Thực trạng về chất lƣợng tín dụng tại NHTM cổ phần Ngoại thƣơng Việt

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ. (Trang 59 - 81)

Nam - Chi nhánh Tây Hồ

Nội dung dưới đây, đánh giá chất lượng tín dụng được tiếp cận từ góc nhìn của NHTM và chất lượng tín dụng được đề cập đến là chất lượng vay vốn.

Th

u

nh

2.2.1. Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2018 - 2020

2.2.1.1. Thực trạng chất l ợng tín dụng theo chỉ tiêu ịnh l ợng

Chỉ tiêu dư nợ tín dụng

- Dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế

Bảng 2.4: Dƣ nợ tín dụng theo ngành kinh tế của Vietcombank Tây Hồ 2018-2020

Đơn vị: Tỷ ồng

Ngành kinh tế

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Dƣ nợ trọngTỷ (%) Dƣ nợ trọngTỷ (%) Dƣ nợ trọngTỷ (%)

Nông nghiệp, lâm nghiệp

và thủy sản 9,08 0,16 2,57 0,04 1,35 0,02

Khai khoáng - - 3,46 0,06 7,9 0,12

Công nghiệp chế biến,

chế tạo 1.274,00 22,21 354,14 6,09 216,73 3,34

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và

điều hòa không khí 484,29 8,44 493,78 8,49 511,02 7,87 Cung cấp nước, hoạt

động quản lý và xử lý rác

thải, nước thải 177,23 3,09 256,61 4,41 496,93 7,65

Xây dựng 426,18 7,43 484,72 8,34 560,7 8,63

Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

660,43 11,51 697,12 11,99 910,07 14,01

Vận tải kho bãi 24,45 0,43 28,14 0,48 33,54 0,52

Thông tin và truyền

thông - - 0,58 0,01 1,57 0,02

Hoạt động tài chính,

ngân hàng và bảo hiểm - - 0,94 0,02 1,46 0,02

Hoạt động kinh doanh

bất động sản 727,73 12,69 804,21 13,83 999,91 15,4

Hoạt động chuyên môn,

khoa học và công nghệ 18,9 0,33 18,9 0,33 18,9 0,29 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ - - 2,42 0,04 9,98 0,15 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 6,3 0,11 7,89 0,14 13,57 0,21 Cá nhân, hộ gia đình 836,95 14,59 572,27 9,84 537,98 8,28 Đầu tư chứng khoán 1.091,00 19,02 2.072,90 35,65 2.146,05 33,05

Hoạt động dịch vụ khác - - 13,45 0,23 26,16 0,4

Tổng cộng 5.736,54 100 5.814,10 100 6.493,79 100

Tuỳ vào tình hình kinh tế xã hội từng thời kỳ, chính sách tín dụng của Nhà nước cũng như của Vietcombank nói chung và chi nhánh Tây Hồ nói riêng mà cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế cũng có xu hướng thay đổi theo. Dư nợ giai đoạn 2018-2020 của Vietcombank Tây Hồ chủ yếu tập trung vào một số ngành chính như: đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản, phương tiện vận tải, công nghiệp chế biến chế tạo, cá nhân và hộ gia đình. Trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo có xu hướng giảm mạnh cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Cho vay cá nhân và hộ gia đình cũng giảm tương đối từ 14,59% năm 2018 xuống 8,28% năm 2020. Trong khi đó, đầu tư chứng khoán là ngành có dư nợ tăng cao từ năm 2018 sang năm 2019. Nguyên nhân là do năm 2019, một khách hàng hàng lớn trong ngành công nghiệp, chế biến chế tạo đã tất toán trước hạn dự án đầu tư 900 tỷ đồng do khách hàng đang dư nguồn vốn. Giai đoạn 2018- 2020, chi nhánh tăng cho vay đầu tư dự án đối với một số khách hàng lớn và tăng hạn mức đối với các công ty chứng khoán. Ngành xây dựng và kinh doanh phương tiện vận tải không biến động nhiều về tỷ trọng trong giai đoạn 2018 - 2020.

- Dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay

Việc phân chia dư nợ theo thời hạn vay có ý nghĩa khá quan trọng đối với ngân hàng vì thời hạn khoản vay liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng.

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay tại chi nhánh được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 2.5: Dƣ nợ tín dụng theo thời hạn cho vay của Vietcombank Tây Hồ 2018-2020

Đơn vị: Tỷ ồng

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số dƣ Số dƣ Chênh lệch so với 2018 Số dƣ Chênh lệch so với 2019 - Dư nợ ngắn hạn 2.861,00 3.419,76 558,76 3.797,90 378,14 Tỷ trọng (%/tổng dư nợ) 49,87 58,82 8,95 58,49 -0,33 - Dư nợ trung, dài hạn 2.876,00 2.394,34 -481,66 2.695,89 301,55 Tỷ trọng (%/tổng dư nợ) 50,13 41,18 -8,95 41,51 0,33

2018

2019

2020 Ngắn hạnTrung và dài hạn

Tổng dư nợ: 5.736,54 5.814,10 77,56 6.493,79 679,69

Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Vietcombank Tây Hồ năm 2018-2020

Hình 2.5: Tỷ trọng dƣ nợ theo thời hạn vay giai đoạn 2018-2020

Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Vietcombank Tây Hồ năm 2018-2020

Dư nợ tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ lệ không chênh lệch nhau nhiều trong năm 2018. Dư nợ trung dài hạn năm 2019-2020 có xu hướng giảm tỷ trọng từ 50,13% năm 2018 xuống 41,18% năm 2019 và 41,51% năm 2020. Nguyên nhân đã trình bày phía trên là do khách hàng FDI lớn đã tất toán khoản vay trước hạn, ngoài ra giai đoạn 2018 - 2020, tín dụng thể nhân chủ yếu là tăng ở nghiệp vụ cho vay ngắn hạn giấy tờ có giá và giảm mạnh cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Tín dụng trung dài hạn có thể đem lại nguồn thu nhập lớn cho đơn vị do chi phí trả lãi cho các khoản vốn này là thấp, nhưng điều này chưa hẳn đã tốt vì Ngân hàng sẽ khó đảm bảo khả năng thanh toán của mình cho những khoản nợ đến hạn hay thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Dư nợ tín dụng còn do phụ thuộc lớn vào một số nhóm khách hàng và dự án lớn, một số sản phẩm cho vay đặc thù. Điều này ảnh hưởng đến dư nợ của chi nhánh nếu chính sách với nhóm khách hàng, với sản phẩm cho vay đặc thù bị thay đổi.

Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

Bảng 2.6: Tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng của Vietcombank Tây Hồ 2018-2020 Đơn vị: Tỷ ồng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số dƣ Chênh lệch so với 2018 Số dƣ Chênh lệch so với 2019 Tổng thu nhập 802 964 162 887 -77

Thu lãi từ cho vay 398 494 96 417 -77

Tỷ lệ thu lãi cho vay

/Tổng thu nhập 50% 51% 2% 47% -4%

Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Vietcombank Tây Hồ năm 2018-2020

Nhìn vào bảng thu nhập từ hoạt động kinh doanh ta thấy: thu nhập từ hoạt động tín dụng đóng góp tỷ lệ cao và khá ổn định trong tổng thu nhập của chi nhánh (khoảng 50% tổng thu nhập). Năm 2018 tổng thu nhập đạt 802 tỷ đồng, năm 2019 có sự gia tăng mạnh lên 964 tỷ đồng. Năm 2019 - 2020, mặc dù tổng dư nợ tăng nhưng tỷ trọng thu lãi từ cho vay chỉ tăng rất nhẹ vào năm 2019 và giảm đến 4% vào năm 2020. Trong giai đoạn này, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, tình hình kinh tế khó khăn, Vietcombank tiên phong chủ động đi đầu giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp với 5 lần giảm lãi suất cho vay trong năm 2020, nhiều nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Hiện mặt bằng lãi suất cho vay của ngân hàng thuộc diện thấp nhất trên thị trường. Vietcombank Tây Hồ theo chủ trương chung cũng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 cho các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 với dư nợ được cơ cấu tại thời điểm 31/12/2020 là 45 tỷ đồng.

Hoạt động tín dụng của Vietcombank Tây Hồ đã không ngừng tăng trưởng và mở rộng, chi nhánh đã rất tích cực tìm các biện pháp chủ động tiếp cận, thẩm định khách hàng và áp dụng các phương thức linh hoạt để thu hút khách hàng vay vốn. Tốc độ tăng trưởng quy mô tín dụng cũng như chiếm lĩnh thị phần tín dụng trên địa bàn của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.7: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng Vietcombank Tây Hồ 2018-2020

Đơn vị: Tỷ ồng

Chỉ tiêu/năm Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dư nợ của Vietcombank Tây Hồ 5.737,00 5.814,10 6.493,79

Tốc độ tăng trưởng dư nợ (%) 18,51 1,34 11,69

Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Vietcombank Tây Hồ năm 2018-2020

Năm 2018, tốc độ tăng trưởng dư nợ của Vietcombank Tây Hồ khá cao. Trong giai đoạn 2019- 2020, tốc độ tăng trưởng dư nợ của Vietcombank tăng tương đối tốt, đặc biệt đây là giai đoạn khó khăn, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của Vietcombank vẫn duy trì và đạt được những thành tựu đáng kể. Dư nợ các năm qua mặc dù tăng trưởng, cơ cấu tín dụng đã dịch chuyển tích cực theo hướng phát triển bền vững nhưng mức độ diễn ra còn khá chậm. Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng của Vietcombank Tây Hồ so với các chi nhánh Vietcombank khác trên địa bàn và trong khu vực còn khá thấp. Điều này thể hiện qua bảng số liệu so sánh giữa Vietcombank Tây Hồ với các Chi nhánh Vietcombank khu vực Hà Nội.

Bảng 2.8: Thị phần tín dụng của Vietcombank Tây Hồ so với các chi nhánh Vietcombank khu vực Hà Nội

Đơn vị: Tỷ ồng/%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt ộng kinh doanh Vietcombank Tây Hồ năm 2018-2020

Chỉ tiêu tỷ lê nợ xấu, nợ quá hạn

Việc xác định tỷ lệ nợ quá hạn là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, nhằm phản ánh những khoản cho vay có khả năng hoàn trả kém. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu từ năm 2018 đến năm 2020 được phản ánh trên bảng số liệu sau:

Bảng 2.9: Phân loại nợ theo nhóm nợ của Vietcombank Tây Hồ 2018-2020

Đơn vị: Tỷ ồng

Chỉ tiêu Dƣ nợNăm 2018Tỷ trọng Dƣ nợNăm 2019Tỷ trọng Dƣ nợNăm 2020Tỷ trọng

- Nợ nhóm 1 5,727.64 99,845 5.808,95 99,911 6.426,27 98,96 - Nợ nhóm 2 8,73 0,152 5,12 0,088 6,46 0,099 - Nợ Nhóm 3 0,17 0,003 0,03 0,001 60,7 0,935 - Nợ Nhóm 4 - - - - 0,04 0,001 - Nợ Nhóm 5 - - - - 0,33 0,005 Tổng dƣ nợ 5.736,54 100 5.814,10 100 6.493,79 100

Bảng số liệu phân loại nợ cho thấy nợ nhóm 1 của chi nhánh chiếm tỷ trọng rất cao và ổn định qua các năm; năm 2018 là 99,85% tăng nhẹ đến năm 2019 với tỷ lệ là 99,91%, sau đó lại giảm xuống 98,96% năm 2020 do năm 2020 tỷ lệ nợ xấu bắt đầu tăng cao đột biến mặc dù trước đó gần như chưa có nợ xấu. Dư nợ nhóm nợ 2 cũng không có sự thay đổi nhiều nhưng nợ nhóm 3 tăng mạnh từ dưới 0,2% trong năm 2018 và 2019 lên 0,94% năm 2020 do ảnh hưởng bởi nhóm khách hàng doanh nghiệp bán buôn và một số ít khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh, tuy đã được gia hạn thời gian trả nợ theo thông tư 01 của ngân hàng Nhà nước nhưng đến nay khách hàng vẫn chưa trả nợ và khả năng thu hồi vốn khá thấp. Tỷ lệ tuy vẫn thấp so các tổ chức tín dụng trong nước nói chung, (tỷ lệ khoảng 2 - 3%) nhưng so với các chi nhánh trong cùng hệ thống Vietcombank thì tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank Tây Hồ khá cao, xếp thứ 4 trong khu vực Hà Nội và lớn hơn của cả hệ thống 0,235% (tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank là 0,7%). Chi tiết về nợ xấu, nợ quá hạn sẽ được phân tích dưới đây nhằm đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh.

Bảng 2.10: Nợ xấu và nợ quá hạn của Vietcombank Tây Hồ 2018-2020

Đơn vị: Tỷ ồng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số dƣ So với2018 Số dƣ So với2019 Tổng dƣ nợ 5.736,54 5.814,10 77,56 6.493,79 679,69 Nợ quá hạn nhóm 2 8,73 5,12 -3,61 6,45 1,33 Tỷ l nợ quá hạn nhóm 2 (%) 0,152 0,088 -0,064 0,099 0,011 Nợ xấu (nhóm 3 - nhóm 5) 0,17 0,03 -0,14 61,07 61,04 Tỷ l nợ xấu (%) 0,003 0,001 -0,002 0,94 0,939

Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Vietcombank Tây Hồ năm 2018-2020

Tình hình nợ xấu năm 2018 và năm 2019 được được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 2 và nợ xấu dao động ở mức an toàn dưới 0,2%. Năm 2020, với dư nợ tăng thêm đến 11,69% so với năm 2019, tỷ lệ nợ nhóm 2 vẫn thấp dưới 0,2% tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu lại tăng nhiều. Nợ quá hạn nhóm 2 thời điểm cuối năm 2020 là 6,45 tỷ đồng, chiếm 0,1% tổng dư nợ; nợ xấu của chi nhánh là 61,07 tỷ đồng, chiếm 0,94% tổng dư nợ.

Hình 2.6: Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank Tây Hồ so với các chi nhánh Vietcombank khu vực Hà Nội

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt ộng kinh doanh Vietcombank Tây Hồ năm 2018-2020

Năm 2020, so với các tổ chức tín dụng khác, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank chiếm rất thấp chỉ khoảng 0.7%, tỷ lệ nợ xấu bình quân của các chi nhánh Vietcombank khu vực Hà Nội là 0.28% thì tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh Tây Hồ khá cao, đứng thứ tư trong 15 chi nhánh trên địa bàn Hà Nội (chiếm 0.91%) và gần như toàn bộ là khách hàng bán buôn.

Nguyên nhân là nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 gặp nhiều khó khăn với sự bùng phát của dịch bệnh Covid làm cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân gặp hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không có nguồn tiền trả nợ ngân hàng. Trong đó dư nợ xấu chủ yếu của nhóm khách hàng gồm 3 khách hàng bán buôn của chi nhánh thuộc lĩnh vực thi công, xây dựng đang gặp khó khăn trong việc nghiệm thu thanh toán các công trình và chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh dẫn đến việc chậm trễ thanh toán các khoản nợ đến hạn tại chi nhánh. Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa công tác đánh giá chất lượng tín dụng và thu hồi nợ xấu, đồng thời

tăng cường kiểm soát đối với các nguồn thu của khách hàng để rút giảm dư nợ đối với nhóm khách hàng trên.

Bảng 2.11: Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn cho vay của Vietcombank Tây Hồ 2018-2020

Đơn vị: Tỷ ồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1. Nợ quá hạn ngắn hạn 0,57 0,06 2,1

Tỷ trọng / Tổng dư nợ quá hạn (%) 6,36 1,26 3,11

2. Nợ quá hạn trung, dài hạn 8,33 5,08 65,42 Tỷ trọng / Tổng dư nợ quá hạn (%) 93,64 98,74 96,89

Tổng nợ quá hạn: 8,9 5,15 67,52

Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD Vietcombank Tây Hồ năm 2018-2020

Bảng số liệu nợ quá hạn theo kỳ hạn cho thấy nợ quá hạn trung, dài hạn có tỷ trọng cao hơn nợ quá hạn ngắn hạn rất nhiều. Năm 2018 dư nợ quá hạn trung dài hạn là 8,33 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 93,64%, đến năm 2019 giảm xuống 5,08 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 98,74%. Năm 2020 chứng kiến sự tăng vọt về nợ quá hạn trung dài hạn với dư nợ quá hạn là 65,42 tỷ đồng, đồng thời dư nợ quá hạn ngắn hạn cũng tăng từ 0,06 tỷ đồng năm 2019 lên 2,1 tỷ đồng năm 2020. Dư nợ quá hạn trung dài hạn tăng do dư nợ ngắn hạn của khách hàng được gia hạn nợ chuyển sang thành nợ trung dài hạn. Điều này là do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid đã ảnh hưởng trực tiếp khả năng trả nợ ngân hàng.

Chỉ tiêu doanh số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng

Để đánh giá chất lượng của các khoản tín dụng ta cần phải xem xét chỉ tiêu doanh số thu nợ. Chất lượng tín dụng của Chi nhánh đảm bảo khi các khoản tín dụng đến hạn phải được thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi.

Bảng 2.12: Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của Vietcombank Tây Hồ 2018-2020

Đơn vị: Tỷ ồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1. Doanh số thu nợ 17.908 30.110 21.180 2. Dư nợ bình quân 5.289 5.776 6.154 3. Vòng quay vốn tín dụng 3,39 5,21 3,44 4. Doanh số thu nợ ngắn hạn 17449 28467 20352

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ. (Trang 59 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w