Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. (Trang 47 - 53)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.

Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 02/06/2008, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 do Sở kế hoạch đầu tư Tp.Hà Nội cấp.

Trong năm 2010, VCB đã hoàn tất 2 lần tăng vốn điều lệ thành công với mức tăng 9,28% (vào tháng 8/2010 và 33% vào tháng 2/2011, đưa tổng vốn điều lệ lên mức 17.588 tỷ đồng).

Ngày 30/6/2009, Vietcombank chính thức niêm yết giao dịch cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.

Ngày 25/4/2014: Vốn điều lệ công ty đạt 23.174.170.760.000 đồng. Ngày 18/6/2014: vốn điều lệ nâng lên 26.650.203.340.000 đồng. Ngày 9/9/2016: vốn điều lệ nâng lên 35.977.685.750.000 đồng. Năm 2018: vốn điều lệ nâng lên 37.088.774.480.000 đồng.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ số (Digital lab) cùng các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.

Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công bố.

Sứ mệnh Vietcombank: Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng.

Tầm nhìn Vietcombank: Đến năm 2030 trở thành Tập đoàn tài chính đa năng hùng mạnh, ngang tầm với các Tập đoàn tài chính lớn trong Khu vực.

Triết lý hoạt động: Luôn đặt mình vào vị trí đối tác để thấu hiểu, chia sẻ và giải quyết tốt nhất công việc.

Hình ảnh và thương hiệu: Một Vietcombank xanh và mạnh; một Vietcombank uy tín và hiện đại và một Vietcombank gần gũi và biết sẻ chia.

Logo:

Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu đến năm 2020 đưa Vietcombank trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

Tính đến ngày 31/12/2020 Vietcombank có tổng số 111 chi nhánh, 472 phòng giao dịch hoạt động tại 54/63 tỉnh thành trong cả nước, thiết lập mối quan hệ ngân hàng đại lý với trên 1.300 ngân hàng tại 102 quốc gia trên thế giới. Hiện nay, Vietcombank có trên 18.000 cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống.

 Chức năng của Vietcombank

Chức năng trung gian tín dụng: là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng Vietcombank. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NH đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò nhận tiền gửi, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay... Cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại.

Chức năng trung gian thanh toán: Ở đây Vietcombank đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.

Ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.

Chức năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, Vietcombank với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.

Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NH là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với NHTM. Do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.

 Nhiệm vụ của Vietcombank

- Huy động vốn: nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thương mại được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Hoạt động huy động vốn bao gồm:

Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác;

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài;

Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của pháp luật;

Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

-Hoạt động tín dụng: nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại. Đây là các nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của ngân hàng. Hoạt động này của Vietcombank gồm:

Cho vay;

Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá trị khác; Bão lãnh ngân hàng;

Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế; Phát hành thẻ tín dụng;

Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận; Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ;

Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc;

Mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác;

Mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối;

Cung ứng khác phương tiện thanh toán; thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế;

Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế và dịch vụ thanh toán sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;

Tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên NH quốc gia; Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN chấp thuận.

-Các hoạt động khác: Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kể cho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo ra thu nhập cho ngân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí… có vị trí xứng đáng trong giai đoạn phát triển hiện nay của NHTM. Các hoạt động này gồm:

Góp vốn, mua cổ phần theo quy định của Pháp luật;

Thực hiện cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật;

Ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

Cung ứng các dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính, các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn;

Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sát nhập doanh nghiệp, và tư vấn đầu tư theo quy định của pháp luật;

Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật; Mua, bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp;

Dịch vụ môi giới tiền tệ;

Mua, đầu tư, sở hữu, nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay;

Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc sở hữu của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam;

Thực hiện hoạt động bảo lãnh bằng ngoại tệ và cho vay ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w