Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo vào phát triển CBCC cấp xã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. (Trang 70 - 74)

3.2.1.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đối với công tác đào tạo và phát triển CBCC cấp xã

Khi đã xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm thì công tác đào tạo và phát triển phải là mối quan tâm hàng đầu của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh. Điều này trước hết phải được thể hiện rõ nét trong các nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy Đảng xuyên suốt cả nhiệm kỳ.

Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đối với công tác đào tạo và phát triển thể hiện cụ thể trên các khía cạnh:

- Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng trong cấp ủy phụ trách công tác đào tạo và phát triển CBCC của tỉnh, của thành phố, của cơ quan, đơn vị. Giao trách nhiệm cụ thể cho cơ quan phụ trách, cơ quan phối hợp trong công tác đào tạo và phát triển CBCC của tỉnh.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, lấy đó làm căn cứ xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch cử cán bộ tham gia đào tạo cho sát hợp, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển cán bộ, vừa đáp ứng yêu cầu thực hiện công việc của cơ quan, tổ chức.

- Quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập, ăn ở, sinh hoạt của giảng viên, học viên trong các cơ sở đào tạo, đặc biệt là của Trường Chính trị tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng cấp thành phố.

- Quan tâm xây dựng chế độ chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho đội ngũ giảng viên, CBCC tham gia đào tạo; có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ vật chất, tinh thần đối với CBCC có thành tích xuất sắc trong học tập, nâng cao trình độ, trong đào tạo.

- Thường xuyên tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển; kiểm tra, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác đào tạo và phát triển.

3.2.1.2. Xác định đúng, kịp thời nhu cầu cần đào tạo và phát triển đối với công chức cấp xã

Xác định nhu cầu cần đào tạo và phát triển cán bộ hiện nay là công việc đầu tiên, là cơ sở để triển khai các công việc tiếp theo trong quá trình đào tạo đối với đội ngũ cán bộ này. Nếu xác định đúng nhu cầu cần đào tạo và phát triển thì nhất định sẽ góp phần giúp cho công việc đào tạo cán bộ được thực hiện một cách trôi chảy, có hiệu quả và ngược lại. Để xác định đúng nhu cầu đào tạo cán bộ thì đòi hỏi các cơ quan có liên quan phải thực hiện tốt vai trò, chức năng lãnh đạo ở từng đơn vị mình, khắc phục ngay một thực trạng tồn tại bấy lâu nay đó là việc xác định nhu cầu chưa chính xác và còn chậm như chương 2 học viên đã đề cập. Cụ thể đó là:

Đối với cấp ủy và UBND cấp xã: xuất phát từ thực trạng chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã; xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị mình; nhu cầu của công chức cấp xã: tiến hành xác định nhu cầu cần triển khai đề xuất trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ công chức cấp xã để kịp thời báo cáo lên cấp trên, theo

mục tiêu là: cán bộ được cử đi tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ công tác, kỹ năng tham mưu trong quản lý nhà nước, trong thực thi công vụ phải đảm bảo phát huy tốt hơn sau khi được cử đào tạo; nghiệp vụ bồi dưỡng phải phù hợp với vị trí công tác, chức danh cán bộ đang đảm nhận hoặc dự kiến bố trí sau này.

Đối với Cơ quan Tổ chức - Nội vụ thành phố có trách nhiệm tham mưu cho UBND thành phố: Trên cơ sở các căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ CBCC, đặc biệt là công chức cấp xã; bên cạnh đó, cần căn cứ vào chiến lược, quy hoạch CBCC, các quy định, tiêu chuẩn các chức danh công chức; yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ ở từng cơ quan, đơn vị; trên cơ sở các báo cáo của cấp xã về thực trạng trình độ, năng lực của đội ngũ công chức cấp xã và nhu cầu cần đào tạo của năm tiếp theo; dựa trên kết quả trong công tác đào tạo cán bộ của những năm trước đó, qua đó nhằm để đánh giá, xác định nhu cầu cần đào tạo đối với công chức cấp xã để làm cơ sở tham mưu UBND thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển công chức cho những năm kế tiếp. UBND thành phố cần xem xét mục tiêu ưu tiên như thế nào cho phù hợp (trước hết phải ưu tiên công chức trong diện được quy hoạch có triển vọng bố trí lên các chức vụ cao hơn sau này; ưu tiên cho cán bộ trẻ, cán bộ nữ theo chủ trương của Trung ương, tỉnh và nghị quyết của thành phố), điều kiện, khả năng đi học tập của từng CBCC và nhóm chức danh, ngạch công chức về trình độ văn hóa, chuyên môn, sức khỏe, tuổi đời, thời gian công tác; các yếu tố khác chi phối đến quá trình tham gia đào tạo cán bộ của đơn vị mình.

UBND thành phố phải xây dựng và ban hành Đề án "Nâng cao chất lượng

đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC thành phố Cẩm Phả, giai đoạn 2016- 2020 và 2020- 2025". Trong đó, Đề án phải bao quát được các đối tượng cần đào tạo, bồi

dưỡng, là công chức cấp xã. Ngoài các chương trình đào tạo thường xuyên, Đề án phải tập trung nâng cao kỹ năng, năng lực làm việc, ý thức, tinh thần trách nhiệm, thái độ ứng xử, phục vụ nhân dân của đội ngũ CBCC, viên chức ở thành phố với mục tiêu là làm sao phải tạo ra sự đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đào tạo CBCC, viên chức; tạo nhận thức chung, thống nhất, đồng hành trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập

quốc tế của thành phố theo xu thế chung của đất nước. Đề án phải nêu rõ nội dung cụ thể các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo thứ tự ưu tiên, bao gồm: đối tượng, lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cần đào tạo, số lượng học viên, số lớp, thời gian, địa điểm tổ chức lớp học, nhu cầu dự trù phân bổ kinh phí. Đồng thời cử công chức ở xã, phường tham gia các khóa này theo kế hoạch mở lớp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, các cấp chính quyền địa phương có thể xác định nhu cầu đào tạo công chức cấp xã theo hướng đổi mới là dựa trên 03 nhóm đối tượng đó là: nhóm cần cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng liên tục, nhóm cần cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày, nhóm cần cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng dài ngày. Nhóm cần cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng liên tục: nhóm người cần được đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức về chuyên môn phục vụ tốt nhất đối với những yêu cầu công việc thực tế. Nhóm bồi dưỡng ngắn ngày là quan tâm bồi dưõng các kỹ năng mềm đáp ứng yêu cầu của từng công việc cụ thể.

Nhóm bồi dưỡng dài ngày là quan tâm đối với những người có triển vọng phát triển lên các vị trí, chức danh cao hơn, có khả năng đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý thì cần phải tạo điều kiện để học tập để kịp thời nâng cao trình độ đáp ứng các vị trí công việc trong tương lai khi được bố trí, sử dụng vào các vị trí, chức danh lãnh đạo, quản lý sau này.

Với kết quả khảo sát về nhu cầu đào tạo cho công chức cấp xã được đề cập trong chương 2, cho thấy rằng: địa phương cần tập trung xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và kiến thức quản lý chuyên ngành. Phòng Nội vụ cần tham mưu cho UBND thành phố lập kế hoạch đào tạo và phát triển cho công chức trẻ ở cấp xã về các kỹ năng cần thiết giúp nâng cao năng lực trong việc tham mưu quản lý nhà nước. Các địa phương phối hợp với Phòng Nội vụ tiến hành khảo sát về thực trạng nhu cầu cần đào tạo về các kỹ năng của CBCC nói chung của địa phương, phân định đối với từng nhóm đối tượng khảo sát cụ thể (cơ bản dựa trên kỹ năng đã nêu ở chương 1 và thực trạng từ chương 2, nếu cần thiết có thể bổ sung thêm các kỹ năng khác) để tổng hợp làm cơ sở cho việc xây dựng bảng nhu cầu chung.

3.2.1.3. Xây dựng quy hoạch cán bộ

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo và phát triển, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của đất nước. Với vai trò quan trọng như vậy, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn được coi là khâu quan trọng, then chốt nhằm tạo sự chủ động, khoa học trong công tác cán bộ.

Công tác quy hoạch cán bộ phải từ nhiệm vụ chính trị của xã, nhiệm vụ tổ chức đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có, dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ để chủ động có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng. Đặc biệt chú trọng tạo được nguồn cán bộ dồi dào, đủ tiêu chuẩn để kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. (Trang 70 - 74)

w