- Đảm bảo môi trường vật chất thuận lợi cho các hoạt động tạo hình, giúp trẻ tích cực chủ động tham gia vào bảo vệ môi trường.
- Luôn giữ cho môi trường sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. - Cung cấp tài liệu giáo dục môi trường cho giáo viên.
2.3. Đối với giáo viên mầm non
- Giáo viên mầm non cần gương mẫu thể hiện hành vi bảo vệ môi trường trước trẻ.
- Tích cực bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm giáo dục mầm non nói chung và giáo dục môi trường nói riêng.
- Cần phối hợp phụ huynh để thống nhất mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục môi trường cho trẻ và tận dụng ưu thế của nhà trường và gia đình trong việc giáo dục trẻ.
2.4. Đối với trường mầm non
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, các buổi trao đổi, học tập giữa giáo viên về nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức giáo viên mầm non, giúp giáo viên hiểu rõ về vai trò của việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ. Tăng cường tích hợp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường trong các hoạt động tạo hình của trẻ.
Nhà trường tạo điều kiện khuyến khích giáo viên chủ động, tìm kiếm, sáng tạo, vận dụng các nội dung và các biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thanh Âm - Trinh Dân - Nguyễn Thị Hòa - Đinh Văn Vang, Giáo trình Giáo dục học mầm non, NXB Đại học sư phạm.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Chương trình giáo dục mầm non ( Ban hành theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo), NXB Giáo dục.
3. Hoàng Thị Phương (2013), Giáo trình giáo dục môi trường cho trẻ mầm non, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
4. Hoàng Thị Thu Hương - Trần Thị Thu Hòa - Trần Thị Thanh (2011),
Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
5. Mai Huy Bồng (2010), An toàn cho trẻ em trong trường học, NXB trẻ. 6. Lê Thanh Thủy (2008), Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ
mầm non, NXB Đại học sư phạm.
7. Trần Lan Hương (2008), Sổ tay giáo viên mầm non – Hỏi đáp về bảo vệ
giáo dục trong trường mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
8. Lê Thị Đức - Nguyễn Thanh Thủy (2013), Các hoạt động tạo hình của trẻ
mầm non (Theo chương trình giáo dục mầm non mới), NXB giáo dục.
9. Lê Thanh Vân ( 2004), Con người và môi trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
10. Nguyễn Kim Hồng (2001), Giáo dục môi trường, NCB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Hòa (2009), Giáo trình Giáo dục học mầm non, NXB Đại học sư phạm
12. Bộ giáo dục và đào tạo (2003), Thiết kế mẫu một số môđun giáo dục môi
trường ở trường phổ thông.
13. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Giáo dục bảo vệ môi trường.
14. Dự án thiết kế và thử nghiệm nội dung giáo dục môi trường ở mẫu giáo và
15. Dự án thiết kế thử nghiệm chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho
cán bộ giáo viên ngành mầm non về môi trường (Trường
CDDDSPNTMGTWW 1, 1998 – 2000)
16. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non, Nxb
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
17. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nxb Giáo dục. 18. Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13,2007.
19. Nguyễn Lăng Bình(1999), Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt
động tạo hình , NXB Giáo dục.
20. Tuyên bố của Stockhomlm 1972 về môi trường và con người. 21. Nghị định thư Kyoto - nghiên cứu quốc tế (1977)
22. Ngày môi trường thế giới. Nhà xuất bản Việt Nam 23. Luật giáo dục Việt Nam 2010
24. Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13,2017
Tài liệu tham khảo nước ngoài:
25. Alfred North Whitehead, Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác 26. Dimian Carrirington, Ô nhiễm môi trường trên thế giới một vấn nạ trầm
trọng, Cao Hòa Hóa dịch.
27. Eldon D.Enger, Bradley F.Simith, Tìm hiểu môi trường
28. Hazel Henderson, Ikeda Daisaku, Môi trường toàn cầu và tương lai của
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA
( Dành cho giáo viên mầm non) Họ và tên giáo viên:
Trình độ chuyên môn: Thâm niên công tác:
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài : “Một số biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình” chúng tôi xin chị vui lòng cho biết ý kiến của chị về một số vấn đề sau: ( nếu đồng ý với ý kiến nào xin đánh dấu x vào ô trống hoặc trả lời ngắn gọn).
Câu 1.Theo chị, việc giáo dục hành vi bảo vệ môi tường cho trẻ 5- 6 tuổi có
quan trọng hay không?
- Rất quan trọng - Quan trọng - Không quan trọng
Câu 2. Trong quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non, chị có thực hiện giáo
dục hành vi bảo vệ môi tường cho trẻ 5- 6 tuổi không? - Có
- Không
Câu 3.Khi giáo dục hành vi bảo vệ môi tường cho trẻ 5- 6 tuổi chị tiến hành
theo những nội dung nào?
- Giáo dục trẻ bỏ rác đúng nơi quy định - Giáo dục trẻ trồng cây xanh
- Giáo dục trẻ biết quét nhà
- Giáo dục trẻ đội mũ, đeo khẩu trang khi ra đường - Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nguồn nước
- Tất cả nội dung trên
Câu 4. Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, khi giáo dục hành vi bảo vệ môi tường cho trẻ 5- 6 tuổi, chị thường thực hiện thông qua các hoạt động nào?
- Hoạt động học tập
- Hoạt động vui chơi
- Hoạt động tạo hình
- Trong sinh hoạt hằng ngày - Ý kiến khác ( ghi cụ thể): ...
Câu 5. Khi giáo dục hành vi bảo vệ môi tường tuổi thông qua hoạt động tạo hình, chị tiến hành theo những nội dung nào? - Giáo dục trẻ bỏ rác đúng nơi quy định
- Giáo dục trẻ trồng cây xanh
- Giáo dục trẻ biết quét nhà - Giáo dục trẻ đội mũ, đeo khẩu trang khi ra đường
- Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nguồn nước - Tất cả nội dung trên
Câu 6. Trong quá trình giáo dục hành vi bảo vệ môi tường cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình chị thường sử dụng biện pháp nào? - Phân công trực nhật theo nhóm trong mỗi hoạt động tạo hình
- Rèn ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình trên giờ học
- Theo dõi ý thức BVMT tại các hoạt động tạo hình ngoài giờ học
- Kết hợp với phụ huynh
- Biện pháp khác( ghi cụ thể) : ...
Câu 7. Khi rèn thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình, chị thường gặp phải những khó khăn nào? - Số lượng trẻ quá đông
- Cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị còn thiếu
- Phương pháp, biện pháp rèn luyên chưa được hệ thống
- Phương pháp đánh giá chưa hiệu quả
- Nguồn tài liệu, tri thức khoa học về môi trường còn thiếu
- Những khó khăn khác ( ghi cụ thể) : ...
Câu 8. Theo chị hiệu quả của việc rèn thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào? - Về giáo viên
- Về trẻ
- Về cơ sở vật chất
- Về phụ huynh
- Yếu tố khác ghi cụ thể : ...
PHỤ LỤC
Phụ lục 2 GIÁO ÁN
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Chủ đề Thực vật
Đề tài: Tạo hoa từ lá cây Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi Thời gian: 30-35 phút
Người thực hiện: Phạm Thị Thu Thanh I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết chắp ghép các chiếc lá nhiều màu sắc khác nhau để tạo thành một bức tranh về các bông hoa.
- Trẻ biết lựa chọn các lá dài làm hoa cánh dài, lá tròn làm hoa cánh tròn, lựa chọn mầu sắc phù hợp, xắp xếp bố cục bức tranh cân đối hợp lý.
- Trẻ biết nói lên ý tưởng và cách làm của mình.
- Thông qua hoạt động tích hợp được một số hoạt động học khác như: Khám phá khoa học, Giáo dục âm nhạc....
2. Kĩ năng:
- Củng cố kỹ năng sắp xếp phết hồ và dán tạo thành bức tranh về bông hoa. - Rèn cho trẻ sự khéo léo, linh hoạt của đôi bàn tay, phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ.
- Trẻ có kỹ năng lấy và cất đồ dùng gọn gàng.
- Rèn cho trẻ kỹ năng nói và chia sẻ ý tưởng của mình về sản phẩm đã tạo nên.
3.Thái độ:
- Có tinh thần đoàn kết chia sẻ nhường nhịn khi tham gia hoạt động tập thể, hoạt động nhóm.
- Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động.
- Hình thành cảm xúc thẩm mỹ về vẻ đẹp của 1 số loại hoa, biết giữ gìn cái đẹp và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.
- Hình thành cho trẻ thói quen biết giữ vệ sinh sạch sẽ và tự thu dọn đồ dùng gọn gàng.
II. CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô:
- Giao án, que chỉ, nhạc các bài hát trong chủ đề: Màu hoa, lá xanh, hoa trường em…, bàn ghế kê theo 3 nhóm .
- Gợi ý cho trẻ bức tranh về 1 số loại hoa tạo thành từ lá cây: + Tranh 1: Hoa hồng
+ Tranh 2: Hoa đồng tiền + Tranh 3: Hoa thược dược
- Giá trưng bày sản phẩm và treo tranh mẫu
* Đồ dùng của trẻ:
- Giấy bìa mầu khung tranh A4, khung ảnh hình lá, thiệp giấy, các rổ con đựng các loại lá nhiều màu sắc khác nhau: Lá màu vàng, lá màu xanh, lá màu tím, lá màu đỏ....
- Bút lông, hồ dán số lượng đủ trẻ sử dụng, khay để đựng đồ dùng, khăn lau tay, kéo, mẹt...
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú, ổn định tổ chức
- Xin chào tất cả các bạn lớp 5 tuổi trường mầm non Xuân Phú. Chúng mình nổ một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các cô nào?
Đến dự lớp mình hôm nay các cô tặng các con một hộp quà.
- Chúng mình đoán xem đó là món quà gì ? - Trong hộp quà có những gì nào?
+ Lá màu gì?
Đây là những chiếc lá già, lá vàng đã rụng cô nhặt lại và rửa sạch rồi đấy.
-Trẻ vỗ tay chào mừng - Bánh kẹo ạ - Rất nhiều lá cây - Lá màu vàng, lá màu xanh, lá màu đỏ,..
+ Còn gì nữa đây?
- Vậy với món quà này các con sẽ làm gì?
Có rất nhiều ý kiến khác nhau, cô muốn chúng mình cùng cô khám phá điều bí mật tiếp theo nào.
2. Hoạt động 2: Trẻ quan sát mẫu
- Cô và trẻ hát hát bài “ Màu hoa” và cùng đi khám phá.
- Cô làm được gì đây các con?
- Các con thấy những bông hoa như thế nào? - Bông hoa này được làm từ gì đây?
Cho trẻ quan sát bức tranh: “Hoa hồng”
- Bức tranh đầu tiên cô làm được hoa gì đây?
- Bức tranh hoa hồng này được làm từ những nguyên vật liệu gì?
- Hoa cô chọn những lá màu gì? + Lá màu vàng dùng để làm gì? + Lá màu đỏ dùng để làm gì? + Lá màu xanh dùng để làm gì? + Cánh hoa hồng như thế nào?
- Cô đố các con làm thế nào những chiếc lá này dính được lên tranh?
- Từ keo dán, cô dùng bút lông phết hồ vào mặt trái của lá, sau đó cô dán vào chính giữa bức tranh để làm sao cho bức tranh cân đối đấy!
Trẻ quan sát tranh: Hoa đồng tiền
- Bức tranh tiếp theo của cô là gì? - Hoa này là hoa gì?
- Để làm được hoa này cô cần những nguyên vật liệu gì? - Hoa đồng tiền này có màu gì?
- Cô chọn lá màu gì để làm hoa đồng tiền?
- Hồ dán ạ.
- Con sẽ làm hoa, làm con vật...
- Vâng ạ
- Trẻ hát bài màu hoa - Bông hoa . - Rất đẹp. - Lá cây ạ - Hoa hồng - Lá cây - Lá màu đỏ,vàng,xanh -Lá vàng làm nhị - Lá đỏ làm cánh - Làm thân, lá - Tròn và to - Dùng hồ dán - Trẻ chú ý nghe - Bông hoa ạ. - Hoa đồng tiền ạ. - Lá cây ạ
+ Cánh hoa cô chọn lá màu gì? + Nhị hoa cô chọn lá màu gì? + Lá và thân cô chọn lá màu gì?
- Các con thấy cánh hoa đồng tiền như thế nào? Hoa đồng tiền là loại hoa nhiều cánh, cánh dài nên khi xếp cô sẽ xếp khít vào nhau
- Các con có biết bức tranh này cô làm trên khung gì không?
Cho trẻ quan sát tranh: Hoa Thược dược. - Sản phẩm cuối cùng của cô là gì đây? - Các con đoán xem đây là hoa gì nào?
- Bông Hoa Thược dược này được làm từ gì? + Cô chọn màu gì làm hoa?
+ Lá màu xanh dùng để làm gì? + Lá màu đỏ dùng để làm gì?
+ Bông hoa được cô làm trên gì đây nhỉ?
Cô đã làm trên bưu thiếp để tranh trí cho ngày Tết đấy!
- Chúng mình thấy các bức tranh này thế nào?
Vậy thì hôm nay cô sẽ mở một hội thi bé khéo tay với chủ đề “ Tạo hoa từ lá cây"
* Đàm thoại về ý tưởng của trẻ(2-3 phút)
- Các con thích làm bức tranh hoa gì nào?
+ Con sẽ chọn nguyên vật liệu gì để làm bông hoa? + Tại sao con chọn lá cây
- À! Cô đã sưu tầm rất nhiều lá cây già, lá khô, lá vàng để cho các con lựa chọn thỏa sức sáng tạo với những chiếc lá này đấy.
- Màu vàng, màu đỏ - Lá màu vàng, màu,đỏ - Mùa đỏ, vàng - Màu vàng - Lá màu xanh - Cánh dài, nhỏ ạ - Khung hình chiếc lá ạ. - Bông hoa
- Hoa thược dược - Từ lá cây ạ - Lá màu tím làm cánh hoa ạ - Lá màu xanh làm lá ạ - Làm nhị ạ - Bưu thiếp - Đẹp 5-6 trẻ đưa ra ý tưởng - Hoa hồng, hoa Đồng tiền, hoa Thược dược - Lá cây
- Lá cây dễ có và thân
thiện ạ
- Trẻ quan sát
- Bây giờ cô mời tất cả các con nhẹ nhàng về bàn lựa chọn các nguyên vật liệu làm hoa mà các con yêu thích.
- Khi ngồi thực hiện ý tưởng của mình các con ngồi như thế nào?
- Khi làm hoa lá vụn các con để ở đâu? - Khi dán tay dính keo các con làm thế nào? - Các con sẵn sàng bước vào hội thi chưa?
- Hội thi bé khéo tay với chủ đề “Tạo hoa từ lá cây” xin được bắt đầu.
3. HĐ 3: Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ thực hiện( Mở nhạc nhẹ)
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ làm.
- Cô động viên khuyến khích trẻ làm và gợi mở thêm ý tưởng cho trẻ.
- Trẻ nào làm xong cô nhắc trẻ mang bài lên trưng bày.