Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Vietcombank Tây Hồ

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ. (Trang 96 - 101)

3.3.1. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietcombank Tây Hồ

Tăng cường quản lý khoản vay và xử lý nợ có vấn đề

Sau khi thẩm định khách hàng, chi nhánh cần tập trung vào giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay. Để thực hiện được điều đó chi nhánh cần:

- Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt; đối chiếu giữa mục đích vay; đảm bảo việc sử dụng vốn vay hợp lệ, giải ngân có đầy đủ chứng từ chứng minh.

- Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lượng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng vốn dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp, tình hình kinh doanh mặt hàng có nhiều biến động thì mật độ kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra và phân loại nợ để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro. Việc kiểm tra cần căn cứ trên tình hình thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó.

- Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro như khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, khách hàng thay đổi phương án kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, khách hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật…, dựa trên hệ thống các tín hiệu cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng (điều này đang được Chi nhánh Vietcombank Tây Hồ thực hiện trong ban hành các văn bản về từng loại hình cho vay trong thời gian gần đây) để nắm bắt khả năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.

- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng đối với từng loại vay: các khoản vay để nhập khẩu thì kiểm tra tờ khai hải quan, bộ chứng từ nhập hàng, các yêu cầu đòi tiền; các khoản vay xây dựng cần kiểm tra tiến độ công trình, xác nhận của chủ đầu tư về công nợ và cam kết chuyển toàn bộ nguồn tiền thanh toán về tài khoản của khách hàng mở tại chi nhánh; các khoản vay thương mại cần kiểm tra tồn

kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng. Kiểm tra chặt chẽ nguồn tiền từ phương án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng bám sát nguồn thu của khách hàng, chủ động thu nợ đúng hạn.

Đối với việc xử lý nợ có vấn đề chi nhánh cần tiến hành các công việc sau: - Món vay có vấn đề ở đây được hiểu bao gồm món vay đã quá hạn và món vay tuy chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năng thanh toán, do thua lỗ hoặc do doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật. Xử lý món vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Việc xử lý này được dựa trên nguyên tác cơ bản là tận dụng hết lượng tiền mặt sẵn có, buộc doanh nghiệp bán sản phẩm hay cung ứng dịch vụ ở mức giá hợp lý tạo ra nhu cầu có khả năng thanh toán bằng tiền mặt, cần tận dụng hết tài sản có của doanh nghiệp, tìm cách chuyển hóa nhanh tất cả các tài sản đó thành tiền mặt tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Xem xét các yếu tố liên quan đến tiền mặt để đưa ra hướng xử lý thỏa đáng.

- Đối với các khoản nợ quá hạn thì chi nhánh cần xem xét lại các vấn đề trong quá trình thẩm định xem ngân hàng mắc những sai sót gì, trong khâu nào, vấn đề nào… xem xét lại khả năng tài chính của khách hàng và quá trình khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Từ đó đưa ra những giải pháp xử lý mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn.

- Khi tiến hành thu hồi nợ quá hạn, ngân hàng nên sử dụng biện pháp khai thác khi khách hàng vay vốn có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng tín dụng tương ứng với một chu kỳ sản xuất của khách hàng, cho phép khách hàng tự khắc phục khó khăn về tài chính để hoàn trả nợ ngân hàng càng sớm càng tốt. Khi khách hàng không có thiện chí trả nợ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng mới tiến hành thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Trong thời gian tới, chi nhánh cần thường xuyên rà soát đánh giá tình hình SXKD của khách hàng, tăng tỷ trọng đối với khách hàng nhóm A (nhóm tăng trưởng), giảm tỷ trọng khách hàng nhóm B (nhóm duy trì), rút giảm mạnh khách hàng nhóm C (nhóm rút giảm) để đảm bảo chất lượng tín dụng được kiểm soát kịp

thời. Thực hiện quyết liệt giảm dần dư nợ của nhóm khách hàng cần rút giảm, nhóm khách hàng cần chấm dứt quan hệ tín dụng. Xây dựng kế hoạch thu nợ quá hạn theo tuần/tháng/quý đối với khoản nợ xấu. Ngoài ra, chi nhánh cần yêu cầu khách hàng bổ sung TSĐB đối với nhóm khách hàng còn chưa đáp ứng đủ tỷ lệ theo quy định theo lộ trình cụ thể.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

- Cán bộ thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người.

- Không nên phân cán bộ thẩm định phụ trách khối doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh như hiện nay mà nên phân theo ngành nghề, mỗi bộ phận cán bộ thẩm định phụ trách những ngành nghề khác nhau và cho cán bộ đi tìm hiểu về loại ngành nghề đó.

- Các cán bộ thẩm định cần được trau dồi thêm các kỹ năng thẩm định, được cử đi học, giao lưu với các Chi nhánh trong hệ thống cũng như các Ngân hàng trong địa bàn để có thể nâng cao năng lực, hiểu biết cũng như nắm được tình hình kinh doanh một cách tổng thể để có cái nhìn bao quát về các ngành kinh tế hiện nay.

- Cán bộ thẩm định cần nâng cao chất lượng thu thập thông tin: Cần thu thập đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình thẩm định trước, trong và sau khi cấp tín dụng. Ngoài thu thập thông tin về pháp lý, tài chính, nhu cầu vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, còn phải thu thập các thông tin liên quan khác như: thông tin về môi trường kinh tế - xã hội, về thị trường, về vị trí của khách hàng trong lĩnh vực hoạt động. Trước khi làm việc trực tiếp với khách hàng, cán bộ thẩm định cần chủ động nắm bắt thông tin, tình hình thân nhân, doanh nghiệp và có mục tiêu cụ thể cho buổi làm việc. Khi tiếp xúc với khách hàng, cán bộ thẩm định cần tạo ra không khí thân mật, cởi mở và hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định nhằm thu được những thông tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình thanh toán của Khách hàng, vị thế của Khách hàng… Qua đây cán bộ thẩm định cũng có thể

xác định được sự thành thật, mức độ tin tưởng vào các thông tin mà Khách hàng đưa ra. Ngân hàng cũng cần tìm các nguồn thông tin khác về Khách hàng như: từ bạn hàng, đối tác đã có quan hệ tín dụng trước đây… để có những thông tin tham khảo phù hợp. Ngoài ra, chi nhánh cần dựa vào tình hình thực tế và dựa vào kinh nghiệm của cán bộ thẩm định để xây dựng cho chi nhánh một hệ thống thông tin về giá cả, thị trường trong nước và quốc tế, hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả tài chính cũng như hệ số an toàn tài chính theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ thẩm định so sánh, tham khảo kết quả trong quá trình thẩm định.

Nâng cao năng lực, trình độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tín dụng

Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định. Sự thành công trong hoạt động tín dụng phụ thuộc vào năng lực và trách nhiệm của cán bộ tín dụng. cán bộ tín dụng là người quản lý toàn bộ số vốn từ khâu đầu tư cho đến khi hợp đồng tín dụng được kết thúc.

- Có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với các cán bộ tín dụng: Những cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm, làm thất thoát vốn, vi phạm quy định cho vay làm ảnh hưởng đến lợi ích và hình ảnh ngân hàng cần được xử lý nghiêm khắc. Ngoài ra, chi nhánh cần có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cả về vật chất và tinh thần. Có như vậy thì kỷ cương trong hoạt động tín dụng, uy tín của ngân hàng càng được nâng cao, chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện.

- Chi nhánh cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm bắt kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.

- Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp: Môi trường làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và thái độ làm việc của nhân viên. Việc xây dựng môi

trường làm việc chuyên nghiệp nhằm tạo tâm lý thỏa mái, thái độ phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo cũng như tác phong xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác.

- Tăng cường sự hợp tác giúp đỡ giữa các đồng nghiệp, giữa các phòng ban với nhau. Tạo tinh thần làm việc hăng say và ý thức nâng cao trình độ, kỹ năng của nhân viên.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ. (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w