Nguyễn Thị Thanh, Võ Phan Mi Sa, Lê Tấn Đức, Nguyễn Hữu Hổ
Phòng Công nghệ gen thực vật,Viện Sinh học Nhiệt đới
MỞ ĐẦU
Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây công nghiệp quan trọng có giá trị kinh tế cao
và là cây gia vị được sử dụng rộng rãi trên thế giới (8), do hạt tiêu có vị nóng cay và
mùi thơm hấp dẫn, nên rất thích hợp cho việc chế biến thức ăn (3). Ngoài ra, hạt tiêu cònđược dùng trong ngành công nghiệp chế biến hương liệu, nước hoa và trong y dược.
Trong những năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đã cóbước phát
triển mạnh mẽ. Từ sản l ượng 10.000 tấn và xuất khẩu 7.000 tấn năm 1996 đến năm 2006 ước tính sản lượng và xuất khẩu đạt hơn 100.000 tấn và Việt Nam hiện nay, chiếm
vị trí số một thế giới cả về số l ượng lẫn giá trị xuất khẩu hạt ti êu. Tuy nhiên để giữ vững
vị trí số một như hiện nay, sản lượng hồ tiêu khó tăng nhanh trong nh ững năm tới, do năng suất còn thấp, chi phí cho hóa chất phòng trừ bệnh hại hồ tiêu cao, làm hạn chế
khả năng tăng năng suất và diện tích gieo trồng. Muốn tăng năng suất của hồ tiêu cả về
số lượng và chất lượng, vấn đề đặt ra là làm sao tạo được những giống hồ tiêu sạch bệnh có khả năng kháng virus, nấm… (2,7,10,11).
Để tạo ra giống (dòng) mới, sạch bệnh, một số ph ương pháp tiếp cận khác như tái
sinh cây bằng nuôi cấy phôi soma (4,8,9), đỉnh sinh tr ưởng, mô sẹo từ rễ, cuống lá, đốt
và mẫu mô lá (1,5,12) và bước đầu chuyển nạp gen vào cây hồ tiêu thông qua vi khuẩn
Agrobacterium tumefaciens (14) đã vàđang được nghiên cứu.
Do đó, mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm ra giống hồ tiêu cao sản có khả năng
tái sinh cao, hoàn thiện hệ thống tái sinh in vitro cây hồ tiêu phục vụ cho các nghiên cứu
về chuyển nạp gen vào cây hồ tiêu trong tương lai.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Giống
Các giống hồ tiêu được dùng nghiên cứu là : Phú Quốc, Vĩnh Linh: Hạt hồ tiêu
được khử trùng và dùng làm nguyên liệu in vitro để tạo mô sẹo, chồi, lấy mẫu lá, thân,
Môi trường nuôi cấy
1. Môi trường nuôi cấyin vitro MS (6)
2. Môi trường tạo mô sẹotừ hạt,rễ SH: (0,1-2 mg/l) 2,4-D + 0,1mg/l Kinetin. 3. Môi trường tái sinh chồi từ mẫu mô lá: MS + 1,5mg/l BAP + 0,1mg/l Kinetin +
0,1mg/l IBA + 10% nư ớc dừa
4. Môi trường tái sinh chồi từ đốt thân, cuống lá: MS + 2mg/l BAP + 0,1mg/l
Kinetin + 0,5mg/l IBA + 10% nước dừa
5. Môi trường giữ giống in vitro cây hồ tiêu: ½ MS + 0,1mg/l IBA + 10% nước
dừa + 0,1 % than hoạt tính.
Điều kiện nuôi cấy
Nhiệt độ từ 25-26oC. Giai đoạn cho nẩy mầm từ hạt, giai đoạn tạo mô sẹo, nuôi cấy
trong tối ở nhiệt độ 25oC. Cây tái sinh trực tiếp từ mẫu mô lá và thân thời gian chiếu
sáng 10 giờ/ngày.
Phương pháp
Hạt hồ tiêu được thu hoạch tại các v ườn trồng hồ tiêu tại Phú Quốc, Đắk Lắk. Rửa
sạch và khử trùng bằng cồn 70o cho 1 phút, sau đó ngâm trong dung d ịch HgCl2 (0,1%), rửa với nước vô trùng ít nhất 6 lần, tiếp theo ngâm hạt vào dung dịch cefotaxime 0,1%
hoặc nước javels 40%, thời gian khử trùng khác nhau từ 30-60 phút. Hạt vô trùng được đặt trong môi trường MS cho hạt nẩy mầm, hoặc môi tr ường SH có bổ sung 2,4-D với
các nồng độ khác nhau để tạo mô sẹo,
Hạt nẩy mầm chuyển sang môi tr ường ½ MS mới để tạo cây. Mô sẹo hình thành, chuyển sang môi trường mới để nhân sinh khối mô sẹo.
Lá của cây sinh trưởng tốt như hình 2, cắt ra rừng mảnh khoảng 5 cm và đặt trên
môi trường tái sinh (môi trường số 3), để tạo chồi.
Cắt đốt cây vô trùng, sau đó chẻ dọc làm đôi, và cuống lá, đặt lên môi trường 4, để
tạo mô sẹo và chồi. Các chồi sau đó đ ược cấy trên môi trường số 5 để tạo rễ và giữ
giống in vitro.
Ảnh hưởng của hygromycin lên sự tái sinh chồi hồ tiêu từ mô lá.
KẾT QUẢ, THẢO LUẬN