Các tiêu chí đánh giá công tác đào tạo và phát triển CBCC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. (Trang 28 - 32)

Đánh giá chất lượng đào tạo nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức sau khi được đào

tạo. Đánh giá chất lượng đào tạo phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, trung thực. Việc đánh giá chất lượng đào tạo do cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu tổ chức thực hiện hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập. (Chính Phủ, 2017)

Đánh giá chất lượng đào tạo là bước đi vô cùng quan trọng trong chuỗi quá trình đào tạo khép kín. Đánh giá chất lượng đào tạo là để xem có đạt mục tiêu đề ra không, nội dung, chương trình có phù hợp, học viên áp dụng được gì sau đào tạo, bồi dưỡng. Việc đánh giá chất lượng đào tạo cũng nhằm phát hiện những lỗ hổng, sự bất hợp lý, phi thực tế của quá trình đào tạo, để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.

Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo và phát triển bao gồm: (i) Chương trình, (ii) Học viên, (iii) Giảng viên, (iv) Cơ sở vật chất, (v) Khóa bồi dưỡng, (vi) Hiệu quả

sau bồi dưỡng. Các tiêu chí đánh giá được thể hiện qua các nội dung đánh giá kết quả đào tạo nhằm mục tiêu hướng đến giải quyết 3 vấn đề chính: (i) khoá học đã đạt mục tiêu đào tạo ở mức độ/cấp độ nào; (ii) các vấn đề xác định trong nội dung học tập đã được giải quyết thông qua đào tạo ở mức độ nào và (iii) những nội dung gì cần hoàn thiện trong những khoá học tiếp sau.

Các nội dung đánh giá chất lượng đào tạo gồm:

Mức độ phù hợp giữa nội dung chương trình với yêu cầu tiêu chuẩn ngạch, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu vị trí việc làm:

Nội dung chương trình đào tạo cần phải phù hợp với từng vị trí việc làm của học viên qua đó để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng. Lãnh đạo và cơ quan quản lý cần lập danh sách từng người, từng vị trí phù hợp với nội dung lớp đào tạo để lớp đào tạo mang lại hiệu quả cao nhất. Tránh tình trạng qua đào tạo mà không áp dụng nội dung được đào tạo vào thực tế giải quyết công việc.

Năng lực của giảng viên và sự phù hợp của phương pháp đào tạo, bồi dưỡng với nội dung chương trình và người học:

Đội ngũ giảng viên đóng vai trò quan trọng trong quyết định chất lượng của khóa học, đó là đội ngũ trực tiếp truyền tải kiến thức, kỹ năng cho đối tượng ĐTBD.

Để đảm bảo chủ động trong việc tổ chức các khóa ĐTBD cần xây dựng hệ thống giảng viên giảng dạy các nội dung cụ thể.

Yêu cầu đối với giảng viên các nội dung ĐTBD phải đảm bảo có năng lực chuyên môn thực tế và kỹ năng sư phạm. Các nội dung cần thực hiện để lựa chọn, xây dựng đội ngũ giảng viên:

- Lựa chọn những cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tốt, kinh nghiệm qua các công việc liên quan đến nội dung giảng dạy.

- Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giăng viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

- Lựa chọn giảng viên có kinh nghiệm lâu năm.

Việc đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa đào tạo cũng giống như việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo cũng đều do học viên tham gia khóa học đó đánh giá. Đánh giá chất lượng giảng viên thông qua khả năng truyền đạt nội dung chương trình của giảng viên. Bên cạnh đó các lãnh đạo và cơ quan quản lý có thể đánh giá chất lượng giảng viên thông qua khả năng tiếp thu được kiến thức mà giảng viên truyền đạt của học viên thông qua các bài kiểm tra cuối mỗi khóa…. Không những vậy chất lượng đội ngũ giảng viên còn có thể đánh giá qua các bằng cấp, chứng chỉ mà giảng viên ấy có. Qua đó, lãnh đạo và cơ quan quản lý có thể đánh giá một cách khách quan nhất về chất lượng giảng viên của khóa đào tạo mà mình tổ chức.

Năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng:

Chương trình đào tạo là cơ sở để tổ chức các khóa đào tạo, nội dung đào tạo phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu, đối tượng đào tạo. Quá trình xây dựng nội dung chương trình đào tạo cần bảo đảm được thực hiện theo các bước và quy định về phân cấp của Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền.

Cốt lõi của xây dựng chương trình đào tạo là việc xác định được: mục tiêu của nội dung đào tạo, đối tượng được đào tạo; thời lượng đào tạo; giảng viên và phương pháp đào tạo, cụ thể:

- Khi xây dựng nội dung đào tạo, trước hết cần phải chỉ rõ được mục tiêu của việc đào tạo nội dung đó, những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ người học sẽ

đạt được sau khi được đào tạo. Để đảm bảo nội dung đào tạo đưa ra thực sự phù hợp và xác thực với yêu cầu bù đắp khoảng cách về năng lực của đội ngũ nhân lực.

- Xác định đối tượng cụ thể được tham gia chương trình đào tạo một cách phù hợp và thiết thực nhất.

- Xác định thời lượng thực hiện chương trình đào tạo để đảm bảo truyền tải được hết những nội dung cần thiết cho các đối tượng nắm bắt nhằm đạt được hiệu quả nhất mục tiêu để ra.

- Xác định yêu cầu đối với giảng viên và phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung cũng như đối tượng được đào tạo.

Với mỗi chương trình đào tạo qua mỗi phần kế hoạch mà đơn vị đào tạo cung cấp lãnh đạo, cơ quan quản lý CBCC dựa vào mục tiêu đó để đánh giá chương trình đào tạo qua mỗi phần kế hoạch mà đơn vị đào tạo cung cấp. Từ đó chọn ra những chương trình đào tạo khả thi, phù hợp với địa phương. Chất lượng chương trình đào tạo phải phù hợp với thông tư, nghị định mới ban hành từ đó giúp cho CBCC cập nhật, hiểu rõ hơn về thông tư, nghị định mới ban hành và áp dụng được vào thực tế trong công việc nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc. Để đánh giá chương trình đào tạo, ta nên làm cuộc khảo sát xem phản ứng của người học về nội dung, chương trình, cách tổ chức Từ đó, lãnh đạo và cơ quan quản lý biết được chất lượng chương trình và điều

chỉnh những thiếu sót để hoàn thiện hơn các khóa học sau.

Mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của công chức và thực tế áp dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ:

Hầu hết các khóa học đào tạo đều có đánh giá kết quả học tập thông qua những bài kiểm tra để biết học viên tiếp thu được gì từ khóa học. Cách thức đánh giá này có ưu điểm: dễ đánh giá vì chỉ cần căn cứ vào kết quả điểm học tập và nhận xét của cơ sở, đơn vị đào tạo. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, cách thức đánh giá này chưa phản ánh chính xác kết quả học tập của học viên thông qua nhận thức và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, thậm chí có trường hợp điểm học tập cao nhưng thực chất nhận thức của học viên chưa phản ánh đúng kết quả đó.

đánh giá kết quả sau đào tạo, nghĩa là đánh giá kết quả đầu ra. Cần đánh giá xem việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tế công tác để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành công vụ của cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng, những thay đổi đối với việc thực hiện công việc như thế nào. Từ đó, đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức xem việc đào tạo CBCC có tác động, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức hay không.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w