Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý tàichính của

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và xây dựng Uông Bí: Thực trạng và giải pháp. (Trang 29 - 32)

1.2.3. Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính củadoanh nghiệp doanh nghiệp

1.2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

- Quy mô cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:

Mô hình tổ chức, bộ máy của doanh nghiệp phụ thuộc vào: các mối quan hệ, liên kết về sở hữu, công nghệ, thông tin, thị trường, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các yêu cầu của công tác quản lý. Cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp trước hết phải phù hợp với mô hình cơ cấu tổ chức, bộ máy của doanh nghiệp đó. Mô hình tổ chức của doanh nghiệp thường đi liền với hệ thống quản lý gồm nhiều tầng, nhiều nấc với trách nhiệm quản lý khác nhau, tác động lẫn nhau và bổ trợ cho nhau. Mỗi doanh nghiệp thường có ít nhất hai tầng, nấc quản lý, gồm tầng nấc quản lý của công ty được coi là trụ cột hoặc điều hành và tầng nấc quản lý các công ty thành viên. Cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp phải phân chia hợp lý với vai trò, trách nhiệm, lợi ích giữa các tầng nấc quản lý, đặc biệt giữa công ty và các đơn vị thành viên, để đảm bảo cho sự thành công trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp một cách bền vững và có hiệu quả.

+ Năng lực tổ chức của lãnh đạo: Người lãnh đạo phải kết hợp giữa điều hành và tối ưu các yếu tố sản xuất kinh doanh, giảm chi phí không cần thiết, nhạy bén nắm bắt cơ hội, mang lại sự phát triển cho doanh nghiệp của mình.

+ Năng lực của công nhân, người lao động: trình độ tay nghề của công nhân sản xuất cao thì sẽ nắm bắt được việc sử dụng máy móc, sử dụng và khai thác tối đa năng suất lao động từ đó tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đồng thời chắc chắn làm tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn ổn định. Giúp cho các nhà quản trị tình hình tài chính doanh nghiệp được dễ dàng, nâng cao hiệu quả hơn.

- Chiến lược đầu tư, phát triển của doanh nghiệp:

Bắt đầu từ khi thành lập doanh nghiệp đều đặt ra cho mình mục tiêu và kế hoạch để phát triển doanh nghiệp được ổn định. Các chiến lược kinh doanh phải đúng đắn để tình hình tài chính của doanh nghiệp được phát triển ổn định, phải xem xét, cân nhắc vì những chiến lược này có thể gây biến động lớn cho tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các nhà quản trị sẽ chủ động hơn trong việc quản lý tình hình tài chính của doanh nghiệp sao cho hợp lý nhất.

1.2.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

- Các chủ trương, chính sách quản lý của Nhà nước:

Nhà nước, chủ thể quản lý, chỉ quản lý doanh nghiệp với tư cách là cơ quan quyền lực nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp quyền tự do hoạt động kinh doanh theo pháp luật. Do đó trong mối quan hệ quản lý, tiếp cận nghiên cứu từ phía nhà nước trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp, phải được thể hiện đồng thời 2 tính chất: vừa thực hiện quyền lực nhà nước trong giám sát kiểm tra doanh nghiệp và vừa phải phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với nhiều loại hình thức doanh nghiệp khác nhau nên cơ chế tài chính đã thay đổi. Doanh nghiệp được chủ động trong việc huy động vốn và sử dụng nó thông qua nhiều kênh và phương tiện khác nhau, bỏ qua thời kỳ bao cấp của Nhà nước. Từ đó chính sách quản lý cũng thay đổi theo từng cơ chế, mục tiêu.

Trong đó, công cụ điều tiết nền kinh tế rất quan trọng mà chính sách quản lý của Nhà nước và các cơ quan chủ quản có thể thông qua là chính sách thuế. Doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ, do tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí nợ sẽ điều chỉnh thành chi phí nợ sau thuế, doanh nghiệp sẽ được hưởng phần tiết kiệm từ thuế. Nếu doanh nghiệp biết vận dụng linh hoạt nên sẽ tận dụng mặt tác động tích cực của thuế trong việc xây dựng cơ cấu vốn tối ưu. Thuế tác động trực tiếp đến chi phí và thu nhập của doanh nghiệp. Vì vậy, tiết kiệm thuế do việc sử dụng nợ của doanh nghiệp sẽ tạo động lực để doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính. Bên cạnh đó, các chính sách về lãi suất, hạn mức vay, điều kiện phát hành trái phiếu ... cũng ảnh hưởng lớn đến cơ chế hoạt động của doanh nghiệp.

- Thị trường tài chính hiện nay:

Năm 2020, là một năm biến động chưa từng có đối với kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu chủ yếu do chịu tác động bởi đại dịch COVID-19. Thậm chí, năm 2020 được ghi nhận là năm tồi tệ nhất kể từ đại khủng hỏng kinh tế những năm 1930. Sự suy giảm kinh tế toàn cầu khiến chính phủ và ngân hàng trung ương các nước thực hiện hàng loạt các chính sách tài khóa, tiền tệ với quy mô lớn, chưa từng có tiền lệ. Những yếu tố đó đã khiến thị trường tài chính toàn cầu biến động. Là một nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh của việc kinh tế thế giới suy giảm do COVID- 19. Kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn như: tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh như FDI, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước còn yếu. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế vĩ mô được đánh giá cơ bản vẫn ổn định nhờ lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, đạt mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng. Thị trường tài chính phát triển thì càng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội huy động vốn một cách nhanh chóng có hiệu quả. Ngược lại, trong điều kiện thị trường chưa phát triển sẽ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn. Chính vì vậy thị trường tài chính có ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại các doanh nghiệp. Tình hình tài chính hiện nay bị ảnh hưởng rất nhiều liên quan đến dịch

bệnh, các doanh nghiệp cần cân đối tài chính hợp lý, phù hợp trong thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và xây dựng Uông Bí: Thực trạng và giải pháp. (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w