Thứ nhất: Một bộ phận không nhỏ của các cấp lãnh đạo chưa nhận thức được
đầy đủ tính vai trị và tính cấp thiết của cơng tác đào tạo và phát triển CBCC chính quyền cấp xã, do đó thiếu sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về công tác đào tạo và
phát triển CBCC.
Thứ hai: Công tác lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo và phát triển CBCC chính
quyền cấp xã là chưa được thực hiện thường xuyên, thiếu tính đồng bộ, thiếu tính khoa học. Cơng tác quản lý quy hoạch cũng chưa có sự hợp lý giữa CBCC là với người kinh. Việc cử CBCC đi học chỉ được cấp xã tiến hành khi có giấy báo nhập học của các cơ sở đào tạo và phát triển, do đó chính quyền cấp xã thiếu tính chủ động trong cơng tác đào tạo và phát triển CBCC. Do chưa gắn công tác đào tạo với quy hoạch và sử dụng CBCC nên trong thời gian qua, nhiều đối tượng đã được đào tạo nhưng khơng được đề cử bổ nhiệm, trong khi đó nhiều đối tượng khác thậm chí chưa qua đào tạo và phát triển lại được cân nhắc vào các vị trí cơng tác cao hơn, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của những đối tượng đã được đào tạo và cả những đối tượng chưa được đào tạo, họ cho rằng mặc dù đã được đào tạo nhưng nếu khơng thuộc diện quy hoạch thì cũng khơng có được vị trí cơng tác.
Thứ ba: Bản thân các đối tượng được đưa đi đào tạo và phát triển chưa thực sự
coi trọng tự đào tạo để nâng cao năng lực công tác. Một số bộ phận nhỏ họ nghĩ rằng tham gia đào tạo chỉ để kiếm được một vị trí cao hơn trong tổ chức, họ khơng quan tâm đến nội dung đào tạo, mà họ họ chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng mà họ nhận được sau khóa học đấy, chẳng hạn như: giấy chứng nhận, bằng cấp, chứng chỉ.
Thứ tư: Các cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa đồng bộ, điều kiện giảng dạy, chất lượng chuyên môn quản lý và các giảng viên ở các cơ sở đào tạo ở thành phố cịn thấp so với mặt bằng chung của tồn tỉnh nên số chất lượng đào tạo còn thấp.
CHƯƠNG 3. HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBCC CẤP XÃ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ TRONG THỜI GIAN TỚI