trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình.
a. Mục đích – ý nghĩa
Việc lập kế hoạch giúp giáo viên mầm non chủ động tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong quá trình trẻ ở trường. Việc rèn luyện hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ cần phải được rèn luyện thường xuyên nhiều lần, nội dung hoạt động tạo hình phong phú sẽ giúp cho các kĩ năng của trẻ ngày càng được thuần thục và hiệu quả.
b. Cách tiến hành
Lập kế hoạch tố chức hoạt động tạo hình nhằm hình thành kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong các chủ đề.
- Bước 1: Xác định chủ đề
Việc lựa chọn chủ đề có thể tuân theo trình tự các chủ đề đã được đưa ra trong kế hoạch thực hiện chương trình năm học, dựa trên kết quả đạt được trên trẻ ở chủ đề trước, sự quan tâm, hứng thú của trẻ hoặc các sự kiện diễn ra xung quanh trẻ…
- Bước 2: Xác định nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường trong các chủ đề
Mỗi một chủ đề đều có lợi thế trong việc giáo dục một hoặc nhiều nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vì vậy giáo viên cần biết cách sắp xếp, khai thác và vận dụng hợp lí các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ từ đó tổ chức hoạt động tạo hình một cách có hiệu quả trong các chủ đề.
Chủ đề “ Trường mầm non” khi trẻ tham gia trong các góc như góc lắp ráp, xây dựng cô có thể cho trẻ xây dựng trường mầm non của trẻ. Cô trò chuyện cùng trẻ về trường của mình và hướng dẫn trẻ xếp bồn hoa, cây cảnh, hàng rào… hợp lý theo trí tưởng tượng của trẻ. Khi học tập cô làm tranh vẽ về hành vi giữ gìn, bảo vệ môi trường của một bạn nhỏ như: bé vứt rác vào thùng, vứt rác bừa bãi, bé quét nhà, giẫm lên cỏ, bé đánh đu cành, bé ngồi lên bàn,… sau đó cho trẻ nhận xét các hành vi đó, rút ra bài học cho mình. Khi trẻ hiểu được cô cho trẻ tô màu các bức tranh có hành vi đúng
Chủ đề “ Bản thân”: Giáo dục trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người. Khi vẽ tranh trẻ biết giữ gìn quần áo, sách vở, không vây bẩn ra sách vở quần áo của mình và của bạn. Qua các bài vẽ, tô màu trẻ tự mình đưa ra những điều cần thiết và giáo dục trẻ biết chăm sóc, giữ gìn đôi mắt (không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt hàng ngày bằng nước và khăn sạch). Giáo dục trẻ biết giúp đỡ những bạn khiếm thị, bị cận thị… không cho tay bẩn vào tai, không dùng que ngoáy tai của mình và của bạn, khi tắm gội chú ý không để nước chui vào tai… Biết đội mũ, ô và đeo khẩu trang khi ra nắng, thường xuyên đánh răng và không ăn thức ăn quá nóng quá lạnh, phải biết giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, biết tiết kiệm nước…
Chủ đề “ Gia đình”: Trẻ phải thấy được sự thay đổi của môi trường xung quanh trẻ, nhận biết được môi trường sạch sẽ, môi trường bẩn trong gia đình. Biết quý trọng, giữ gìn đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi… Có ý thức về những điều
nên làm như: khóa vòi nước khi không sử dụng, tắt điện khi ra khỏi phòng… khi trẻ tham gia các hoạt động đặc biệt là hoạt động tạo hình.
Chủ đề “ Thế giới thực vật”: Khi trẻ hoạt động với nhau trẻ sẽ được tự do thể hiện bản thân mình, cụ thể ở các góc: ở góc xây dựng trẻ có thể sử dụng nguyên liệu, đồ dùng để xây dựng vườn cây ăn quả, trẻ trồng cây, tạo các ngôi nhà sân trường. Góc tạo hình trẻ được nặn, được vẽ, được nghe cô giáo giới thiệu về các bức tranh có nội dung chăm sóc, bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường. Qua hoạt động tạo hình, cô giáo dục trẻ biết cây cần đất, ánh sáng, nước, không khí… biết vây cần có sự chăm sóc của con người, biết cây để làm cảnh, cho bóng mát, cây có tác dụng điều hòa và làm sạch không khí, cây còn giữ cho đất khỏi bị xói mòn khi mùa mưa bão, làm giảm ô nhiễm môi trường ( giảm bụi, tiếng ồn, giảm nhiệt độ ngày hè…), biết được những nguy hiểm xảy ra khi rừng cây bị tàn phá, con vật không có nơi ở, không có thức ăn, xảy ra lũ lụt, không còn những cây thuốc quý… giáo dục trẻ cần phải bảo vệ rừng xanh
Chủ đề “Giao thông”: Giáo dục trẻ về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và cách phòng tránh. Cho trẻ xem video, xem tranh vẽ, xem các mô hình đồ chơi được làm từ các nguyên vật liệu tự nhiên gây ô nhiễm môi trường để cho trẻ tự nêu nhận xét và cho trẻ làm album về phương tiện giao thông ở góc tạo hình. Bên cạnh đó chuẩn bị cho mỗi trẻ một bức tranh vẽ các hình ảnh khác như: người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe thò đầu ra cửa, người ngồi sau đứng lên xe đạp, đi xe máy không đeo kính, khẩu trang, người đi bộ trên vỉa hè, đi đúng luật giao thông… Yêu cầu trẻ đánh dấu những hành độn đúng (sai) khi tham gia giao thông. Tô màu những phương tiện giao thông bảo vệ môi trường, lựa chọn những lô tô phương tiện giao thông không gây ô nhiễm.
Như vậy việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các chủ đề trong hoạt động tạo hình rất phong phú, đa dạng, giáo viên cẩn phải biết sắp xếp các nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường ở các chủ điểm, chủ đề, ở các phù hợp để giúp trẻ có những hiểu biết về chăm sóc cho bản
thân về môi trường xung quanh gần gũi với bản thân, biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng luôn luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp,… biết sống vì môi trường, bảo vệ môi trường, có thái độ đúng với môi trường một cách tích cực và hiệu quả.
- Bước 3: Hướng dẫn tổ chức hoạt động tạo hình nhằm giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi.
* Tổ chức môi trường cho trẻ.
Bố trí tạo không gian cho hoạt động tạo hình: Tùy vào nội dung hoạt động tạo hình của trẻ theo nhóm lớn, nhóm nhỏ, cá nhân, cá nhân với các nhóm… mà bố trí không gian đủ rộng, thuận tiện đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ
Lựa chọn đồ dùng, các nguyên vật liệu: đồ dùng và các nguyên vật liệu cho trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình là một yếu tố quan trọng. Giáo viên cần có sự lựa chọn dựa trên số lượng trẻ, theo nội dung bài học và đảm bảo tính giáo dục đối với trẻ. Nên chuẩn bị những đồ dùng chứa đựng hình ảnh đặc trung, mang tính khái quát về bảo vệ môi trường. Những đồ dùng này sẽ giúp trẻ thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường tốt hơn
* Xác định hình thức tổ chức hoạt động tạo hình
Hoạt động tạo hình theo nhóm nhỏ thường từ 2 – 7 trẻ, gồm những trẻ có hứng thú, có năng khiếu tạo hình hoặc ngược lại, những trẻ kém trong lĩnh vực này. Mục đích của hoạt động tạo hình theo nhóm nhỏ thường là nhằm bồi dưỡng trẻ có năng khiếu hoặc giúp trẻ yếu kém nhanh chóng bắt kịp hòa nhập với hoạt động của toàn lớp. Chẳng hạn trẻ cùng nhau vẽ cây xanh, trẻ nhận thức nhanh sẽ hỗ trợ các bạn biết lá cây tô màu gì, thân cây màu gì, khi có hoa quả thì phải tô màu ra sao…
Hoạt động tạo hình theo nhóm lớn thường từ 8 – 15 trẻ. Thành phần của nhóm này thường gồm những trẻ đồng đều về trình độ, về khả năng. Mục đích của nhóm này là bồi dưỡng, củng cố ôn luyện hoặc mở rộng vốn kinh nghiệm tạo hình nhằm chuẩn bị cho các giờ hoạt động của lớp. Ở các loại giờ học này, trẻ thường tham gia vào cùng một loại hình hoạt động (chỉ vẽ hoặc chỉ nặn…), cùng thực hiện một nội dung tạo hình. Trẻ có thể thực hiện bài tạo hình của riêng mình hoặc tạo nên một “tác phẩm” chung. Ví dụ: cả nhóm
cùng tô màu vườn hoa, và giáo dục trẻ phải biết chăm sóc hoa cho hoa thêm đẹp, làm cho môi trường trong lành và tươi đẹp…
Hoạt động chung tạo hình của toàn lớp học. Hình thức này chiếm tỷ lệ không lớn trong toàn bộ các giờ tạo hình ở trường mầm non, song nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Đây là những giờ hoạt động được xác định được sắp xếp có thệ thống trong một chương trình theo định hướng chung về mục tiêu giáo dục
Hoạt động phối hợp cá nhân giữa các nhóm lớn, nhóm nhỏ là một hình thức lớp học có hiệu quả giáo dục phù hợp với tính chất của hoạt động tạo hình. Hoạt động sẽ làm tăng sự hứng thú của trẻ, tăng tính sáng tạo của trẻ và các bài học giáo dục, đặc biệt giáo dục hành vi bảo vệ môi trường càng giúp trẻ dễ hiểu hơn.
c. Điều kiện vận dụng
Giáo viên cần nắm được cách vận dụng các hoạt động tạo hình về chủ đề một cách linh hoạt sáng tạo . Phải biết cách lôi cuốn thu hút trẻ vào các hoạt động bằng cách giải thích, khuyến khích, động viên, hướng dẫn. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động phải đảm bảo không gian thoán, nội dung phong phú, nhiều màu sắc, không khí vui vẻ và trẻ học tập được những gì sau mỗi hoạt động đó
2.2.2. Biện pháp 2: Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động tạo hình phù hợp để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi