Mô hình của nghiên cứu này được xây dựng dựa trên sự chọn lọc các yếu tố từ hai mô hình của Carolyn Wiley (“Factors that motivate me” - 1997) và của nhóm các tác giả Lưu Thị Bích Ngọc, Lưu Hoàng Mai, Lưu Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trương Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thu Thảo và Lê Thanh Dung (“Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên trong khách sạn” – 2013). Lý do lựa chọn hai mô hình này là vì chúng có sự bám sát với các lý thuyết, các học thuyết về động lực làm việc mà nghiên cứu đã đưa ra cũng như phù hợp với thực tế của Công ty TNHH Một Thành Viên Gỗ Thanh Son.
Theo Rodd Wagner và James Harter, các nhà nghiên cứu tại Gallup và tác giả của cuốn sách năm 2006, “12: Các yếu tốt của quản lý tuyệt vời,” việc cung cấp công cụ, tài nguyên, và thiết bị là điều quan trọng nhất để bạn có thể làm duy trì sự thoải mái và hiệu quả làm việc của nhân viên.
Mô hình nghiên cứu bao gồm 7 yếu tố: Tính chất công việc, Kỳ vọng thu nhập, Điều kiện làm việc, Quan hệ với đồng nghiệp, Hỗ trợ của cấp trên, Đào tạo và phát triển và Công nhận thành tích. Trong đó, tất cả 7 yếu tố này đều có trong mô hình của nhóm các tác giả Lưu Thị Bích Ngọc, Lưu Hoàng Mai, Lưu Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trương Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thu Thảo và Lê Thanh Dung; 4 yếu tố: Kỳ vọng thu nhập, Điều kiện làm việc, Đào tạo và phát triển, Công nhận thành tích thì có trong mô hình của Carolyn Wiley.
Sơ đồ 3.2 – Mô hình nghiên cứu
Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu:
H1: “Tính chất công việc” ảnh hưởng (+) đến động lực làm việc của nhân viên. H2: “Kỳ vọng thu nhập” ảnh hưởng (+) đến động lực làm việc của nhân viên. H3: “Điều kiện làm việc” ảnh hưởng (+) đến động lực làm việc của nhân viên.
H4: “Quan hệ với đồng nghiệp” ảnh hưởng (+) đến động lực làm việc của nhân viên. H5: “Hỗ trợ của cấp trên” ảnh hưởng (+) đến động lực làm việc của nhân viên. H6: “Đào tạo và phát triển” ảnh hưởng (+) đến động lực làm việc của nhân viên. H7: “Công nhận thành tích” ảnh hưởng (+) đến động lực làm việc của nhân viên.