Môi trường chính trị - xã hội ổn định có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi tình hình chính trị không ổn định thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi bởi khi đó, lợi ích của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng nên lòng tin của nhà đầu tư cũng giảm. Mặt khác, khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định, chính phủ nước nhận đầu tư không đủ khả năng kiểm soát các hoạt động đầu tư, điều này sẽ dẫn đến vấn đề vốn đầu tư trực tiếp nước ngоài hoạt động theo mục đích riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngоài của nước nhận đầu tư sẽ thấp và không hiệu quả.
Một thách thức khác đối với thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước Đông Nam Á là sự mất ổn định kinh tế và chính trị do mâu thuẫn trong các nước. Theo kết quả của cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS- Yusof Ishak) với tựa đề “Thông điệp Đông Nam Á: 2020” (The State of Southeast
Asia: 2020) cho thấy bất ổn chính trị nội bộ, suy thoái kinh tế và biến đổi khí hậu bị coi là 3 mối quan ngại an ninh cấp bách nhất của khu vực Đông Nam Á trong năm 2020, trong đó có tới 70,5% số người được hỏi lựa chọn bất ổn chính trị nội bộ là mối lo ngại lớn nhất.
Một môi trường đầu tư an toàn, an ninh và ổn định luôn là điểm đến thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, các nước Đông Nam Á cần đặt mục tiêu và có các biện pháp duy trì ổn định môi trường kinh tế và chính tị lên hàng đầu, tạo môi trường đầu tư lành mạnh nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á
Không chỉ vậy, sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô cũng là điều kiện tiên quyết của mọi quyết định đầu tư. Nền kinh tế nước sở tại sẽ rất thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nếu đó là nơi không chỉ có khả năng sinh lợi cao mà còn phải là nơi an toàn cho sự vận động của các hoạt động vốn đầu tư. Điều này đòi hỏi môi trường vĩ mô của nước nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải là môi trường ổn định. Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được thể hiện qua kiềm chế lạm phát và ổn định tiền tệ, các công cụ của chính sách tài chính - tiền tệ của quốc gia đó.
Thách thức đặt ra cho các quốc gia Đông Nam Á là hạn chế tối thiệt hại kinh tế đa tác động mà dịch Covid-19 gây ra, kiểm soát tốt dịch bệnh để có thể từ đó, tạo tâm lý, niềm tin cho nhà đầu tư, thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực.