6. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Đối với doanh nghiệp
3.3.2.1. Hạn chế sự mất cân bằng trong cán cân thương mại bằng đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
Rõ ràng, khi doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ một số ít đối tác sẽ đem lại nhiều nguy cơ gây gián đoạn hoạt động sản xuất và kinh doanh, đồng thời cũng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc phụ thuộc này, cũng là nguyên nhân dẫn đến nhập khẩu quá nhiều từ một số nơi nhất định, gây ra sự mất cân bằng trong cán cân thương mại. Do vậy, doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào, đặc biệt tận dụng ưu đãi để nhập khẩu nguyên vật liệu từ các quốc gia thành viên FTA với hàng rào thuế quan thấp.
Trong ngắn hạn. doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào từ nhiều công ty, doanh nghiệp thuộc nhiều thị trường trên thế giới. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần khai thác, mở rộng quan hệ với các đối tác mới từ các hội chợ thương mại, định hướng của Nhà nước, của Hiệp hội ngành Dệt May Việt Nam và từ các thông tin trên internet, báo chí.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tối thiểu hóa chi phí sản xuất ra các thành phẩm dệt may. Cụ thể, các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh đầu tư, thay thế một số thiết bị, máy móc sản xuất đã quá lạc hậu, cho năng suất thấp và tiêu hao nhiều năng lượng. Hoặc khi điều kiện tài chính chưa cho phép thì các doanh nghiệp có thể chủ động liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc vay vốn lẫn nhau giúp giảm thiểu khó khăn về tài chính, công nghệ, đẩy mạnh phát triển nội lực cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc thay đổi nguồn cung nguyên liệu về thị trường nội địa sẽ giúp các doanh nghiệp đối phó được với những biến động trên thị trường cung cấp
nguyên vật liệu trên thế giới một cách nhanh nhạy và hợp lý. Mặc khác, doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức trong việc mua bán, vận chuyển, bảo quản nhằm giảm thiểu tỷ lệ lãng phí nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển.
Trong dài hạn, doanh nghiệp nên cần có chính sách, chiến lược và kế hoạch đầu tư phát triển cho việc tự tạo nguồn nguyên liệu cho mình, phù hợp với tình hình và điều kiện với công ty. Doanh nghiệp cũng cần xây dựng năng lực chuyển sang các hình thức cao hơn thay vì chỉ gia công, khi đó mới có quyền quyết định việc mua vải ở đâu, lựa chọn nhà cung cấp nào, từ đó mới phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ hiệu quả. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, và thu được nhiều lợi ích trong ngành thương mại.
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may của doanh nghiệp
Mô hình cũng chứng minh yếu tố mức độ mất cân bằng trong thương mại ngành dệt may có ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại nội ngành, do vậy, doanh nghiệp cần phải để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu bằng cách nâng cao giá trị sản phẩm dệt may và lượng sản phẩm xuất khẩu, qua đó hạn chế mức độ mất cân bằng giữa xuất khẩu, và nhập khẩu đặc biệt với các đối tác như Trung Quốc, có như vậy thương mại giữa hai quốc gia mới bền vững, tạo điều kiện để phát triển thương mại nội ngành giữa Việt Nam với các đối tác.
Giao thương với các doanh nghiệp từ các nước khác, bản thân các sản phẩm dệt may của Việt nam phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, và thị hiếu của các nước đối tác. Để làm được điều này, rõ ràng mỗi doanh nghiệp Việt nam cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may của mình.
Trước hết, mỗi doanh nghiệp cần chọn ra những sản phẩm có thể mạnh, sau đó tập trung cải tiến, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Khi đó, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng chiến lược sản phẩm đi liền với việc đối mới sản phẩm, gắn với chiến lược nhãn hiệu và các chiến lược dịch vụ sau bán hàng nắm bắt được trúng tâm lý của người tiêu dùng.
Đồng thời các máy móc trong hoạt động sản xuất phải được thường xuyên kiểm tra, nâng cấp, cập nhật theo những thông tin về công nghệ sản xuất mới, chú trọng vào xây dựng kế hoạch đầu tư, đổi mới thiết bị sản xuất một cách chi tiết, đồng bộ sẽ đảm bảo gia tăng năng suất lao động và góp phần giảm giá thành sản phẩm, hạn chế tối đa “thời gian chết” trong sản xuất.
Tiếp đến, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt theo yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kỹ thuật bên đặt cung cấp, thành lập một đội ngũ giám sát có trình độ và kinh nghiệm, kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu, nhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra đồng bộ, theo tiêu chuẩn của thị trường nước nhập khẩu.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt cũng cần nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế bằng việc cử cán bộ tham gia các lớp huấn luyện về hệ thống tiêu chuẩn hoặc mời chuyên gia có kinh nghiệm về đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi xuất sang thị trường quốc tế.
Để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may Việt Nam, thì việc xây dựng và phát triển thương hiệu dệt may cũng vô cùng quan trọng. Khi giá trị thương hiệu gia tăng thì doanh thu từ hoạt động xuất khẩu dệt may sẽ được nâng cao. Để làm được điều này, mỗi doanh nghiệp cần phải chú trọng xây dựng trung tâm thiết kế hội tụ đội ngũ thiết kế năng động, sáng tạo, nhạy bén với sự thay đổi nhu cầu về thời trang thế giới.
Hơn nữa, để có được những sản phẩm thời trang bắt kịp xu hướng, bản thân mỗi doanh nghiệp cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, thực hiện điều tra, thu thập thông tin phản hồi từ phía các nhà nhập khẩu sau mỗi đơn hàng để cập nhập xu hướng và phong cách tiêu dùng mới của thị trường quốc tế và tìm hiểu những rào cản khi muốn thâm nhập thị trường đó.
Khi đã có sản phẩm tốt, doanh nghiệp cần đăng kí quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ thương hiệu đồng thời xây dựng hệ thống phân phối rộng rãi cho sản phẩm dễ dàng tiếp cận thị trường tiêu dùng quốc tế, tích cực tham gia các triển lãm, hội chợ giới
thiệu sản phẩm và liên kết với các nhà nhập khẩu nội địa giới thiệu sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nâng cao sản phẩm dệt may bằng cách tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành. Trước sự gia tăng hội nhập ngày càng mạnh mẽ, tầm quan trọng của việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành ngày càng được nâng cao. Rõ ràng, nếu không muốn doanh nghiệp của mình chết yểu thì các doanh nghiệp trong ngành may cần liên kết chặt chẽ với nhau. Thay vì tiếp tục nhận gia công như hiện nay, doanh nghiệp dệt may cần phải thực hiện những đơn hàng FOB và ODM thực sự, sử dụng nguồn nguyên, phụ liệu từ các doanh nghiệp trong nước thay vì nhập khẩu từ Trung Quốc hay Đài Loan.
Việc liên kết dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành cần có sự rằng buộc, phải xuất phát từ lợi ích kinh tế cũng như động lực để liên kết chuỗi từ sự tin tưởng, những thỏa thuận về giảm giá, mua lại phần nguyên phụ liệu sử dụng không hết… Liên kết chuỗi phải có sự rằng buộc, tin tưởng và trung thành với nhau thì mới bền vững” (Nguyễn Đình Trường, 2016). Các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam hoàn toàn có thể gặp gỡ những doanh nghiệp sản xuất vải, trao đổi và thử mẫu để kiểm tra chất lượng sau đó đề xuất với người đặt hàng sử dụng nguyên liệu từ trong nước. Mới đầu, việc hình thành liên kết chuỗi này sẽ gặp phải nhiều khó khăn, nhưng nếu kiên trì và tích cực thì sẽ cải thiện được đáng kể giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
Một hình thức liên kết dọc khác, đó là việc các doanh nghiệp may cùng liên kết với nhau để đầu tư vốn vào doanh nghiệp có khả năng sản xuất lớn về nguyên phụ liệu, nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và dễ dàng kiểm soát được chất lượng sản phẩm.
3.3.2.3. Chủ động tìm hiểu và khai thác các lợi thế từ các hiệp định FTA
Để lợi thế FTA có tác động tích cực và rõ ràng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam, không chỉ Nhà nước cần tham gia với vai trò định hướng, bản thân doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc khai thác các quy định, thông tin có trong các hiệp định FTA.
Doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ thông tin cũng như năng lực pháp lí, năng lực sản xuất và kinh doanh để tổ chức tốt hoạt động sản xuất, tối ưu chuỗi cung ứng hàng hóa xuất khẩu nhằm đáp ứng tốt các quy tắc xuất xứ ưu đãi, các hàng rào kĩ thuật và cơ chế xuất nhập khẩu theo Hiệp định.
Doanh nghiệp trong nước cần tích cực cập nhật những kiến thức về hội nhập, chủ động nâng cao trình độ quản lý, công nghệ, đảm bảo các yêu cầu về nguồn gốc, quy trình sản xuất, phân phối... để có thể tận dụng tốt hơn những lợi ích từ các FTA. Ngoài ra, trong bối cảnh thực thi hàng loạt các FTA sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn và thách thức cho các doanh nghiệp dệt may Việt. Các doanh nghiệp Việt đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa nhập khẩu ồ ạt vào thị trường nội địa nhờ ưu đãi thuế quan ngay tại chính “sân nhà”. Điều này không chỉ yêu cầu mỗi doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, khẳng định thương hiệu… mà doanh nghiệp cần giữ vững thị trường nội địa hơn 100 triệu dân.
Doanh nghiệp hàng Việt cũng cần đổi mới, ứng dụng khoa học - công nghệ cao trong sản xuất để nâng chất lượng sản phẩm, đi đôi với xây dựng thương hiệu, chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất, đưa hàng hóa lưu thông ra thị trường, ứng dụng công nghệ 4.0, thương mại điện tử trong lưu thông phân phối hàng Việt.
KẾT LUẬN
Ngành dệt may Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự nỗ lực tăng trưởng mạnh mẽ cả về lượng và chất. Việc hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng tới thương mại nội ngành dệt may sẽ giúp nhà nước có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho thương mại nội ngành dệt may phát triển và giúp các doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển hợp lý nâng cao năng lực, đạt được nhiều lợi ích khi tham gia hoạt động giao thương với các quốc gia khác.
Trước hết, nghiên cứ đã thực hiện tổng quan nghiên cứu nhằm hệ thống hoá đầy đủ các căn cứ lí thuyết và thành tựu nghiên cứu về thương mại nội ngành trên thế giới và Việt Nam. Kế thừa và vận dụng mô hình tác động ngẫu nhiên RE để kiểm định mức độ ảnh hưởng các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam.
Nghiên cứu đã chỉ ra các kết quả quan trọng như: quy mô kinh tế của đối tác nước ngoài có tác động tích cực đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam, trong khi đó các yếu tố về khoảng cách, mức độ mất cân bằng trong thương mại dệt may có tác động tiêu cực đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam.
Bên cạnh đó, mặc dù được kì vọng về tác động tích đến thương mại nội ngành dệt may, nhưng nghiên cứu chưa tìm được vai trò đáng kể của FDI, các hiệp định FTA từ mô hình. Ngoài ra, các yếu tố về thị trường nội địa quy mô và dân số Việt Nam chưa có tác động rõ rệt đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam
Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của đề tài, nghiên cứu đề xuất toàn diện các giải pháp và kiến nghị đối với Chính phủ, doanh nghiệp, Hiệp hội và các bên liên quan nhằm cải thiện thương mại nội ngành dệt may Việt Nam, cũng như gia tăng giá trị thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng bài luận văn vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định về những khám phá từ mô hình kiểm định như ảnh hưởng của các yếu tố FDI và FTA trong dài hạn, hay nghiên cứu chưa thể phân tách riêng và xem xét ảnh hưởng
của các nhân tố đến thương mại nội ngành dệt may theo chiều ngang và chiều dọc. Đây là những nội dung sẽ được tác giả nghiên cứu chuyên sâu trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
ANH, V. D, Thương mại nội ngành giữa Việt Nam và Trung Quốc: Trường hợp ngành May mặc, Tạp chí Công Thương,2020
Arnold, L. G. (n.d.). Existence of equilibrium in the Helpman–Krugman model of international trade with imperfect competition, 1998
Balassa B., a. L, Intra-Industry Specialisation in a Multi-Industry Framework, .
Economic Journal,, 1987, trang 923-939
Bergstrand, J. H, The generalized gravity equation monopolistic competition, and the factor- proportions theory in international trade, Review of Economics and Statistics, 1989
Caves, R. E. (n.d.). Intra-Industry Trade and Market Structure in the Industrial Countries, Oxford Economic Papers, ,1981, trang 203-223
Donghui Li, F. M.-B, The determinants of intra-industry trade in insurance services,
The Journal of Risk and Insurance, 2003
Fukasaku, K, Economic regionalisation and intra-industry trade: Pacific-Asian Perspectives, OECD Development Centre, 1992.
Grubel, H. G, Intra-Industry Trade: The Theory and Measurement of International Trade in Differential Products, New York: Wiley, 1975
Ha Minh Nguyen, B. Q, Determinants of Intra-Industry Trade between Vietnam and Countries in TPP. Journal of Asian Finance, Economics and Business Vol 7 No 1, 2017
Helpman, E. a. (n.d.), Market Structure and Foreign Trade, Cambridge Mass.: MIT Press, 1985
Hoàn, P. T, Cơ hội và thách thức của dệt may Việt Nam trong bối cảnh gia nhập hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, Tập 126, Số 5A, 2017, Trang 173–184.
Łapińska, J, Determinant Factors of Intra-Industry Trade: the Case of Poland and Its European Union Trading Partners, Research Gate, 2015
Leamer, E, Measure of Openness, Trade Policy Issues and Empirical Analysis
Chicago, Ill.: University of Chicago Press, 1988
Lee, H. a, Intra-Industry Trade in Manufactures, Welwirtschaftliches Archiv, Trang 159-171, 1993
Mulenga, M. C., Determinants of intra-industry trade between Zambia and it's trading partners in the Southern African development community (SADC), Ethiopian Journal of Economics, Volume XXI, số 1, 2012
Qiuzhen, L, An Empirical Research on Intra-industry Trade and Determinants of Textile Industry Between China and India: A Co-integration Analysis Based on Time-series Data of 1997-2011, M & D Forum, 2013
Sharma, K, Pattern and determinants of intra-industry trade in Australian manufacturing, Center discussion paper, số. 813, 1999
Stanley, D. P, Determinants of Intra-Industry Trade Between Developing Countries and the United States, Journal of Economic Development, 1999
Tran Nhuan Kien, Determinants of Intra-Industry Trade for Vietnam’s Manufacturing Industry, Journal of Economics and Development, Trang 5-18, 2016
Trang, V. T, Vận dụng mô hình trọng lực trong đo lường thương mại nội ngành hàng chế biến giữa Việt Nam với một số nước thành viên thuộc APEC, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 117, Trang 167 - 176, 2013
Trang, V. T, Yếu tố tác động đến thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và APEC, Tạp chí Tài chính, 2017
Trupkiewicz, M, Determinants of the horizontal and vertical intra-industry trade between Norway and The European Union, Master Thesis, 2015
William C. Sawyer, R. L, Patterns and determinants of intra-industry trade in Asia.
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2021
BẢN GIẢI TRÌNH SỬA CHỮA/BỔ SUNG LUẬN VĂN
THEO BIÊN BẢN BUỔI BẢO VỆ HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên HVCH: Nguyễn Thị Trâm
Chuyên ngành: KTQT Mã số: 8310106
Đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thu Hiền
Căn cứ kết luận sau phiên họp ngày 20/8/2021 của Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ (được