Công nghệ sản xuất và sản phẩm ngành dệt may trên thế giới

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam. (Trang 37)

6. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Công nghệ sản xuất và sản phẩm ngành dệt may trên thế giới

Trung Quốc và Mỹ là các quốc gia sản xuất được sợi tổng hợp có quy mô lớn trực tiếp từ PTA, MEG (các sản phẩm từ dầu mỏ và khí đốt). Nhờ công nghệ dầu đá phiến, chi phí sản xuất và khai thác dầu giảm dần khiến giá nguyên liệu đầu vào sản xuất sợi tổng hợp càng rẻ. Do đó, chi phí sản xuất sợi tổng hợp càng cạnh tranh. Mặt khác, các sản phẩm sợi tổng hợp có nguồn cung ổn định và khả năng không ngừng nâng cao các tính năng mới cho sản phẩm cũng như khả năng sử dụng nguyên liệu tái chế, do đó, tính ứng dụng của sợi tổng hợp vào sản phẩm dệt may càng cao.

Nhu cầu sợi cotton không có tăng trưởng đột biến do người tiêu dùng càng ưu tiên tiêu thụ sản phẩm sợi tổng hợp. Diện tích trồng bông tiếp tục được dự báo không có biến động lớn cho đến niên vụ 2025/2026 khiến cung bông không có những thay

30.17 13.48 6.10 6.08 4.51 4.47 4.32 3.76 2.77 2.05 22.28

Trung Quốc Nam Phi Việt Nam

Bangladesh Ý Ấn Độ

Thổ Nhĩ Kỳ Đức Mỹ

đổi đáng kể. Tuy nhiên, giá bông vẫn biến động nhiều hơn và cao hơn giá Polyester, do đó, sợi Polyester về dài hạn sẽ tiếp tục chiếm lĩnh và gia tăn thị phần mảng sợi

Trong mảng dệt nhuộm, vấn đề ô nhiễm môi trường đang được đặc biệt quan tâm, lĩnh vực dệt nhuộm trên thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Cụ thể, tại Trung Quốc, một loạt các doanh nghiệp dệt nhuộm không đạt tiêu chuẩn phải đóng cửa. Làn sóng FDI lĩnh vực dệt nhuộm tìm đến các quốc gia châu Á khác như Việt Nam, Myanmar…Mặt khác, công nghệ dệt nhuộm bằng khí được quan tâm do giảm lượng nước tối đa trong quá trình nhuộm và giảm thiểu vấn đề về nước thải gây ô nhiễm môi trường.

Trong mảng may, xu hướng dịch chuyển sản xuất về các quốc gia có chi phí lao động giá rẻ. Mảng may tại các công ty may mặc được đánh giá là thâm dụng lao động, do đó, được thực hiện tại các quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ… Trung Quốc vốn là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng âm trong năm 2016 (tốc độ tăng trưởng -10%) sợi, cho thấy việc sản xuất hàng may mặc đã có xu hướng bão hòa ở Trung Quốc và công đoạn sản xuất hàng may mặc chuyển dần sang các nước châu Á Thái Bình Dương khác như Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ... Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc tương đối gay gắt, ngoài chi phí sản xuất, yếu tố thời gian sản xuất (leadtime) đóng vai trò rất quan trọng.

CHƯƠNG II. THỰC TIỄN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về thương mại nội ngành dệt may Việt Nam

2.1.1. Tổng quan về hoạt động ngành dệt may Việt Nam

Cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, trong những năm gần đây ngành dệt may luôn nằm trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, có kim ngạch xuất khẩu lớn, đóng góp khoảng 15% vào GDP của cả nước, giải quyết nhiều vấn đề về công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người lao động, đồng thời cũng giúp Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2 Việt nam, chỉ sau lĩnh vực điện tử.

2.1.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam

Trong suốt những năm qua, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng cả về mặt số lượng và chất lượng, và thặng dư thương mại ngày càng gia tăng.

Cụ thể, nếu như năm 2007, khi Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 8,6 tỷ USD, thì sau hơn thập kỷ, con số này đã tăng lên gần 5 lần, đạt 39,42 tỷ USD vào năm 2019. Tuy nhiên vào năm 2020, do tác động của dịch bệnh Covid 19 trên toàn thế giới, ngành dệt may toàn cầu cũng như Việt Nam đều chịu ảnh hưởng tiêu cực, do vậy kim ngạch xuất khẩu năm 2020 có sự giảm nhẹ so với 2019, và đạt 37,1 tỷ USD.

Tương tự diễn biến với kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu dệt may cũng duy trì đà tăng trưởng trong suốt giai đoạn 2007-2020. Nếu như năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam chỉ dừng ở con số 5,83 tỷ USD, thì đến năm 2019, giá trị kim ngạch nhập khẩu đã tăng lên 20,82 tỷ USD, tương đương với mức tăng xấp xỉ 4 lần.

Hình 2. 1 Kim ngạch xuất nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2007 -2020

(Nguồn: ITC)

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2020 liên tục tăng, tuy nhiên chủ yếu kim ngạch xuất khẩu là từ các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI lĩnh vực sản xuất hàng may mặc tuy chỉ chiếm khoảng 25% về lượng nhưng đóng góp tới hơn 60% kim ngạch xuất khẩu do các doanh nghiệp FDI không chỉ có lợi thế về máy móc, công nghệ mà còn có đơn hàng ổn định từ công ty mẹ chuyển về.

2.1.1.2. Các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu của dệt may Việt Nam

Liên quan đến thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam,nhìn vào vào cơ cấu xuất khẩu dệt may của Việt Nam theo thị trường năm 2020, ta nhận thấy rằng Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc đang là những thị trường chủ chốt, mũi nhọn của dệt may Việt Nam.

Tính riêng tỷ trọng của 5 thị trường này đã chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam ra thị trường thế giới. Trong đó, Mỹ đã chiếm tỷ trọng hơn 40%, chứng tỏ vị trí quan trọng trong thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra nước ngoài.

8.60 10.15 10.42 13.30 16.7618.15 21.53 25.24 27.2728.70 31.81 36.66 39.42 37.10 5.83 6.67 6.39 8.47 10.73 10.95 12.8514.52 15.45 16.0717.97 20.47 20.83 18.67 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Hình 2. 2 Thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam 2020

(Nguồn: ITC)

Đồng thời chính điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu nhu cầu hoặc biến động của Mỹ sẽ tác động rất lớn đến thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam. Điều này đã được minh chứng qua tác động của dịch Covid-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không, da giày. Nhu cầu hàng dệt may từ các đối tác Mỹ, EU sụt giảm đi hơn 40% dã kéo theo kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam 2020 giảm khoảng 14-15% so với năm 2019.

Hình 2. 3 Thị trường nhập khẩu dệt may Việt Nam 2020

(Nguồn: ITC) 41.397 11.054 9.748 9.695 2.590 25.517 Hoa Kỳ Nhật bản Trung Quốc Hàn Quốc Đức Các nước khác 52.5 11.2 7.8 4.9 2.4 1.8 19.5

Trung Quốc Hàn Quốc Hoa Kỳ Nhật Bản

Về cơ cấu thị trường nhập khẩu dệt may, mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới nhưng nguồn nguyên liệu đầu vào lại chủ yếu đến từ nhập khẩu từ các nước khác. Điều quan trọng, nguồn nguyên liệu lại chỉ tập trung nhập từ một số quốc gia. Trong đó, năm 2020, Trung Quốc chiếm tới hơn 50% kim ngạch nhập khẩu dệt may Việt Nam, Hàn Quốc cũng chiếm gần hơn 10% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Việt Nam. Khi nguồn nguyên liệu tập trung quá nhiều vào một số quốc gia sẽ khiến Việt Nam không thể chủ động trong việc sản xuất dệt may, chuỗi cung ứng dễ bị đứt gãy nếu chịu các tác động, biến cố bất thường.

2.1.2. Tình hình thương mại nội ngành dệt may Việt Nam

Dệt may là ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong nhiều năm qua, ngành dệt may đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, một trong những vấn đề dệt may Việt Nam đang gặp phải đó là tỷ trọng thương mại nội ngành đang ở mức rất cao.

2.1.2.1. Thương mại nội ngành dệt may Việt Nam theo cơ cấu sản phẩm

Một quốc gia được coi là có thương mại nội ngành theo chiều ngang nếu cùng xuất khẩu và nhập khẩu mã HS ngành dệt may giống nhau. Mặt khác, nếu một quốc gia xuất khẩu nhiều thành phẩm hàng dệt may (có mã HS từ 61-63), nhưng laị nhập khẩu nhiều nguyên liệu và phụ liệu cho ngành này (có mã HS 50-60) thì quốc gia đó có biểu hiện của thương mại nội ngành theo chiều dọc. Do đó, để phân tích đặc điểm thương mại nội ngành dệt may Việt Nam, ta tiến hành phân tích chỉ số thương mại IIT tính theo công thức Grubel-Lloyd (1975) cho cơ cấu sản phẩm của dệt may Việt Nam. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây:

Ở các mã ngành nguyên phụ liệu, chỉ số thương mại nội ngành đều có giá trị rất cao, đặc biệt là mã ngành HS 52- Bông (IIT = 0,823), HS 59 - Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp; các mặt hàng dệt thích hợp dùng trong công nghiệp (IIT = 0,654), HS 50 – Tơ tằm ( IIT = 0,649). Các mặt hàng nguyên phụ liệu quan trọng khác của dệt may Việt Nam như xơ, sợi thuộc mã ngành HS 53,54 cũng có chỉ số IIT rất cao, trên 0,5.

Bảng 2. 1 Thương mại nội ngành dệt may Việt Nam phân theo cơ cấu sản phẩm năm 2019

Mã HS (2

chữ số) Tên gọi, mô tả hàng hóa IIT

'50 Tơ tằm 0,649

'51 Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi từ lông

đuôi hoặc bờm ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên 0,042

'52 Bông 0,823

'53 Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy 0,506

'54 Sợi filament nhân tạo; dải và các dạng tương tự từ nguyên

liệu dệt nhân tạo 0,500

'55 Xơ sợi staple nhân tạo 0,360

'56

Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, chão bện (cordage), thừng và cáp và các sản phẩm của chúng

0,619

'57 Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác 0,584

'58 Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng;

hàng ren; thảm trang trí; hàng trang trí; hàng thêu 0,201

'59 Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp;

các mặt hàng dệt thích hợp dùng trong công nghiệp 0,654

'60 Các loại hàng dệt kim hoặc móc 0,353

'61 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc 0,030

'62 Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc

móc 0,035

'63 Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt và

các loại hàng dệt đã qua sử dụng khác; vải vụn 0,157

Chỉ số IIT cao chứng tỏ chênh lệch về giá trị kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong các ngành nguyên phụ liệu không cao. Điều này càng khẳng định ngành dệt may Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào nguyên phụ liệu từ nước ngoài, và dễ dẫn đến rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng trong ngành dệt may do không chủ động được nguyên liệu đầu vào.

Tuy nhiên với các mã ngành về thành phẩm dệt may từ mã 61,62,63, chỉ số IIT rất thấp, đều nhỏ hơn 0,3. Cụ thể chỉ số IIT cho mã ngành HS 61- Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc chỉ đạt 0,03, hay HS 62- Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc cũng chỉ ghi nhận ở mức 0,035. Chỉ số IIT rất thấp, nhỏ hơn 0,3 chứng tỏ chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu hơn rất nhiều so với giá trị nhập khẩu, thương mại chủ yếu tồn tại dưới dạng một chiều. Việt Nam không có sự trao đổi hàng hóa tương tự về các thành phẩm, do vậy giá trị thương mại Việt Nam thu được khi tham gia trao đổi với nước khác sẽ không cao.

Qua những phân tích trên, ta thấy dệt may Việt Nam có chỉ số thương mại nội ngành rất cao ở các mã ngành về nguyên phụ liệu, trong khi đó đạt rất thấp ở mã ngành về thành phẩm, chứng tỏ thương mại nội ngành Việt Nam chủ yếu là thương mại nội ngành theo chiều dọc. Ngoài ra, dựa theo phương pháp phân rã thương mại nội ngành của Kandogan (2003), ta được kết chỉ số thương mại nội ngành là:

IITi = |Xi+Mi|- |Xi-Mi| = 41659034 (Nghìn USD)

Trong đó, chỉ số thương mại nội ngành theo chiều ngang: HITi = ∑ (𝑋𝑖𝑝 + 𝑀𝑖𝑝 − |Xi − Mi| )𝑝 = 16119618 (Nghìn USD) Thương mại nội ngành theo chiều dọc:

VIITi = IITi- HIITi = 41659034 – 16119618 = 25539416 (Nghìn USD)

Tỷ trọng của thương mại nội ngành theo chiều dọc lớn hơn rất nhiều so với chiều ngang, cụ thể chiếm hơn 60% thương mại nội ngành của Việt Nam. Điều này càng khẳng định thương mại nội ngành dệt may Việt chủ yếu là thương mại nội ngành theo chiều dọc.

Bảng 2. 2 Phân rã thương mại nội ngành dệt may Việt Nam năm 2019 (Đơn vị: Nghìn USD)

Mã HS

Tên gọi, mô tả hàng hóa Kim ngạch

Xuất khẩu

Kim ngạch Nhập Khẩu

X+M X-M HIIT

'50 Tơ tằm 108791 52321 161112 56470 104642

'51 Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi từ lông đuôi hoặc bờm ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên

6798 317294 324092 310496 13596

'52 Bông 3055101 4373633 7428734 1318532 6110202

'53 Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy 35633 105208 140841 69575 71266

'54 Sợi filament nhân tạo; dải và các dạng tương tự từ nguyên liệu dệt nhân tạo

1132715 3398692 4531407 2265977 2265430

'55 Xơ sợi staple nhân tạo 649469 2959302 3608771 2309833 1298938

'56

Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe, chão bện (cordage), thừng và cáp và các sản phẩm của chúng

408855 912543 1321398 503688 817710

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa theo số liệu của ITC)

'58 Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; hàng ren; thảm trang trí; hàng trang trí; hàng thêu

120689 1080868 1201557 960179 241378

'59 Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp; các mặt hàng dệt thích hợp dùng trong công nghiệp

712427 1465219 2177646 752792 1424854

'60 Các loại hàng dệt kim hoặc móc 1167525 5446161 6613686 4278636 2335050

'61 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc 14884923 223620 15108543 14661303 447240

'62 Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc

15153098 268714 15421812 14884384 537428

'63 Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; quần áo dệt và các loại hàng dệt đã qua sử dụng khác; vải vụn

1815812 154797 1970609 1661015 309594

2.1.2.2. Thương mại nội ngành giữa Việt Nam với các khu vực

Từ số liệu sau khi được tính toàn từ nguồn ITC, ta thấy Việt Nam có quan hệ thương mại nội ngành chủ yếu với các nước châu Á có vị trí địa lý gần Việt Nam như các nước Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc, các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Trung Quốc là nước tiếp giáp với Việt Nam, giáp ranh nhiều tỉnh thành của Việt Nam, là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa nói chung, và dệt may nói riêng với nhau. Điều đó là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy thương mại nội ngành dệt may giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể xem xét trong giai đoạn 2010-2020, chỉ số thương mại nội ngành IIT vào năm 2010 chỉ là 0,295, dừng ở mức có tiềm năng phát triển thương mại nội ngành thì đến nay chỉ số IIT này ngày càng tăng, và đạt 0,539 vào năm 2020. Điều này chứng tỏ thương mại nội ngành giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng.

Với các quốc gia Đông Á khác như HongKong, Đài Loan, Hàn Quốc, các quốc gia này có vị trị địa lý rất gần với Việt Nam, nên chi phí vận chuyển hàng giữa các nước với nhau sẽ thấp hơn so với các quốc gia ở khu vực Châu Âu, Châu Mỹ, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại nội ngành giữa Việt Nam với các nước Đông Á. Hơn nữa, do vị trí địa lý gần nhau, nên các nước này và Việt Nam có những nét tương

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)