6. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Tổng quan về hoạt động ngành dệt may Việt Nam
Cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, trong những năm gần đây ngành dệt may luôn nằm trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, có kim ngạch xuất khẩu lớn, đóng góp khoảng 15% vào GDP của cả nước, giải quyết nhiều vấn đề về công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người lao động, đồng thời cũng giúp Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2 Việt nam, chỉ sau lĩnh vực điện tử.
2.1.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam
Trong suốt những năm qua, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng cả về mặt số lượng và chất lượng, và thặng dư thương mại ngày càng gia tăng.
Cụ thể, nếu như năm 2007, khi Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 8,6 tỷ USD, thì sau hơn thập kỷ, con số này đã tăng lên gần 5 lần, đạt 39,42 tỷ USD vào năm 2019. Tuy nhiên vào năm 2020, do tác động của dịch bệnh Covid 19 trên toàn thế giới, ngành dệt may toàn cầu cũng như Việt Nam đều chịu ảnh hưởng tiêu cực, do vậy kim ngạch xuất khẩu năm 2020 có sự giảm nhẹ so với 2019, và đạt 37,1 tỷ USD.
Tương tự diễn biến với kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu dệt may cũng duy trì đà tăng trưởng trong suốt giai đoạn 2007-2020. Nếu như năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam chỉ dừng ở con số 5,83 tỷ USD, thì đến năm 2019, giá trị kim ngạch nhập khẩu đã tăng lên 20,82 tỷ USD, tương đương với mức tăng xấp xỉ 4 lần.
Hình 2. 1 Kim ngạch xuất nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2007 -2020
(Nguồn: ITC)
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2020 liên tục tăng, tuy nhiên chủ yếu kim ngạch xuất khẩu là từ các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI lĩnh vực sản xuất hàng may mặc tuy chỉ chiếm khoảng 25% về lượng nhưng đóng góp tới hơn 60% kim ngạch xuất khẩu do các doanh nghiệp FDI không chỉ có lợi thế về máy móc, công nghệ mà còn có đơn hàng ổn định từ công ty mẹ chuyển về.
2.1.1.2. Các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu của dệt may Việt Nam
Liên quan đến thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam,nhìn vào vào cơ cấu xuất khẩu dệt may của Việt Nam theo thị trường năm 2020, ta nhận thấy rằng Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc đang là những thị trường chủ chốt, mũi nhọn của dệt may Việt Nam.
Tính riêng tỷ trọng của 5 thị trường này đã chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam ra thị trường thế giới. Trong đó, Mỹ đã chiếm tỷ trọng hơn 40%, chứng tỏ vị trí quan trọng trong thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra nước ngoài.
8.60 10.15 10.42 13.30 16.7618.15 21.53 25.24 27.2728.70 31.81 36.66 39.42 37.10 5.83 6.67 6.39 8.47 10.73 10.95 12.8514.52 15.45 16.0717.97 20.47 20.83 18.67 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Hình 2. 2 Thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam 2020
(Nguồn: ITC)
Đồng thời chính điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu nhu cầu hoặc biến động của Mỹ sẽ tác động rất lớn đến thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam. Điều này đã được minh chứng qua tác động của dịch Covid-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không, da giày. Nhu cầu hàng dệt may từ các đối tác Mỹ, EU sụt giảm đi hơn 40% dã kéo theo kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam 2020 giảm khoảng 14-15% so với năm 2019.
Hình 2. 3 Thị trường nhập khẩu dệt may Việt Nam 2020
(Nguồn: ITC) 41.397 11.054 9.748 9.695 2.590 25.517 Hoa Kỳ Nhật bản Trung Quốc Hàn Quốc Đức Các nước khác 52.5 11.2 7.8 4.9 2.4 1.8 19.5
Trung Quốc Hàn Quốc Hoa Kỳ Nhật Bản
Về cơ cấu thị trường nhập khẩu dệt may, mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới nhưng nguồn nguyên liệu đầu vào lại chủ yếu đến từ nhập khẩu từ các nước khác. Điều quan trọng, nguồn nguyên liệu lại chỉ tập trung nhập từ một số quốc gia. Trong đó, năm 2020, Trung Quốc chiếm tới hơn 50% kim ngạch nhập khẩu dệt may Việt Nam, Hàn Quốc cũng chiếm gần hơn 10% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Việt Nam. Khi nguồn nguyên liệu tập trung quá nhiều vào một số quốc gia sẽ khiến Việt Nam không thể chủ động trong việc sản xuất dệt may, chuỗi cung ứng dễ bị đứt gãy nếu chịu các tác động, biến cố bất thường.