Trên thực tế, vấn đề tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lại chưa được nghiên cứu nhiều, do đó tại Việt Nam chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu đề tài này, các nghiên cứu tập trung phân tích tác động của chính sách tỷ giá tới thu hút FDI mà chưa có nhiều nghiên cứu phân tích tác động của tỷ giá tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nghiên cứu các nhân tố tác động tới FDI vào khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1991-2009 với dữ liệu của 6 quốc gia: Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, tác giả Hoàng Hồng Hiệp(2012) đã sử dụng mô hình FGLS để kiểm định sự thay đổi của FDI khi bị tác động bởi các biến độc lập: quy mô thị trường (GDP), tỷ giá hối đoái (EXCHANGE), độ mở thương mại (OPEN), lạm phát (INFLATION), chi phí lao động (WAGE), lãi suất thực (INTEREST). Kết quả chỉ ra rằng quy mô thị trường, độ mở của nền kinh tế là những yếu tố có tác động tích cực đến dòng vốn FDI. Cùng với các yếu tố kinh tế vĩ mô, chính sách tỷ giá có tác động không nhỏ đến dòng vốn FDI. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát và sự phát triển tài chính dường như không có tác động đáng kể về mặt thống kê đối với dòng vốn FDI.
Dựa trên cơ sở của những nghiên cứu lý luận về mối quan hệ giữa biến động tỷ giá với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới FDI tại Việt Nam của Trương An Bình được đăng tải trên Kinh tế & Dự báo (2015- Số 8), xem xét tác động của việc tăng giá USD tới số lượng FDI vào Việt Nam trên cơ sở số liệu từ năm 1992-2013. Tác giả đã đưa vào bài nghiên cứu mô hình như sau:
Trong đó: 𝜀𝜀𝜀𝜀𝜀𝜀 là hàm logarit của FDI năm thứ t; 𝜀𝜀𝜀−− là hàm logarit của tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng USD với VND của năm t-j ( j=0,1,2...n); 𝜀𝜀: nhiễu trắng. Kết quả phân tích mô hình của tác giả cho thấy sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa đồng USD với VND rõ ràng đã ảnh hưởng tới sự tăng trưởng FDI vào nước ta. Từ các hệ số của mô hình ta thấy sự mất giá VND đã một phần nào có tác dụng thúc đẩy FDI và tác dụng này thể hiện trong năm hoặc một năm sau đó, tức là khi nền kinh tế trong nước ổn định, đồng tiền mất giá 1 đơn vị ở năm trước, nó sẽ thúc đẩy FDI tăng trưởng xấp xỉ 0.41 đơn vị trong năm sau, còn nếu khi VND mất giá 1 đơn vị trong năm này, nó sẽ thúc đẩy FDI tăng trưởng xấp xỉ 2.23 đơn vị trong năm đó, tổng cộng hai yếu tố kết hợp lại sẽ giúp FDI tăng trưởng xấp xỉ 2.64 đơn vị. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2017) cũng đã phân tích tỷ giá và thu hút FDI, tuy nhiên tác giả lại xem xét dưới góc độ chính sách tỷ giá với đề tài: “Tác động của chính sách tỷ giá đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” giai đoạn 2000-2015. Tác giả đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu khoa học: định tính và định lượng với phương pháp ARDL (Auto - Regressive Distributed Lag) với ba mô hình như sau:
Mô hình 1: FDI= f(NER, INT, OPEN, SIZE, DUM) Mô hình 2: FDI = f(NEER, INT, OPEN, SIZE, DUM) Mô hình 3: FDI = f(REER, INT, OPEN, SIZE, DUM)
Trong đó biến LnFDI: logarit đầu tư trực tiếp nước ngoài, NER: tỷ giá danh nghĩa song phương, NEER: tỷ giá danh nghĩa đa phương, REER: tỷ giá thực đa phương, INT: chỉ số can thiệp được tính bằng sự thay đổi của dự trữ quốc gia so với M0, OPEN: độ mở kinh tế, SIZE: biến quy mô thị trường, DUM: biến giả cho sự kiện gia nhập WTO. Kết quả chạy mô hình cho thấy, các biến INT, LnGDP, REER, DUM có quan hệ nhân quả giải thích cho sự thay đổi của LnFDI. Từ đó, tác giả đưa ra kết luận (i), thu hút FDI vào Việt Nam có tác động tích cực từ chính sách tỷ giá thông qua biến đại diện là chỉ số can thiệp; đồng thời, sự giảm giả danh nghĩa của VND (thông qua NEER) và tăng giá thực tế (thông qua REER) giúp tăng tương đối FDI; (ii), Trong các biển tác động tích cực tới thu hút FDI, hệ số biến INT cao nhất, song
chỉ số can thiệp chỉ thay đổi rất nhỏ về giá trị và không thể xảy ra trường hợp chênh lệch giá trị ∆INT >1 trong điều kiện dự trữ ngoại hối còn hạn chế của Việt Nam, do đó sự ảnh hưởng của INT đến FDI tích cực nhưng không làm thay đổi lớn đến quy mô FDI; (iii), GDP thực tế tác động tích cực đến thu hút FDI, hệ số là nhỏ nhất so với các biến khác.
Bài nghiên cứu của Bùi Thị Lan Phương được đăng tải trên Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán (2018) với đề tài “Tác động của chính sách tỷ giá tới thu hút FDI, kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam”. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích cơ sở lý luận kênh tác động của chính sách tỷ giá tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời phân tích hai quốc gia điển hình Trung Quốc và Thái Lan trong việc hoàn thiện chính sách tỷ giá nhằm thu hút FDI vào các quốc gia này. Qua bài học kinh nghiệm của hai quốc gia đó, bài nghiên cứu đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm khuyến nghị áp dụng tại Việt Nam. Bài nghiên cứu tuy đã nêu ra được một số tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút FDI, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm một số nước từ đó rút ra bài học cho Việt Nam, tuy nhiên chưa phân tích được mức độ ảnh hưởng của tỷ giá tới FDI như thế nào.