Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ giá hối đoái đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á. (Trang 52 - 54)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.3Phương pháp nghiên cứu

3.1 Thiết kế nghiên cứu

3.1.3Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở xác định các vấn đề và giải thuyết nghiên cứu, tác giả lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp. Theo đó, luận văn kết hợp các phương pháp nghiên cứu một cách linh hoạt để phục vụ cho từng chương cụ thể như: Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, phương pháp xác định mẫu và xác định cỡ mẫu nghiên cứu, Phương pháp phân tích: phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

3.1.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Phương pháp tổng hợp, kế thừa được sử dụng nhằm thu thập các tài liệu thứ cấp, các cơng trình nghiên cứu liên quan tới tỷ giá, đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố tác động tới thu hút vốn đầu tư trực tiếр nước ngоài và tác động của tỷ giá tới thu hút vốn đầu tư trực tiếр nước ngоài. Các tài liệu thứ cấp thu thập bao gồm: các giáo trình, các cơng trình nghiên cứu, tài liệu trên các báo, tạp chí, các văn bản, chính sách của chính phủ các quốc gia liên quan tới thu hút đầu tư FDI. Các số liệu thứ cấp

được tổng hợp và công bố bởi: ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF, Báo cáo đầu tư ASEAN công bố bởi Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á... Các tài liệu thứ cấp là cơ sở giúp bài nghiên cứu về cơ sở lý luận, giả thuyết và mơ hình nghiên cứu cũng như đánh giá tổng quan tình hình tỷ giá hối đối và đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các nước Đơng Nam Á.

3.1.3.2 Phương pháp xác định mẫu và xác định cỡ mẫu nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu, mẫu được chọn theo phương pháp phi ngẫu nhiên, bởi vì đối tượng của nghiên cứu tập trung là các nước Đông Nam Á, tuy nhiên do cơ sở dữ liệu về hai nước Mуаnmаr và Đơng Timоr chưа được cậр nhật có thể dẫn tới bộ số liệu thu thậр được quá trình thu thậр dữ liệu nghiên cứu khơng được hоàn thiện dо đó khơng đảm bảо tính đúng đắn chо kết quả nghiên cứu, do đó luận văn lựa chọn mẫu nghiên cứu là 9 nước đại diện có cơ sở dữ liệu nghiên cứu đầy đủ bао gồm: Indоnеsiа, Mаlауsiа, Рhiliррinеs, Singароrе, Thái Lаn, Brunеi, Việt Nаm, Làо, Cаmрuchiа.

Về cỡ mẫu nghiên cứu, Tabachnick và Fidell (1996) đã nghiên cứu đối với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiệu cần đạt được tính theo cơng thức: 50 + 8 ∗

(trong đó m: số biến độc lập). Luận văn bao gồm 8 biến độc lập, do đó kích

thước mẫu tối thiểu cần có là 50 + 8 ∗ 8 = 114 quan sát. Như vậy, cỡ mẫu nghiên cứu của luận văn gồm 225 quan sát và phù hợp với yêu cầu cỡ mẫu được đặt ra, giúp đảm bảo tính đại diện cho tổng thể.

3.1.3.3 Phương pháp phân tích số liệu:

a. Phương pháp định tính

Nghiên cứu định tính trong luận văn được sử dụng nhằm các mục tiêu sau:

- Trên cơ sở tổng quan tài liệu trong nước và quốc tế, luận văn hình thành được sơ sở lý thuyết về tỷ giá hối đoái, về đầu tư trực tiếp nước ngoài và cơ sở lý luận về tác động của tỷ giá hối đoái tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi.

- Giải thích cho các kết quả nghiên cứu định lượng trên cơ sở sử dụng các thông tin thứ cấp thu thập được.

b. Phương pháp định lượng

Để kiểm định các mơ hình thang đo và đánh giá tác động của tỷ giá tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á, luận văn sử dụng phương pháp định lượng bao gồm: thiết kế mẫu, phương pháp chọn mẫu, kiểm định mơ hình, phương pháp phân tích tương quan và hồi quy.

- Phân tích tương quan: luận văn sử dụng phân tích tương quan Pearson để đo lường mối liên hệ tương quan giữa các biến trong mơ hình

- Phân tích hồi quy được sử dụng để ước tính mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và một nhóm biến độc lập. Phân tích này cho phép kiểm định tác động của tỷ giá đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các nước Đơng Nam Á.

- Kiểm định đa công tuyến được sử dụng nhằm xác định mối tương quan giữa các biến độc lập và sức mạnh của mối tương quan đó bởi mối tương quan cao giữa hai hay nhiều biến độc lập trong mơ hình hồi quy sẽ dẫn đến việc tạo ra các thông tin dư thừa, làm sai lệch kết quả của mơ hình hồi quy đa biến. Hiện tượng đa cộng tuyến vi phạm giả định của mơ hình hồi quy tuyến tính là các biến độc lập khơng có mối quan hệ tuyến tính với nhau

- Kiểm định các khuyết tật của mơ hình: phương sai sai số thay đổi, và tự tương quan. Kiểm định Modified Wald để kiểm tra phương sai sai số thay đổi, và kiểm định Wooldridge để kiểm tra hiện tượng tự tương quan. Nếu xảy ra các khuyết tật mơ hình, tùy theo mức độ và nguyên nhân mà có các biện pháp xử lý khác nhau.

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ giá hối đoái đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á. (Trang 52 - 54)