Thực trạng quản lý tàichính tại Công ty cổ phần vận tải và xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và xây dựng Uông Bí: Thực trạng và giải pháp. (Trang 52)

Uông Bí

2.2.1. Thực trạng nguyên tắc, chính sách quản lý tài chính

2.2.1.1. Nguyên tắc quản lý tài chính

- Công ty thực hiện theo các quy định về quản lý tài chính hiện hành củaNhà nước và Điều lệ Công ty cổ phần vận tải và xây dựng Uông Bí.

- Công ty thực hiện theo các nguyên tắc quản lý tài chính tập trung chủ yếu là nguyên tắc sinh lợi.

- Công ty chịu sự kiểm tra, giám sát về mặt tài chính của các cơ quan quản lý Nhà nước, Ban kiểm soát theo quy định pháp luật, nội dung quy định trong Điều lệ.

2.2.1.2. Chính sách quản lý tài chính

Thứ nhất, Quản lý tài sản của công ty là quản lý tài sản cố định, hàng tồn kho, các khoản nợ phải thu, công nợ tạm ứng, tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, được tuân thủ theo các nguyên tắc của Nhà nước về quản lý tài sản và sử dụng tài sản và căn cứ vào Điều lệ của công ty. Dựa vào thực trạng, tình hình của công ty để đưa ra những qui định, chính sánh phù hợp với thực tế, đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng tài sản đạt hiệu quả cho công ty. Thứ hai, Quản lý vốn là quản lý vốn điều lệ, bảo toàn vốn, huy động vốn. Quản lý vốn điều lệ của công ty được tăng lên khi có quyết định của đại hội đồng cổ đông. Vốn điều lệ chỉ được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh,

thực hiện các hình thức đầu tư tài chính khác… Có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn bằng các biện pháp sau như: thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước, Điều lệ công ty. Huy động vốn: Bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Vay vốn tại các tổ chức tín dụng, các pháp nhân khác thông qua việc ký kết hợp đồng tín dụng để vay vốn dài hạn và ngắn hạn. Trong trường hợp đặc biệt, Công ty được huy động vốn của các đối tượng khác để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, với mức lãi suất không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay cùng thời điểm của ngân hàng thương mại có quan hệ giao dịch với Công ty.

Thứ ba, Quản lý doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh:

* Doanh thu của Công ty bao gồm: doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập hợp pháp khác.

- Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường là toàn bộ số tiền phải thu phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ của Công ty. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ,... sau khi trừ (-) các khoản giảm giá hàng hoá, hàng bán bị trả lại (có chứng từ hợp lệ), được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền).

- Doanh thu từ các hoạt động tài chính bao gồm: các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho thuê tài sản của Công ty, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, lãi cho thuê tài chính, chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỉ giá ngoại tệ, chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn. - Thu nhập khác: là các khoản thu từ hoạt động không thường xuyên theo chế độ quy định hiện hành như: thu tiền bảo hiểm được bồi thường, các khoản nợ phải trả nhưng chủ nợ không còn, thu từ việc thanh lý nhượng bán tài sản cố định, thu tiền phạt khách hàng vi phạm hợp đồng và các khoản thu khác.

- Toàn bộ doanh thu phát sinh trong kỳ phải có các hóa đơn, chứng từ hợp lệ chứng minh và phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán của đơn vị và Công ty theo chế độ kế toán hiện hành.

* Chi phí sản xuất, kinh doanh bao gồm: Chi phí sản xuất, kinh doanh,chi phí lưu thông, chi phí hoạt động tài chính và các chi phí khác.

- Công ty phải xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ngành nghề kinhdoanh, mô hình tổ chức quản lý, trình độ trang bị của đơn vị. Các định mứcphải được phổ biến đến tận người thực hiện, công bố công khai cho người lao động trong Công ty biết để thực hiện và kiểm tra, giám sát.

- Thường xuyên theo dõi, phân tích chi phí sản xuất kinh doanh nhằm phát hiện những khâu yếu, kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, làm tăng giá thành sản phẩm để có giải pháp khắc phục kịp thời.

- Việc ghi nhận chi phí phát sinh phải đảm bảo chế độ kế toán hiện hành và theo quy định về chi phí của Công ty.

* Kết quả hoạt động kinh doanh:

- Lợi nhuận thực hiện là kết quả kinh doanh của Công ty sau một kỳ hoạt động. Lợi nhuận thực hiện được xác định theo công thức:

Lợi nhuận thực hiện trong kỳ = Tổng doanh thu thuần trong kỳ + Thu nhập khác trong kỳ - Tổng chi phí trong kỳ.

- Việc xác định lợi nhuận phải tuân thủ các nguyên tắc của chế độ kế toán hiện hành.

2.2.2. Bộ máy quản lý tài chính

Toàn bộ công tác kế toán tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và xây dựng Uông Bí đều do Phòng tài chính – kế toán (TC-KT) đảm nhiệm. Phòng TC-KT có nhiệm vụ theo dõi ghi chép, quản lý các công việc tài chính hàng ngày của Công ty. Phòng TC- KT cũng là bộ phận lập báo cáo tài chính, các kế hoạch tài chính trình Ban giám đốc.

Chức năng nhiệm vụ Ban tài chính kế toán

- Hoạch định, tham mưu và đề xuất chiến lược tài chính công ty: dự báo những yêu cầu tài chính, dự toán ngân sách hàng năm, lên kế hoạch chi tiêu. Tổ chức xây dựng kế hoạch tài chính dựa trên kế hoạch kinh doanh của công ty và tổ chức theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch tài chính đã xây dựng. Tham mưu, đề xuất việc khai thác, huy động và sử dụng các nguồn vốn phục vụ kịp theo các quy định.

- Thực hiện quản lý, danh mục đầu tư, quản lý rủi ro tài chính.

- Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt độngtài chính kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, nguồn vốn theo đúng qui định hiện hành

- Tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn áp dụng việc hạch toán kế toán. Tổ chức, kiểm tra việc hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành.

Nhiệm vụ:

- Đề xuất chiến lược tài chính công ty phù hợp cho từng giai đoạn, cho từng thời kỳ

- Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty. Theo dõi lợi nhuận và chi phí, điều phối củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính, chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo công ty.

- Thực hiện so sánh, phân tích những sai biệt giữa kế hoạch tài chính, kế hoạch chi tiêu, thực hiện động tác điều chỉnh phù hợp.

- Giám sát thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạch tài chính nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược chính đề ra.

- Đề xuất phương hướng, biện pháp cải tiến quản lý tài chính hàng năm.

Phòng kế toán của Công ty có một Kế toán trưởng làm trưởng phòng, phụ trách việc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán ở công ty, quản lý tình hình kinh tế tàichính của công ty và các đội trực thuộc. Các thành viên còn lại trong

phòng phụ trách các công tác: thủ quỹ, kế toán tiền mặt, kế toán ngân hàng, kế toán tiền lương, kế toán thuế, kế toán công nợ, kế toán TSCĐ.

Xét về lực lượng đội ngũ kế toán thì có thể nói Công ty đang có một đội ngũ tốt với một cơ cấu phù hợp để đảm đương được công việc kế toán hàng ngày, các công đoạn công việc cũng được phân công hết sức cụ thể rõ ràng, tính chuyên môn hóa cao. Điều này làm tăng chất lượng hiệu quả công việc, đồng thời cũng tăng tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên.

Tuy nhiên, số người hoạt động ở công tác hiện nay là khá ít, chỉ có trưởng phòng kế toán chủ yếu làm các công tác tài chính và có sự trợ giúp của các kế toán viên dẫn đến một người phải lo quá nhiều việc làm cho một số công tác tài chính sẽ bị xem nhẹ hoặc bỏ qua hoặc có những sai sót nhất định như vậy sẽ dẫn đến hiệu quả của quản lý tài chính sẽ không được hiệu quả.

2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty cổ phần vận tải và xây dựng Uông Bí và xây dựng Uông Bí

2.3.1. Khái quát về năng lực tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và xây dựng Uông Bí dựng Uông Bí

2.3.1.1. Tình hình tài sản

Bảng cân đối kế toán là bức tranh tổng thể quan trọng về báo cáo tài chính giúp chủ doanh nghiệp có thể theo dõi được “sức khỏe” của Công ty từ đó đưa ra những quyết định, chiến lược kinh tế phù hợp. Dựa theo nguyên tắc cân đối của kế toán: “Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn” nên bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn.

* Phần tài sản

Đối với phần tài sản gồm có tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Các loại tài sản trong các phần này được sắp xếp theo trật tự thanh khoản giảm dần, những tài sản có tính thanh khoản cao hơn sẽ được ưu tiên xếp đầu tiên.

- Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng tài sản năm 2017 tăng so với năm 2016 là 3.412.372.825 đồng, tương ứng với số tăng tương đối là 10,8%, năm 2018 tăng so

với năm 2017 là 5.949.115.215 đồng, tương ứng với số tăng tương đối là 16,5%, năm 2019 tăng so với năm 2018 là 5.375.894.641 đồng, tương ứng với số tăng tương đối là 13,3%, năm 2020 tăng so với năm 2019 là 6.693.685.711 đồng, tương ứng với số tăng tương đối là 14,6%. Có thể nói quy mô về tài sản của công ty tăng đều qua các năm. Trong đó các chỉ tiêu tăng cụ thể như sau:

- Tài sản ngắn hạn: (bao gồm Tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác) trong 5 năm tăng dần đều, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản. Qua phân tích biến động về tài sản ngắn hạn cho thấy tài sản ngắn hạn tăng qua các năm với mức tăng không đồng đều và có xu hướng giảm dần. TSNH tăng cho thấy quy mô của công ty có xu hướng tăng nhu cầu về tiền để đảm bảo thanh khoản, dự trữ hàng hóa, các khoản phải thu và đầu tư ngắn hạn có xu hướng tăng. Tuy vậy có 2 nguyên nhân chính làm tăng TSNH lại do lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên.

+ Tiền và các khoản tương đương tiền (Tiền): Nhìn chung khi phân tích về chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền cho thấy chỉ tiêu này vẫn tăng qua các năm nhưng đang có xu hướng giảm dần nhất là vào năm 2020 tỷ lệ tăng chỉ còn là 4,6%. Điều này cho thấy khả năng thanh khoản bằng tiền của đơn vị thấp và có xu hướng giảm dần. Đây là vấn đề công ty cần quan tâm làm sao để tăng khả năng thanh toán và giảm dần khoản phải thu hạn chế vốn bị chiếm dụng.

- Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng: Đây là đồng vốn của doanh nghiệp bị các đối tác chiếm dụng, là các khoản nợ của các cá nhân, các tổ chức đơn vị bên trong và bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hóa, vật tư và các khoản khác chưa thanh toán cho doanh nghiệp, do vậy về nguyên tắc quy mô của các khoản phải thu ngắn hạn càng nhỏ càng có lợi cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cho thấy nguồn vốn của đơn vị đang bị chiếm dụng lớn, làm giảm khả năng thanh toán của đơn vị và gia tăng nợ phải thu khó đòi. Đây là một điều không có lợi cho doanh nghiệp khi khoản phải thu khách hàng tăng nhanh, nó làm gia tăng rủi ro. Công ty nên đưa ra những biện pháp khắc phục, sát sao hơn trong việc đốc thúc

khách hàng thanh toán để thu hồi nợ và giảm khả năng vốn bị chiếm dụng quá lâu làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian sắp tới.

- Các khoản phải thu khác của công ty có tăng với sự biến động tăng giảm không đồng đều qua các năm và đang có xu hướng giảm dần. Các khoản phải thu khác của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong khoản phải thu ngắn hạn nên cũng không đáng ngại.

- Hàng tồn kho: Qua phân tích trên cho thấy hàng tồn kho của công ty nhìn chung là tăng qua các năm với mức biến động tăng giảm không đồng đều và đang có xu hướng giảm dần. Đây là dấu hiện đáng mừng của Công ty cho thấy đã giảm được lượng ứ đọng vốn từ hàng tồn kho, việc tiêu thụ sản phẩm của đơn vị là tốt hơn, nâng cao được hiệu quả từ kinh doanh.

- Tài sản ngắn hạn khác của Công ty tăng nhưng chiềm tỷ trọng nhỏ.

- Tài sản dài hạn: Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng tài sản và bao gồm: tài sản cố định hữu hình. Tài sản dài hạn có xu hướng tăng tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ làm tăng tỷ trọng của tài sản dài hạn trong cơ cấu của tổng tài sản. Điều này chứng tỏ Công ty chú trọng tới việc đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất và thi công tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng chất lượng sản phẩm, tập trung chủ yếu vào sửa chữa ô tô và thi công công trình xây dựng.

49

Bảng 2. 2. Cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần vận tải và xây dựng Uông Bí năm 2016-2020

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016 Tăng/giảm Năm 2018 Năm 2017 Tăng/giảm Năm 2019 Năm 2018 Tăng/giảm Năm 2020 Năm 2019 Tăng/giảm

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

A. Tài sản ngắn hạn 30.204.124.324 26.967.819.064 3.236.305.260 12,0 35.148.167.478 30.204.124.324 4.944.043.154 16,4 40.316.035.840 35.148.167.478 5.167.868.362 14,7 45.911.836.533 40.316.035.840 5.595.800.693 13,9 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.687.458.951 3.156.879.852 530.579.099 16,8 4.756.852.154 3.687.458.951 1.069.393.203 29,0 5.487.452.125 4.756.852.154 730.599.971 15,4 5.602.584.621 5.487.452.125 115.132.496 2,1 1. Tiền 3.687.458.951 3.156.879.852 530.579.099 16,8 4.756.852.154 3.687.458.951 1.069.393.203 29,0 5.487.452.125 4.756.852.154 730.599.971 15,4 5.602.584.621 5.487.452.125 115.132.496 2,1

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 5.148.143.806 4.648.573.074 499.570.732 10,7 6.000.807.383 5.148.143.806 852.663.577 16,6 6.853.980.946 6.000.807.383 853.173.563 14,2 10.201.108.983 6.853.980.946 3.347.128.037 48,8 1. Phải thu ngắn hạn của khách 5.012.874.952 4.524.985.562 487.889.390 10,8 5.824.965.236 5.012.874.952 812.090.284 16,2 6.687.456.821 5.824.965.236 862.491.585 14,8 10.021.254.863 6.687.456.821 3.333.798.042 49,9 2. Các khoản phải thu khác 135.268.854 123.587.512 11.681.342 9,5 175.842.147 135.268.854 40.573.293 30,0 166.524.125 175.842.147 -9.318.022 -5,3 179.854.120 166.524.125 13.329.995 8,0 IV. Hàng tồn kho 15.582.412.598 13.547.854.159 2.034.558.439 15,0 18.255.874.214 15.582.412.598 2.673.461.616 17,2 21.005.418.210 18.255.874.214 2.749.543.996 15,1 22.541.280.362 21.005.418.210 1.535.862.152 7,3 1. Hàng tồn kho 15.582.412.598 13.547.854.159 2.034.558.439 15,0 18.255.874.214 15.582.412.598 2.673.461.616 17,2 21.005.418.210 18.255.874.214 2.749.543.996 15,1 22.541.280.362 21.005.418.210 1.535.862.152 7,3 V. Tài sản ngắn hạn khác 5.786.108.969 5.614.511.979 171.596.990 3,1 6.134.633.727 5.786.108.969 348.524.758 6,0 6.969.184.559 6.134.633.727 834.550.832 13,6 7.566.862.567 6.969.184.559 597.678.008 8,6 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 41.258.741 29.854.125 11.404.616 38,2 52.987.514 41.258.741 11.728.773 28,4 77.950.124 52.987.514 24.962.610 47,1 98.541.251 77.950.124 20.591.127 26,4 2.Thuế GTGT được khấu trừ 268.094.099 231.585.421 36.508.678 15,8 288.915.647 268.094.099 20.821.548 7,8 301.854.125 288.915.647 12.938.478 4,5 310.587.421 301.854.125 8.733.296 2,9 3. Tài sản khác 5.476.756.129 5.353.072.433 123.683.696 2,3 5.792.730.566 5.476.756.129 315.974.437 5,8 6.589.380.310 5.792.730.566 796.649.744 13,8 7.157.733.895 6.589.380.310 568.353.585 8,6 B. Tài sản dài hạn 4.675.043.126 4.497.976.561 177.066.565 3,9 5.167.704.226 4.675.043.126 492.661.100 10,5 5.375.730.505 5.167.704.226 208.026.279 4,0 6.473.615.523 5.375.730.505 1.097.885.018 20,4 I. Tài sản cố định 4.675.043.126 4.497.976.561 177.066.565 3,9 5.167.704.226 4.675.043.126 492.661.100 10,5 5.375.730.505 5.167.704.226 208.026.279 4,0 6.473.615.523 5.375.730.505 1.097.885.018 20,4 1. Tài sản cố định hữu hình 4.675.043.126 4.497.976.561 177.066.565 3,9 5.167.704.226 4.675.043.126 492.661.100 10,5 5.375.730.505 5.167.704.226 208.026.279 4,0 6.473.615.523 5.375.730.505 1.097.885.018 20,4

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và xây dựng Uông Bí: Thực trạng và giải pháp. (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w