Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ được thành lập vào ngày 13/03/2014, theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0100112437-141, cấp lần đầu ngày 13/03/2014, đăng ký thay đổi lần thứ 04 ngày 06/09/2019. Với trụ sở Chi nhánh tại số 565 Lạc Long Quân, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội và 02 Phòng Giao dịch. Nhân sự của Chi nhánh gồm có một Giám đốc phụ trách chung và ba Phó Giám đốc phụ trách các mảng nghiệp vụ, các phòng ban tại
Giám đốc Phó Giám đốc
Phòng Khách hàng doanh nghiệpPhòng Khách hàng bán lẻPhòng Quản lý nợPhòng Kế toánPhòng Hành chính - Nhân sự - Ngânquỹ Phòng Dịch vụ Khách hàngPhòng giao dịch
Chi nhánh và 02 Phòng Giao dịch. Hiện tại VCB - Tây Hồ có 91 lao động; trong đó cơ cấu lao động nữ chiếm khoảng 70%, lao động nam chiếm 30%.
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu - tổ chức Vietcombank Tây Hồ
(Nguồn: Vietcombank Tây Hồ, học viên tổng hợp)
- Ban Giám đốc: Gồm 04 thành viên, giám đốc là người đứng đầu chi nhánh, là người đại diện theo pháp luật của chi nhánh và 03 phó giám đốc thực hiện theo ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Nhà nước về điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Xây dựng định hướng hoạt động của đơn vị trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, của ngành về mục tiêu định hướng và từ đó giao chỉ tiêu, kế hoạch cho các phòng chức năng và tổ chức thực hiện.
• Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng doanh nghiệp bán buôn và một số ít các khách hàng SME liên quan đến các khách hàng bán buôn này, khách hàng định chế tài chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô lớn... nhằm mục đích huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng như cho vay, phát hành bảo lãnh, thư tín dụng...Thực hiện tìm kiếm khách hàng và thẩm định tín dụng, thẩm định tài sản (việc thẩm định tài sản bảo đảm và thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng do cán bộ Hợp đồng tài sản thuộc phòng quản lý nợ thực hiện đối với các khách hàng bán buôn, khách hàng định chế tài chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô lớn...), thực hiện tác nghiệp cấp tín dụng, quản lý khách hàng sau vay và các công việc khác theo quy trình tín dụng của ngân hàng.
• Phòng Khách hàng bán lẻ: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các cá nhân hoặc doanh nghiệp SME nhằm mục tiêu huy động vốn VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng như cho vay, phát hành bảo lãnh, LC...Thực hiện tìm kiếm khách hàng và thẩm định tín dụng, thẩm định tài sản bảo đảm và thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng, thực hiện tác nghiệp cấp tín dụng, quản lý khách hàng sau vay và các công việc khác theo quy trình tín dụng của ngân hàng.
• Phòng Quản lý nợ: Là phòng thực hiện các nghiệp vụ hỗ trợ liên quan đến hoạt động cho vay bao gồm: thực hiện soạn thảo các văn bản, giấy tờ, hợp đồng vay, phối hợp cùng khách hàng thực hiện các thủ tục ký, công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo, nhận và lưu trữ đối với tài sản đảm bảo và nhận theo quy định. Nhân viên quản lý nợ trực tiếp là người lưu trữ và quản lý hồ sơ khách hàng, kết hợp cùng với nhân viên các phòng liên quan đến nghiệp vụ tín dụng theo dõi, giám sát tình hình thực hiện các điều kiện tín dụng của khách hàng, tình hình giải ngân, thu nợ của khách hàng.
- Phòng Kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý và hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và kiếm tra kiểm soát nội bộ. Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ, công tác kiểm tra kiểm giám sát tuân thủ đối với mọi mảng nghiệp vụ trong chi nhánh.
- Phòng Hành chính - Nhân sự - Ngân quỹ: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh. Thực hiện công tác công nghệ thông tin, bảo trì bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin để đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. Thực hiện các công tác quản lý văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn của chi nhánh; thực hiện nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc đá quý…) theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
• Phòng Dịch vụ khách hàng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng tại quầy. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp
vụ thanh toán, xử lí hạch toán các giao dịch tại quầy. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
• Các phòng giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các chức năng giống như phòng giao dịch và phòng khách hàng theo mô hình thu nhỏ, các nghiệp vụ được cung cấp theo mô hình chi nhánh thu nhỏ theo thẩm quyền của phòng giao dịch được Giám đốc chi nhánh quy định cụ thể theo từng thời kỳ.