KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến đông lực làm việc của nhân viên tại CÔNG TY TNHH môt THÀNH VIÊN gỗ THANH SON (Trang 88)

5.1.1. Thuận lợi

Đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Thanh Son” là một đề tài mà các cấp lãnh đạo trong Công Ty đang rất quan tâm. Vì tăng động lực làm việc là góp phần tăng năng suất lao động để có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn trên cơ sở trang thiết bị và vốn sẵn có, điều này sẽ giúp Công ty tăng vị thế cạnh tranh. Vì vậy, trong quá trình tác giả làm luận văn tốt nghiệp này, nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của chuyên gia.

Thông qua bài nghiên cứu thì tác giả đã định được các yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên và yếu tố nào có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất cũng như thấp nhất. Nhờ vào kết quả nghiên cứu trên mà tác giả có được giải pháp giúp Công ty TNHH Một Thành Viên Gỗ Thanh Son nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao vị thế trong nước cũng như trên thương trường quốc tế.

5.1.2. Khó khăn – hạn chế

Mặc dù đã đạt được kết quả nghiên cứu như mong muốn và thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

Thứ nhất, nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian hai tháng, sự hạn chế về thời gian đã ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn mô hình nghiên cứu và xây dựng thang đo phù hợp nhất, đồng thời cũng ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu các nhân tố

Thứ hai, trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả cũng gặp những khó khăn nhất định như việc tiếp cận với các chuyên gia, thời gian gặp gỡ có giới hạn cũng như chưa lĩnh hội dược hết các ý kiến đóng góp và một số kiến thức nhất định.

5.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

Công Ty TNHH một thành viên Gỗ Thanh Son luôn cam kết là lấy “tốc độ, hiệu quả trong từng khâu sản xuất” làm kim chỉ nam để phát triển và “quyết định

nhanh – triển khai nhanh – thay đổi và thích ứng nhanh ” để giúp công ty phát triển xứng tầm với trong khu vực và quốc tế.

Cam kết cùng các khách hàng phát triển mối quan hệ lên một tầm cao mới, không thuần túy là quan hệ kinh doanh mà còn là mối quan hệ giữa con người với con người mang tính nhân văn. Lấy tiêu chí này làm kim chỉ nam cho mọi hành động của công ty.

Luôn giữ chữ “TÍN” với khách hàng.

Xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng. Theo công ty, một trong những vấn đề chính mà công ty đang hướng đến thuộc về văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa mà Công ty muốn nhấn mạnh ở đây là sự đoàn kết, gắn bó, chia sẻ và đồng lòng, đồng sức giữa các thành viên với nhau trong công ty.

5.3. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

5.3.1. Giải pháp về tính chất công việc

Tính chất của một công việc nó vốn đã là như vậy, chúng ta không thể nào biến đổi tính chất của nó sang giống một công việc khác được. Cho nên, mỗi loại hình công việc đều có những nét đặc trưng riêng, những sức hút riêng. Chỉ những ai có đam mê thật sự, cũng như có một niềm tin vững chắc vào công việc mình đang làm thì mới có thể gắn bó lâu dài, nỗ lực làm việc và cống hiến hết mình cho tổ chức.

Muốn làm tốt một công việc nào đó thì điều trước tiên là phải hiểu rõ về nó trước đã. Chính vì vậy, ngay từ khâu tuyển dụng và sau đó là xuyên suốt quá trình làm việc của nhân viên, ban Giám đốc công ty phải luôn thông đạt, phân tích cho họ hiểu rõ những đặc điểm, những khó khăn thử thách cũng như những điều thú vị về công việc mà họ đang làm. Bên cạnh đó, ban Giám đốc cũng phải trình bày những yêu cầu về kiến thức, trình độ chuyên môn và những kỹ năng cần thiết mà một người quản lý tiệc, một người giám sát, nhân viên (phục vụ, sale,…) phải có được để có thể làm tốt công việc của mình.

Nói một cách tổng quan thì Giám đốc phải làm cho nhân viên của mình hiểu đúng, đầy đủ, rõ ràng tất cả những gì về công việc của mình để nhân viên có sự nhìn

nhận, đánh giá và so sánh với sự phù hợp của bản thân. Từ đó, sẽ dễ dàng dẫn dắt họ đi vào tiến hành công việc một cách tốt hơn.

Công nghệ kĩ thuật luôn luôn phát triển k ngừng, vì vậy thường xuyên mở những lớp giảng dạy ngắn hạn giúp nhân viên cuả mình có thêm kiến thức về chuyên môn.

5.3.2. Giải pháp về thu nhập

Thu nhập là yếu tố mà nhân viên đặt lên hàng đâu, do đó ban Giám đốc cần thông hiểu suy tư, nguyện vọng của từng nhưng viên. Yếu tố “ Thu nhập xứng đáng với kết quả đạt được” được nhân viên đánh giá thấp, do vậy bên ban giám đốc cần xây dựng một thang lương căn bản chuẩn để có thể trả lương phù hợp với từng khả năng của từng nhân viên.

Thường xuyên tổ chức họp nội bộ các nhân viên, lắng nghe nguyện vọng của nhân viên để có thể đưa ra được những yêu sách hợp lý.

Đối với nhân viên làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ. Nên đưa ra mức lương thưởng hợp lý động viên tinh thần nhân viên làm việc có hiệu quả hơn.

Ngoài hình thức khen thưởng, ban Giám đốc công ty cũng nên có những hình thức phạt xứng đáng đối với những nhân viên vi phạm qui chế. Từ đó, tạo sự công bằng giữa các nhân viên với nhau.

5.3.3. Giải pháp về sự hỗ trợ của cấp trên

Sự hỗ trợ của cấp trên với nhân viên là yếu tố mạnh nhất tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Chính vì thế ban lãnh đạo công ty cần đưa ra những yêu sách phù hợp nhằm hỗ trợ nhân viên của mình như:

- Khen ngợi nhân viên về hiệu quả làm việc tốt, dù họ chỉ mới làm được một nửa.

- Nếu cấp dưới trở nên buồn chán với công việc hiện tại, hãy giúp họ tìm ra các lối đi mới, hướng đến một sự thỏa mãn cao hơn. Nếu có thể, hãy cân nhắc việc thăng chức họ dựa trên những cấp bậc thành tựu đã đạt được.

- Nói rõ những mong đợi của bạn về các kết quả công việc.

- Đảm bảo rằng công việc thường nhật của nhân viên gắn liền với nhiều nhiệm vụ khác nhau.

- Làm cho mọi nhân viên thấy được tác động công việc của từng người đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp hoặc phần việc của những người xung quanh.

- Cho nhân viên một cảm giác rằng phận sự của họ ý nghĩa ra sao.

- Luôn luôn đưa ra ý kiến phản hồi và nhận xét cho nhân viên, cả tích cực lẫn tiêu cực.

- Cho phép một cấp độ tự quản vừa phải đối với nhân viên dựa trên những thành tựu họ đạt được.

- Gia tăng cả chiều rộng lẫn chiều sâu đối với công việc mà người nhân viên đang làm.

- Mang đến cho mọi nhân viên các cơ hội thành công ngang nhau.

- Tổ chức các cuộc họp nhân viên hàng tuần, hàng tháng, hàng quý để có thể hỗ trợ nhân viên kịp thời.

- Chia nhân viên thành từng nhóm theo công việc, nhóm trưởng sẽ là người hỗ trợ nhân viên hàng ngày. Đảm bảo giải đáp thắc mắc cuả nhân viên nhanh, kịp thời.

5.3.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển

Công ty cần phải tập trung hơn nữa trong việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng cho nhân viên dưới nhiều hình thức. Chẳng hạn như thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo chia sẻ kinh nghiệm làm việc của trưởng bộ phận, nhân viên suất sắc trong công ty, tạo điều kiện tốt cho nhân viên đoàn kết với nhau, tạo động lực trao dồi kinh nghiệm làm việc cho một số nhân viên chưa có kinh nghiệm, nhân viên mới vào làm có cơ hội bổ sung kiến thức, kinh nghiệm còn thiếu hụt trong công việc, nâng cao chất lượng làm việc. Bên cạnh đó là các buổi đào tạo tập trung theo định kỳ, các cuộc thi về nghiệp vụ cũng cần được đầu tư tổ chức thường xuyên hơn.

Một người lao động có trình độ luôn khát khao tìm kiếm cơ hội thăng tiến để thể hiện và chứng tỏ năng lực của mình. Do vậy, công ty TNHH Một Thành Viên Gỗ Thanh Sonnên đề ra những nấc thang, những vị trí nhảy vọt kế tiếp cụ thể trong công việc cho sự thăng tiến, bên cạnh đó Ban Giám đốc cần phải làm cho người lao động hiểu rõ được cần phải làm gì, phải thực hiện công việc như thế nào để họ có thể đạt được vị trí công việc như họ mong muốn. Để làm tốt hoạt động đề bạt, thăng tiến cho

người lao động, cần phải xây dựng các tiêu chuẩn thăng tiến một cách cụ thể, công khai, công bằng qua đó người lao động biết được các đích mà mình muốn đạt tới. Có như vậy mới tạo cho người lao động cảm giác an tâm làm việc, nỗ lực cống hiến hết mình.

5.4 KẾT LUẬN

Hầu hết bất cứ doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ tầm quan trọng của động lực làm việc. Một doanh nghiệp muốn tồn tại đòi hỏi phải biết cách làm sao để nâng cao động lực làm việc của nhân viêc. Động lực làm việc cuả nhân viên được tăng cao, nhân viên làm việc có hiệu quả hơn, từ đó năng suất lao động được tăng cao. Có thể nói rằng động lực làm việc là lý do để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bởi vì:

Động lực làm việc tăng khiến cho nhân viên có đam mê hơn với công việc của họ, hiểu quả sản phẩm từ đó mà cải thiện, chất lượng sản phẩm đươc tăng lên.

Động lực làm việc giúp nhân viên gắn bó hơn với công ty. Công ty có được nguồn lao động trung thành, giảm thiểu chi phí tuyển chọn, đào tạo nhân viên mới.

Quá trình thực tập tại Công ty TNHH Một Thành Viên Gỗ Thanh Son đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu, học hỏi và trải nghiệm các kiến thức thực tế nhằm củng cố kiến thức được trang bị ở nhà trường. Trên cở sở lý thuyết và phân tích thực tế cho thấy quá trình nâng cao động lực làm việc vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập. Bằng cách phân tích, đánh giá thông qua các chỉ tiêu cụ thể đưa ra một số “Giải pháp nâng cao động lực làm viêc nhằm giải quyết những mặt mà công ty còn hạn chế. Tuy nhiên do thời gian, trình độ kinh nghiệm, kiến thức về thực tế còn ít nên các thông tin và số liệu cần thiết còn hạn chế, do đó nguồn số liệu chưa hoàn toàn chính xác, chưa bao quát đầy đủ. Vì vậy, luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận ý kiến đóng góp của thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) TS. Trần Kim Dung, Quản Trị Nguồn Nhân Lực, NXB. Thống Kê TP. Hồ Chí Minh, 2003.

2) TS. Trần Kim Dung, Quản Trị Nguồn Nhân Lực, NXB. Thống Kê TP. Hồ Chí Minh, 2009.

3) PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, ThS. Nguyễn Tấn Minh, Giáo trình Kinh tế lượng, Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM, Khoa Quản trị kinh doanh, Lưu hành nội bộ.

4) PGS Nguyễn Minh Tuấn, Hà Trọng Quang; Xử lý dữ liệu nghiên cứu SPSS for Windows, Đại học công nghiệp TP.HCM, lưu hành nội bộ, 2008

5) Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội, 2008.

6) Lưu Thị Bích Ngọc, Lưu Hoàng Mai, Lưu Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trương Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thu Thảo và Lê Thanh Dung, Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên trong khách sạn, Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 49 năm 2013.

PHỤ LỤC 1 - PHIẾU KHẢO SÁT

Xin chào Anh/Chị!

Tôi là Nguyễn Thị Thùy Linh, sinh viên khoa Quản trị kinh doanh - Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh và đang trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Môt Thành Viên Thanh Son. Hiện tại, tôi đang nghiên cứu về đề tài: “Phân tích một số nhân tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Thanh Son”.

Do vậy, những ý kiến đóng góp của Anh/Chị sẽ là những thông tin vô cùng quan trọng để giúp tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin cam đoan mọi thông tin mà Anh/Chị cung cấp chỉ nhằm mục đích nghiên cứu. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Anh/Chị!

Phần 1: Sau đây là những phát biểu về các yếu tố cấu thành nên động lực làm việc của Công Ty TNHH Một Thành Viên Thanh Son. Xin vui lòng trả lời bằng cách đánh một dấu (X) ở từng dòng. Những con số này thể hiện mức độ Anh/Chị đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo quy ước như sau:

Hoàn toàn

không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

Q1 TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC 1 2 3 4 5

1 Công việc thú vị, nhiều thử thách

2 Công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức

3 Công việc phù hợp với chuyên môn, năng lực bản thân 4 Công việc đòi hỏi phải có mối quan hệ rộng

5 Chính sách trả lương hợp lý so với tính chất công việc 6 Thu nhập xứng đáng với kết quả đạt được

7 Mức hoa hồng cao so với các công ty khác

Q3 ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC 1 2 3 4 5

8 Không gian làm việc thoải mái: không khí, ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn…

9 Công cụ làm việc (điện thoại, internet, máy in, văn phòng phẩm…) được trang bị tốt

10 Được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để có thể làm việc hiệu quả

11 Thời gian làm việc linh hoạt, hợp lý

Q4 QUAN HỆ VỚI ĐỒNG NGHIỆP 1 2 3 4 5

12 Đồng nghiệp rất thân thiện, hòa đồng

13 Đồng nghiệp có sự hợp tác, giúp đỡ nhau trong công việc 14 Đồng nghiệp sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh

nghiệm làm việc với nhau

Q5 HỖ TRỢ CỦA CẤP TRÊN 1 2 3 4 5

15 Cấp trên thân thiện, dễ tiếp cận

16 Cấp trên tin tưởng vào khả năng của nhân viên

17 Cấp trên sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên trong công việc

phản hồi của nhân viên

19 Cấp trên đối xử công bằng với tất cả nhân viên

Q6 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN 1 2 3 4 5

20 Công ty có chính sách đào tạo và phát triển cho nhân viên 21 Nhân viên có cơ hội thăng tiến trong công việc

22 Nhân viên có cơ hội được đào tạo và thăng tiến một cách công bằng, rõ ràng

23 Nhân viên có cơ hội phát huy hết khả năng của bản thân

Q7 CÔNG NHẬN THÀNH TÍCH 1 2 3 4 5

24 Được biểu dương, khen thưởng khi đạt được kết quả tốt 25 Được công nhận là đang có sự tiến bộ trong công việc 26 Nhận được sự tín nhiệm của đồng nghiệp và cấp trên khi

có thành tích cao

Q8 ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC 1 2 3 4 5

27 Anh/Chị đồng ý với các yếu tố giúp tạo động lực làm việc mà công ty đang thực hiện

28 Anh/Chị cảm thấy có động lực khi làm việc tại công ty 29 Anh/Chị luôn nỗ lực làm việc hết mình để đạt được kết

quả tốt nhất

Phần 2: Anh/Chị vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân sau:

Lưu ý: Các câu hỏi trong phần này chỉ chọn một câu trả lời Q Q9 Giới tính Mã hóa Chọn Nam 1 Nữ 2 Q Q10 Độ tuổi Mã hóa Chọn Dưới 26 tuổi 1 Từ 27-31 tuổi 2 Từ 32-36 tuổi 3 Từ 37 đến 42 tuổi 4

Một phần của tài liệu Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến đông lực làm việc của nhân viên tại CÔNG TY TNHH môt THÀNH VIÊN gỗ THANH SON (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)