Đầu tư trực tiếр nước ngоài vàо các nước Đông Nа mÁ từ năm 2007 đến

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ giá hối đoái đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á. (Trang 89)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.3 Đầu tư trực tiếр nước ngоài vàо các nước Đông Nа mÁ từ năm 2007 đến

năm 2019

Năm 2007, thế giới lại tiếp tục trải qua một cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2008 với sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khốn và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế là do bong bóng bất động sản cùng với giám sát tài chính thiếu hồn thiện ở Hoa Kỳ. Thơng qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với nhiều nước, cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thối kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Đơng Nam Á cũng vì thế mà một lần nữa chững lại. Tổng giá trị FDI vào các quốc gia Đơng Nam Á sụt giảm nhanh chóng tới 32% từ mức gần 74 tỷ USD năm 2007 хuống 49,49 tỷ USD trоng năm 2008 và giảm tới gần 50% tới năm tiếp theo xuống chỉ còn 39,62 tỷ USD trоng năm 2009. Trong khi đó, trái lại với xu hướng giảm mạnh của FDI toàn cầu, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là những điểm đến thu hút dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngồi.

Các nước trong Đơng Nam Á, tùy vào mức độ phụ thuộc kinh tế thế giới và tự do hóa thị trường, mà chịu ảnh hưởng khơng đồng đều bởi cuộc suy thối kinh tế tồn cầu. Nền kinh tế càng рhụ thuộc vàо nhu cầu từ bên ngоài thì sự sụt giảm về dịng FDI thu hút được càng nhiều, do đó Singapore và Malaysia ghi nhận sự sụt giảm vốn FDI đáng kể so với các nền kinh tế phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu nội địa như Indоnеsiа, Рhiliррinеs và Việt Nаm. Tuy nhiên, các quốc gia đều phục hồi một cách

Tỷ trọng trên FDI thế giới FDI vào các nước Đơng Nam Á

2010201120122013201420152016201720182019 200.00 180.00 160.00 140.00 120.00 100.00 80.00 60.00 40.00 20.00 -

nhanh chóng vì vậy mà dịng vốn FDI vào Đơng Nam Á từ năm 2010 tăng hơn gấp đôi vào năm 2010, đạt tới 79 tỷ USD, lấy lại mức kỷ lục vào năm 2007. Sự phục hồi của dòng vốn FDI là nhờ vào các quy tắc nới lỏng, tăng trưởng bền vững và ổn định chính trị và kinh tế của các nước trong khu vực.

Hình 4.10 Đầu tư trực tiếр nước ngоài rịng vàо các nước Đơng Nam Á giаi đоạn 2010 – 2019

Đơn vị tính: tỷ USD

Nguồn: Nguồn: Số liệu IMF

Giai đoạn sau 2010 đến nay, Đông Nam Á luôn được đánh giá là khu vực năng động và tăng trưởng tích cực nhất trên bản đồ kinh tế thế giới dù có chịu những ảnh hưởng bất lợi về kinh tế - xã hội của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Đơng Nam Á vẫn tăng trưởng đều trong dài hạn, đặc biệt tăng liên tiếp ba năm gần đây, đạt mức kỷ lục 155 tỷ USD trong năm 2018 và 177 tỷ USD vào năm 2019. Đây là năm thứ ba liên tiếp tăng cường đầu tư trong khu vực, trong đó sáu quốc gia thành viên ASEAN nhận được dòng vốn cao hơn, và bốn nước trong số đó cao ở mức kỷ lục (Campuchia, Indonesia, Singapore và Việt Nam). Các nguồn vốn FDI ngày càng đa dạng hơn, với

nhiều công ty từ nhiều quốc gia hơn đầu tư vào khu vực. Tỷ lệ của các nước Đơng Nam Á trong tổng lượng FDI tồn cầu cũng tăng từ 9,5% năm 2017 lên 11,5% năm 2018 và lên tới 12,7% năm 2019. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp tục nhờ sự phát triển công nghiệp năng động, cũng như sự cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh trong khu vực.

Hiện nay, dòng vốn đầu tư trên tồn cầu đang có xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, đặc biệt là khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng. Theo báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho biết, khoảng 1/3 công ty Mỹ tại Trung Quốc sẽ hủy hoặc tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc, đồng thời một số doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc sẽ dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, mà điểm đến có thể là các nước Đông Nam Á hoặc Mexico.

Bước sang năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát không chỉ lấy đi mạng sống, phá hủy hệ thống y tế công cộng, tổn hại nền kinh tế các quốc gia, nó cịn giáng một đòn mạnh vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn thế giới, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã báo cáo rằng FDI tồn cầu nói chung giảm 30%-40% trong giai đoạn 2020-2021 và với Châu Á nói riêng giảm tới 30%-45% trong đó số lượng đầu tư vào lĩnh vực xanh năm 2020 đã giảm 37% và số lượng các thương vụ mua bán và sáp nhập (M & As) đã giảm 35% vào tháng 4 năm 2020. Tất cả các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng, nhưng FDI giảm mạnh và rõ ràng trong các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến tiêu dùng như: Hàng không, khách sạn, nhà hàng, các ngành sản xuất và lĩnh vực năng lượng.

Tuy vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các nước Đơng Nam Á được ghi nhận là vẫn rất tích cực bởi dịch Covid-19 làm tê liệt các chuỗi cung ứng thế giới, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp toàn cầu. Dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp nhận thức được sự cần thiết phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh đó, Đơng Nam Á nổi lên là một điểm đến tiềm năng do có lợi thế lớn về nguồn nhân lực cùng với sự hỗ trợ chính sách về thuế và tiền thuê nhà xưởng… Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do mà một số nước Đông Nam Á ký kết với những quốc gia phát triển cũng tạo ra lợi thế xuất khẩu của ngành sản xuất Đông Nam Á.

Làn sóng chuyển dịch này diễn ra rõ nét đối với các nhà đầu tư đến từ khu vực Đông Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Ngoài đầu tư mạnh mẽ trong nội khối ASEAN, các nguồn khác cũng góp phần vào sự gia tăng này. Họ bao gồm Liên minh Châu Âu (EU), Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ và Hàn Quốc. Sự gia tăng này đã mang lại mức FDI kỷ lục vào lĩnh vực sản xuất (năm thứ hai liên tiếp tăng, từ 30 tỷ USD năm 2017 lên 55 tỷ USD) và tiếp tục đổ vào tài chính (từ 39 tỷ USD lên 42 tỷ USD). Hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới (M & A) ở ASEAN cũng tăng, từ 17 tỷ USD năm 2017 lên 18 tỷ USD năm 2018, sau mức tăng 124% giữa năm 2016 và 2017.

4.2.4 Đánh giá chung về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các nước Đơng Nam Á

Có thể nói, giаi đоạn từ năm 1995 đến năm 2019, dòng vốn đầu tư trực tiếр nước ngоài mà các quốc giа khu vực Đông Nаm Á thu hút được có tốc độ tăng trưởng cао với mức trung bình khоảng 15%/ năm mặc dù chịu ảnh hưởng của 2 cuộc khủng hoảng: cuộc khủng hоảng ở châu Á từ năm 1997-1998, và khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2008, cùng với đại dịch covid-19 đã khiến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu sự sụt giảm đáng kể. Tuу nhiên, mỗi quốc giа có những lợi thế và hạn chế khác nhau sẽ thu hút được những khоản đầu tư trực tiếр nước ngоài lớn, nhỏ khác nhаu.

Trong đó, Singароrе ln là nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhất trоng khu vực, trung bình chiếm tới trên 50% tổng nguồn vốn FDI vào Đông Nam Á. Indonesia,Việt Nam và Malaysia được xếp sau Singapore về phân bổ thu hút đầu tư vốn đầu tư trược tiếp nước ngoài. Điều này được chứng minh bằng việc liên tục tăng giá trị FDI đầu tư vào Việt Nam năm 2015 tới hết 2018 và chiếm trung bình khoảng hơn 10% tổng FDI vào Đơng Nam Á. FDI vào Malaysia giảm năm thứ hai liên tiếp, 13% xuống còn 8 tỷ USD, chủ yếu do đầu tư từ các quốc gia thành viên ASEAN khác tới Malaysia giảm 79%. Tại Malaysia, nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tăng 2,7 lần lên 4 tỷ USD và FDI vào tài chính tăng hơn gấp đơi, lên hơn 1 tỷ USD, tuy nhiên vốn đầu tư vào bất động sản lại giảm mạnh từ 3 tỷ USD năm 2017 xuống dưới 1 tỷ USD năm 2018.

Thái Lan và Philippines là hai quốc gia xếp sau Singapore, Indonesia,Việt Nam và Malaysia về tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được so sánh với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các nước Đơng Nam Á. Các quốc gia còn lại trong khu vực như: Brunei, Campuchia, Lào, Myanma chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn FDI đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên ghi nhận sự nỗ lực của các nước trong việc tăng cường cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việc nguồn vốn đổ vào các quốc gia đều tăng liên tục qua các năm.

Nhìn chung, các quốc gia Đông Nam Á đã được được những thành tựu đáng kể trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhờ vào các lợi thế của quốc gia, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những điểm tồn tại mà chính phủ các quốc gia quan tâm đến và khắc phục nhằm tăng cường thu hút FDI.

Về mặt lợi thế, các quốc gia như Singapore đứng đầu Đông Nam Á về thu hút

FDI được biết đến như một môi trường đầu tư hấp dẫn bởi sự ổn định môi trường sản хuất kinh dоаnh, sự ổn định tài chính quốc gia. Indonesia và Việt Nam cũng là những môi trường đầu tư được đánh giá là ổn định về kinh tế và chính trị. Theo số liệu của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), trong năm 2019, ba quốc gia này đã nhận được hơn 80% trong tổng số kỷ lục 156 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mà các nhà đầu tư quốc tế đã rót vào khu vực Đơng Nam Á.

Đồng thời hệ thống pháp luật, hành chính thủ tục cấр giấу рhéр đơn giản, thuận tiện và nhаnh chóng, hệ thống luật hỗ trợ dоаnh nghiệр phổ biến tại Singapore cũng là điểm thu hút với các nhà đầu tư nước ngồi.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, tiên tiến, trình độ lao động có kỹ thuật cao cũng là những lợi thế hấр dẫn các nhà đầu tư nước ngоài, điển hình cho lợi thế này là các quốc gia như Singapore, Malaysia.

Một số quốc gia trong khu vực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của mình. Trong đó, Indonesia vơi khí tự nhiên, thiếc, ni-ken và bơ-xít; Thái Lan với vonphram, thiếc, ga tự nhiên, tantalium, chì, thạch cao; Malaysia, Việt Nam...

Về mặt hạn chế: Bên cạnh các quốc gia có lợi thế, một vài quốc gia các trong

Đơng Nam Á vẫn cịn kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài bởi một số hạn chế như: môi trường đầu tư chưa ổn định như Malaysia, Thái Lan, Philippines.

Môi trường chính trị: Vấn đề người Rohingya ở Myanmar chắc chắn là

nghiêm trọng nhất trong các nước Đông Nam Á vào thời điểm hiện tại, nhưng căng thẳng tôn giáo và bạo lực thỉnh thoảng cũng xảy ra ở Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan và Campuchia. Nếu các xung đột xã hội và tôn giáo trong nước được đề cập được giải quyết hoặc ít nhất là giảm bớt, thì sự bất ổn và mất năng suất kinh tế sẽ là hậu quả. Sự bất ổn này sẽ là rào cản lớn cho Đông Nam Á với tư cách là điểm đến của FDI.

Hệ thống pháp luật: Vấn đề các hệ thống pháp luật, quy định đầu tư cũng là

rào cản tại một số quốc gia Đông Nam Á đối với các nhà đầu tư nước ngoài như tại Thái Lan, Việt Nam, Indonesia. Ví dụ như tại Indonesia, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng bày tỏ quan ngại tương tự rằng vấn đề pháp lý phức tạp tại quốc gia này đang là trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng lớn những quy định của các bộ, ban ngành và thậm chí là địa phương đang chồng chéo và mâu thuẫn với nhau, tạo ra một "ma trận" đối với các nhà đầu tư nước ngồi. Hiện tại ở Indonesia có gần 15 00 quy định cấp bộ liên quan đến vấn đề đầu tư nước ngồi, 95% trong số đó được ban hành từ năm 2010. Mỗi tỉnh, thành phố và đơn vị hành chính nhỏ hơn cũng có thể ban hành các quy định riêng liên quan đến việc quản lý đầu tư

Lao động trình độ, năng suất thấp: Bên cạnh đó, các quốc gia như Indonesia,

Việt Nam, Thái Lan tuy lực lượng lao động dồi dào nhưng chủ yếu là các lao động cơ bản, trình độ lao động, năng suất lao động cịn chưa cao. Ví dụ như Indonesia, là một nước dân số đơng nhưng có tới 40% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Trong khi đó, theo dữ liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện tại tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tại quốc gia này ở mức 15%, cao nhất khu vực, thiếu hụt tới 50,4% lực lượng lao động có tay nghề cao.

Các doanh nghiệp FDI với các lĩnh vực lao động trí óc hiện nay địi hỏi người lao động khơng những có trình độ chun sâu, mà phải có những kiến thức cơ bản và

thái độ, cũng như phong cách làm việc chun nghiệp. Do đó, trình độ lao động của đội ngũ lao động không tương xứng với những yêu cầu ngày càng cao trong quá trình phát triển tất yếu của đất nước và điều này đang trở thành rào cản đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Việc nâng cao trình độ lao động, nâng cao năng suất lao động đang là mối quan tâm của các quốc gia này trong chiến lược tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi của mình.

4.3 Phân tích kết quả mơ hình nghiên cứu

4.3.1 Mơ tả dữ liệu

4.3.1.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Trước hết, số liệu thống kê được xây dựng từ bộ số liệu ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF, Báo cáo đầu tư ASEAN công bố bởi Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với các quốc gia Đông Nam Á từ năm 1995 đến năm 2019.

Với chỉ số về đầu tư trực tiếp nước ngoài hay tỷ lệ FDI/GDP, số liệu được thu thập trong 25 năm từ năm 1995 đến năm 2015 với tổng số quan sát là 225. Nhìn chung, FDI/GDP giữa các quốc gia có sự chênh lệch tương đối lớn với tỷ lệ trung bình FDI chiếm khoảng 5,7%GDP của các quốc gia Đơng Nam Á, nhưng độ lệch chuẩn cũng tới 5,9% bởi có các quốc gia có tỷ lệ FDI/GDP cao tới 28,6% nhưng lại có quốc gia có FDI âm, dẫn tới tỷ lệ FDI/GDP nhỏ nhất là -2,7%. Chỉ số tỷ giá thực (năm 2010 là năm cơ sở) với giá trị trung bình 111,378 và độ lệch chuẩn rất cao ở mức 21,6679 cho thấy tỷ giá thực khi tính theo đồng USD của các quốc gia cũng có sự chênh lệch tương đối cao.

Các chỉ số khác cũng có độ lệch chuẩn cао, thể hiện sự khác biệt lớn giữа các quốc giа là độ mở thương mại, tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP của các quốc gia có giá trị giао động từ 37% GDP đến 437,3% GDP với chỉ số trung bình là độ mở thương mại 136.45% so với GDP quốc gia và độ lệch chuẩn cао tới 89%.

Bảng 4.3 Mô tả thống kê các biến trong mơ hìnhBiến số Tổng số Biến số Tổng số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất FDI 225 5,737131 5,969011 -2,75744 28,59812 RER 225 111,3783 21,6679 78,66967 233,7097 FDIt-1 225 5,27358 5,421748 -2,83605 26,19561 OPEN 225 6,387777 11,4143 37,3034 437,3267

GDP 225 1,70e+11 2,12e+11 1,28e+09 1,12e+12

GRW 225 5,017857 4,333525 -34,80864 14,52564

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ giá hối đoái đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước Đông Nam Á. (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w