Yêu cầu phát triển đội ngũ CBCC cấp xã thành phố Cẩm Phả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. (Trang 64)

3.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố CẩmPhả đến năm 2025 Phả đến năm 2025

Trong báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trình kỳ họp HĐND khóa XX, kỳ họp thứ 19, dự báo tình hình kinh tế của đất nước và của Tỉnh tiếp tục có sự tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ. Các chủ trương, cơ chế, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư sẽ tạo mơi trường thơng thống thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, tạo uy tín và sức hút ngày càng cao đối với các nhà đầu tư trong và ngồi nước đến với tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Cẩm Phả nói riêng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành kinh tế chủ đạo như than, điện, vật liệu xây dựng tiếp tục phát triển ổn định. Môi trường đầu tư, kinh doanh không ngừng được cải thiện; cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông đường bộ, cảng bến được đầu tư đồng bộ và phát huy hiệu quả; một số cơng trình mang tính động lực hồn thành đi vào hoạt động tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ kinh tế thành phố. Cải cách hành chính được đẩy mạnh với phương châm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, thành phố phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức: Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội trong khi đó một số ngành, lĩnh vực chưa có các quy định, chế tài để thực hiện; việc phát triển khu kinh tế Vân Đồn và thành phố Hạ Long mới vừa là cơ hội kết nối nhưng vừa là thách thức địi hỏi Cẩm Phả phải có bước phát triển đột phá nếu không sẽ bị tụt hậu. Số doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước nhiều nhưng đa số quy mô nhỏ, chủ yếu làm dịch vụ, phụ trợ cho cơng nghiệp khai thác than, rất ít doanh nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất ra hàng hóa và có doanh thu lớn. Mơi trường ơ nhiễm cịn ảnh hưởng khá nặng nề trong khi nguồn lực đầu tư để khắc phục còn hạn chế, ảnh hưởng lớn đến thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch; nguy cơ xảy ra sự cố bãi

thải mỏ cịn tiềm ẩn. Tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến khó lường, nhất là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội cịn tiềm ẩn phức tạp…

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Chủ động đổi mới, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường; đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh; xây dựng Cẩm Phả là đô thị công nghiệp, dịch vụ theo hướng đồng bộ, hiện đại, giàu đẹp, văn minh; phấn đấu đến năm 2025 phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đơ thị thành phố cơ bản đạt tiêu chí đơ thị loại I.

3.1.1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 - Về kinh tế:

(1) Tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh) bình quân hàng năm đạt từ

13% trở lên. Trong đó: Cơng nghiệp - Xây dựng tăng bình quân 12%/năm trở lên; Thương mại - Dịch vụ tăng bình qn 17%/năm trở lên; Nơng - Lâm - Thủy sản tăng bình quân 9%/năm trở lên. (2) Cơ cấu ngành kinh tế (theo giá trị sản xuất) đến năm 2025: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 73,7%; Thương mại - Dịch vụ chiếm 25,6%; Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 0,7%. (3)Tổng sản phầm (GRDP) bình quân

đầu người (theo giá thực tế) 16.165 USD/người/năm; (4) Thu ngân sách phần tỉnh

giao địa phương thực hiện phấn đấu tăng bình quân 10%/năm trở lên; tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách địa phương phấn đấu bình quân 5 năm đạt từ 45%-50%.

- Về xã hội:

(5) Phấn đấu đến năm 2025: Thành phố đứng thứ 2 toàn tỉnh về chất lượng

giáo dục tổng thể; 100% các trường đạt chuẩn quốc gia; 100% các trường công lập đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2 trở lên. (6) Phấn đấu trên địa bàn thành phố khơng cịn hộ nghèo theo mức chuẩn nghèo riêng của Tỉnh; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo theo mức chuẩn nghèo riêng của Tỉnh xuống 0,21%; Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 2,0%; Bảo đảm 100% gia đình người có cơng với Cách mạng có mức sống cao hơn mức sống trung bình của người dân trên địa bàn Thành phố; (7) Giảm tỷ lệ

tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 6,5%; Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 96%; Tỷ lệ người dân trên địa bàn thành phố được quản lý sức khỏe trong phần mềm quản lý sức khỏe toàn dân đạt 100%; Số giường bệnh đạt 61 giường bệnh/1 vạn dân; 16 bác sỹ/1 vạn dân, 3 dược sỹ đại học/1 vạn dân, trên 25 điều dưỡng/1 vạn dân; giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 0,34‰. (8) Tỷ lệ

gia đình được cơng nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” theo tiêu chí mới đạt 85% trở lên; khu phố, thôn được công nhận lại danh hiệu “Khu phố, thơn văn hóa” đạt 85% trở lên; Tỷ lệ phường, xã được công nhận lại danh hiệu “Phường đạt chuẩn văn minh đơ thị”, “Xã đạt chuẩn văn hóa nơng thơn mới” đạt 80% trở lên; Tỷ lệ cơ

quan, đơn vị, doanh nghiệp khai trương được công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn

vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” đạt 90% trở lên; Tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh

nghiệp được công nhận lại danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn

văn hóa” đạt 80% trở lên. - Về mơi trường:

(9)Duy trì tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,8% và nâng cao chất lượng che phủ rừng.

(10) Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch đạt 100%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. (11) Phấn đấu tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 100%; tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải đô thị tập trung đạt trên 65%; tỷ lệ chất thải rắn phải được đưa vào nơi quy hoạch tập trung đạt 100%.

3.1.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

- Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết, Đề án, Chương trình mục tiêu của Đảng, Nhà nước.

- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững gắn với bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

- Huy động mọi nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ kết nối với thành phố Hạ Long, khu kinh tế Vân Đồn.

- Tập trung cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, giữ vững chỉ số năng lực cạnh tranh.

- Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ.

- Chú trọng phát triển văn hóa, thể thao, đảm bảo an sinh xã hội; xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa, con người Cẩm Phả đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đô thị, đất đai,

tài ngun, mơi trường và giải phóng mặt bằng; chủ động phịng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Tăng cường quốc phịng - an ninh.

3.1.2. Yêu cầu phát triển đội ngũ CBCC cấp xã

Để đáp ứng được với những mục tiêu, phương hướng phát triển của thành phố Cẩm Phả trong thời gian tới, đội ngũ CBCC cấp xã cũng cần được đào tạo và phát triển hơn nữa phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của thành phố. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ quản lý các cấp có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chun nghiệp cao, có khả năng làm việc trong mơi trường quốc tế, tận tụy phục vụ nhân dân. Lãnh đạo thành phố đang nỗ lực đào tạo CBCC cấp xã làm sao để bồi dưỡng thêm nhiều kiến thức hơn nữa phù hợp với yêu cầu công việc. Trong thời gian tới, đối với các lớp do Trung ương, tỉnh tổ chức đảm bảo cử cán bộ, công chức cấp xã tham gia tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ và theo vị trí việc làm đúng thành phần, số lượng theo các chương trình, kế hoạch của các cấp, ngành. Đối với các lớp đào tạo do thành phố tổ chức bằng nguồn kinh phí đào tạo cần phải đúng mục đích, thiết thực và gần gũi với công việc của CBCC trên địa bàn.

Đối với cán bộ, công chức cấp xã, phấn đấu đến 2025 đạt 100% tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công

chức cấp xã. Đối với công chức làm việc tại các xã đến 2025 phấn đầu đạt 100% có trình độ chun mơn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên. Về trình độ tin học, đến 2025 đều đạt 100% được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.

Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn ngạch công chức, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, vị trí việc làm đảm bảo phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương và thực tiễn của tỉnh, thành phố. Đào tạo phải gắn với quy hoạch, nhu cầu sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Tiếp tục ưu tiên đào tạo và phát triển cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác chuyên môn, chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực trọng yếu của tỉnh; Tập trung đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở tiêu chuẩn ngạch công chức, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, vị trí việc làm gắn với quy hoạch, nhu cầu sử dụng và phát triển đội ngũ; Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, bản, khu phố đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sự nghiệp khoa học và công nghệ: Tập trung đào tạo cán bộ điện tử, công dân điện tử nhằm vận hành, sử dụng hiệu quả chính quyền điện tử, thành phố thơng minh và chính quyền số; trước mắt là việc khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, làm việc trên môi trường mạng, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Tăng cường sự phối hợp nâng cao toàn diện giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin để sẵn sàng đáp ứng cho sự phát triển và kịp thời tiếp cận các công nghệ mới của cách mạng công nghiệp 4,0. Phấn đấu đến 2025, 60% cán bộ cấp xã được đào tạo kỹ năng ứng dụng CNTT, tin học cơ bản.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sự nghiệp văn hóa, thể thao: Tiếp tục đầu tư, đào tạo, thu hút đội ngũ làm cơng tác văn hóa, thể thao, du lịch các nghệ nhân, nghệ sỹ, vận động viên, huấn luyện viên và các tài năng văn học nghệ thuật, văn hóa, thể thao, đảm bảo 40% cán bộ cấp xã có trình độ đại học.

3.1.3. Phân tích SWOT cơng tác đào tạo, phát triển đội ngũ CBCC cấp xã thành phố Cẩm Phả đến năm 2025. thành phố Cẩm Phả đến năm 2025.

3.1.3.1. Điểm mạnh (Strengths)

Đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt huyết cao, có tinh thần trách nhiệm với cơng việc, đam mê học hỏi trau dồi kiến thức phục vụ công việc được giao .

Thành phố đã chủ động bố trí nguồn kinh phí hằng năm cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của thành phố trên cơ sở nhu cầu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Số lượng CBCC cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng về số lượng; ý thức tham gia học tập của CBCC ngày càng được nâng cao rõ rệt.

Việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã đi vào nền nếp, tập trung vào các đối tượng được quy hoạch, gắn với vị trí việc làm;

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào những nội dung thật sự cần thiết, gắn với việc nảng cao chất lượng thực thi nhiệm vụ, đạo đức công vụ.

3.1.3.2. Điểm yếu (Weaknesses)

Chưa chủ động tổ chức được các lớp bồi dưỡng năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý tại thành phố.

Điều kiện cơ sở vật chất tại các cơ sở đào tạo vẫn cịn kém. Trình độ giáo viên không đủ đáp ứng nhu cầu đào tạo chuyên môn cho CBCC.

Việc vận dụng những kiến thức đã được đào tạo, bồi dưỡng vào giải quyết công việc cụ thể ở cơ sở còn lúng túng.

3.1.3.3. Cơ hội (Opportunities)

Đội ngũ CBCC cấp xã cần trau dồi kiến thức, kỹ năng và hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của lãnh đạo các cấp và người dân.

Thành phố cũng quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho CBCC cấp xã có thể tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và lý luận chính trị.

Bên cạnh những CBCC cấp xã hiện có, thành phố cũng tuyển dụng thêm nhân tài vào các vị trí cịn thiếu cịn yếu tại các đơn vị nhằm hoàn thiện hơn bộ máy quản

lý nhà nước cấp xã.

3.1.3.4. Thách thức (Threats)

Để xây dựng thành phố Cẩm Phả là đô thị công nghiệp, dịch vụ theo hướng đồng bộ, hiện đại, giàu đẹp, văn minh cần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng cả về chun mơn và đạo đức. Địi hỏi lãnh đạo thành phố và cơ quan quản lý cần xây dựng vị trí việc làm và lập kế hoạch cụ thể về đào tạo và phát triển đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn thành phố.

Đưa ra những biện pháp để ngày càng hoàn thiện bộ máy CBCC cấp xã có năng lực, phẩm chất hết lòng phục vụ nhân dân.

Đưa ra những chính sách, vị trí việc làm cụ thể thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về phục vụ cho thành phố.

Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT, luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị hồn thiện cơng tác đào tạo và phát triển CBCC cấp xã tại thành phố Cẩm Phả như sau.

3.2.Giải pháp hồn thiện cơng tác đào tạo và phát triển CBCC cấp xã tại thành phố Cẩm Phả

3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo vào phát triển CBCC cấp xã

3.2.1.1. Tăng cường vai trị lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đối với công tác đào tạo và phát triển CBCC cấp xã

Khi đã xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm thì cơng tác đào tạo và phát triển phải là mối quan tâm hàng đầu của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh. Điều này trước hết phải được thể hiện rõ nét trong các nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy Đảng xuyên suốt cả nhiệm kỳ.

Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đối với công tác đào tạo và phát triển thể hiện cụ thể trên các khía cạnh:

- Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng trong cấp ủy phụ trách công tác đào tạo và phát triển CBCC của tỉnh, của thành phố, của cơ quan, đơn vị. Giao trách nhiệm cụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. (Trang 64)

w