (1979)).

Các nghiên cứu của Việt Nam, như Võ Thy Trang (2013), Kiên Trần và Thảo Trần (2016), Nguyễn Hà Minh và các cộng sự (2019) cũng chỉ ra tác động tiêu cực tương tự của khoảng cách đến thương mại nội ngành.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam. (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)