Sự khác biệt về quy mô kinh tế giữa các nước

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam. (Trang 33 - 34)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.5. Sự khác biệt về quy mô kinh tế giữa các nước

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra khi sự khác biệt về quy mô kinh tế giữa các quốc gia có ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại nội ngành giữa các nước.

Donghui Li, Fariborz và Ah-Boon Sim (2003) trong bài nghiên cứu của mình về các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dịch vụ bảo hiểm của Mỹ với các đối tác thương mại từ 26 quốc gia từ năm 1995 và 1996 đã kết luận như sau: sự khác biệt về cấu trúc giữa các nền kinh tế biểu hiện thông qua thu nhập bình quân có tác động tiêu cực đến chỉ số IIT, thông qua việc giảm khả năng xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm nội địa với nước ngoài. Mức độ tương đồng về thu nhập sẽ làm tăng nhu cầu bảo hiểm tương tự, qua đó thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia. Điều đó càng chứng tỏ trong ngành dịch vụ bảo hiểm, các nước phát triển (thu nhập cao) có hoạt động trao đổi chính với các nước phát triển (thu nhập cao).

Tương tự, trong bài nghiên cứu về sự phát triển Thương mại các quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương trong suốt hơn một thập kỷ (1979-1988), Kiichiro Fukasaku (1992) đã kết luận rằng: Sự tương đồng về nhu cầu và quy mô nền kinh tế càng lớn, thì mức độ thương mại nội ngành giữa các quốc gia càng cao. Điều này cũng chỉ ra tốc độ tăng trưởng cao liên tục của các nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương trong những năm thập niên 1990 sẽ càng thúc đẩy thương mại nội ngành gia tăng.

Bên cạnh đó, một số tác giả cũng đánh giá tác động này không chỉ trong ngắn hạn mà còn dài hạn. Tác giả Li Quiuzhen (2013) trong bài nghiên cứu thương mại nội ngành dệt may giữa Trung Quốc và Ấn Độ dựa trên số liệu thương mại hàng năm từ 1997 đến 2011 đã chỉ ra yếu tố sự khác biệt về thu nhập bình quân đã làm giảm mức độ giữa mại nội ngành giữa hai quốc gia này. So sánh với ngắn hạn, các yếu tố về độ mở cửa thương mại, sự khác biệt giữa thu nhập bình quân và sự biến động về tỷ giá có tác động lớn hơn đến thương mại nội ngành trong dài hạn.

Không chỉ đúng với các nước phát triển, sự khác biệt về quy mô nền kinh tế giữa một quốc gia với các đối tác có tác động tiêu cực đến thương mại nội ngành, cũng đúng với trường hợp các nước đang phát triển như trong nghiên cứu về Việt Nam của tác giả Võ Thy Trang (2013), Kiên Trần và Thảo Trần (2016); hay Mulenga (2012) nghiên cứu về thương mại nội ngành của Zambia với các đối tác thương mại.

Các quốc gia, vùng lãnh thổ có mức độ tương đồng về kinh tế sẽ có xu hướng sản xuất và trao đổi với nhau cho dù sự khác biệt hóa sản phẩm chỉ xảy ra ở một số ngành kinh tế Mulenga (2012).

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành dệt may Việt Nam. (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)