5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
Trong giáo dục nói chung và trong việc tổ chức giáo dục hành vi bảo vệ mô trường thông qua hoạt động tạo hình nói riêng không có biện pháp giáo dục nào là vạn năng. Mỗi biện pháp có một thế mạnh riêng trong quà trình giáo dục nhằm đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên mỗi biện pháp chỉ phát huy tối đa tác dụng khi nhà sư phạm phối hợp, linh hoạt cùng với biện pháp trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. Các biện pháp có liên quan mật thiết, có tác dụng hỗ trợ nhau, biện pháp trước là điều kiện để thực hiện biện pháp sau. Đồng thời, những biểu hiện của trẻ khi tác động các biện pháp sau sẽ cho ta thấy hiệu quả của biện pháp trước. Vì vậy, việc sử dụng linh hoạt và hợp lý các biện pháp trong quá trình tổ chức giáo dục, hình thành hành vi bảo vệ môi trường thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi có ý nghĩa rất quan trọng và quyết định hiệu quả hình thành hành vi bảo vệ môi trường.
Tiểu kết chương 2
Các biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non được chúng tôi xây dựng thồn qua sự hiểu biết về lý luận và thực tiễn công tác giáo dục môi trường, có sự thừa kế và bổ sung những thành tựu nghiên cứu về giáo dục môi trường của một số tác giả trong nước và ngoài nước.
Biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non cần phải dựa trên những quan điểm sau:
- Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường phải xuất phát từ nhu cầu trong cuộc sống thực của trẻ.
- Đảm bảo phù hợp đặc điểm và khả năng tạo hình của trẻ 5-6 tuổi
- Dựa trên nội dung chương trình giáo dục mầm non và thực tiễn trong trường mầm non
Từ đó chúng tôi đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình như sau:
- Biện pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hình.
- Biện pháp 2: Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động tạo hình phù hợp để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Biện pháp 3: Tận dụng các nguyên vât liệu để tái chế các sản phẩm giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi
- Biện pháp 4: Sử dụng sản phẩm tạo hình để tuyên truyền hành vi bảo vệ môi trường.
Các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt, đồng bộ cho phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn tại trường mầm non.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH 3.1. Mục đích thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm với mục đích kiểm nghiệm lại hiệu quả của việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình đã đề xuất ở chương 2. Đồng thời, chứng minh sự phù hợp của kết quả thực nghiệm với giả thuyết khoa học đã đề ra.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Tổ chức tiến hành các biện pháp đã đề xuất thông qua các hoạt động hàng ngày của cô và trẻ ở trường mầm non.
3.3. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường mầm non Lê Đồng trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Để triển khai thực nghiệm chúng tôi chọn 2 nhóm trẻ, trong đó: + Lớp thực nghiệm gồm 40 trẻ tại lớp 5 tuổi A1
+ Lớp đối chứng gồm 40 trẻ tại lớp 5 tuổi A2
Về cơ bản thì trẻ ở cả 2 nhóm trẻ đều có sức khỏe, điều kiện giáo dục và trình độ nhận thức tương đương nhau. Trình độ của giáo viên ở 2 nhóm trẻ đều ở trình độ đại học sư phạm, có thâm niên công tác và kinh nghiệm như nhau
3.4. Tiêu chí và thang đánh giá
Thời gian thực nghiệm từ tháng 12/2019 đến tháng 4/2020.
Để đánh giá mức độ giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ chúng tôi đưa ra các tiêu chí. Trên cơ sở đó dự giờ, quan sát các hoạt động của trẻ và đàm thoại với trẻ.
* Các tiêu chí đánh giá:
Mức độ Điểm Nội dung
Tiêu chí 1: Nhận thức tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống
con người
Mức độ 1 4 Trong qúa trình hoạt động tạo hình trẻ tự mình nhận ra được tầm quan trọng của MT đối với cuộc sống của mình. Trẻ nhận thấy các vấn đề xung quanh mình, trong các hoạt động của mình Mức độ 2 3 Trong hoạt động tạo hình, trẻ nhận ra
tầm quan trọng của MT đối với cuộc sống của mình, nhưng cần sự hỗ trợ hướng dẫn của giáo viên
Mức độ 3 2 Trong hoạt động tạo hình đôi lúc trẻ còn chưa nhận ra tầm quan trọng của MT đối với cuộc sống của mình hoặc nhận thức còn thiếu
Mức độ 4 1 Trong hoạt động tạo hình, trẻ chưa nhận ra tầm quan trọng của MT đối với cuộc sống của mình, thường xuyên bị cô giáo nhắc nhở Tiêu chí 2: Trẻ thực hiện các hành động BVMT một cách có hiệu quả Mức độ 1 4 Trẻ vận dụng các hành vi BVMT đã được hình thành một cách linh hoạt, chủ động có hiệu quả rõ ràng: giữ gìn vệ sinh môi trường chơi, lớp học sạch sẽ, gọn gang, sử dụng các nguyên vật liệu điện nước tiết kiệm, hợp lý, chăm sóc, bảo vệ thực vật…
Mức độ 2 3 Trẻ vận dụng một số hành vi BVMT đã được hình thành, có hiệu quả nhưng cần sự gợi ý của giáo viên: giữ gìn vệ sinh môi trường chơi, lớp học sạch sẽ, gọn gang, sử dụng điện nước tiết kiệm hợp lý…
Mức độ 3 2 Trẻ vận dụng một số hành vi BVMT đã được hình thành, chủ động, nhưng chưa thành thạo, hiệu quả tương đối: giữ gìn vệ sinh môi trường chơi, lớp học sạch sẽ, gọn gang, sử dụng điện nước tiết kiệm hợp lý…
Mức độ 4 1 Trẻ chưa biết vận dụng một số hành vi BVMT đã được học như: giữ gìn vệ sinh môi trường chơi, lớp học sạch sẽ gọn gàng, sử dụng điện nước tiết kiệm, hợp lý, chăm sóc bảo vệ thực vật… Tiêu chí 3: Trẻ có thái độ tích cực tự giác trong việc thực hiện các hành động bảo vệ môi trường hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh
Mức độ 1 4 Khi tham gia hoạt động tạo hình trẻ vui vẻ, tự giác thực hiện các hành động BVMT
Mức độ 2 3 Khi tham gia hoạt động tạo hình, trẻ tích cực, tự giác trong các hành động BVMT, đôi lúc còn bị cô giáo nhắc nhở Mức độ 3 2 Khi tham gia hoạt động tạo hình, trẻ đôi
khi chưa có thái độ tích cực, tự giác trong các hành động bảo vệ môi trường, đôi lúc còn bị cô giáo nhắc nhở
Mức độ 4 1 Khi tham gia hoạt động tạo hình, trẻ chưa tích cực, tự giác trong các hành động BVMT, thường xuyên còn bị cô giáo nhắc nhở
Tiêu chí 4: Trẻ biểu đạt được những đặc điểm của động vật, thực vật, biết lắp ghép chúng tạo thành sản phẩm có ý nghĩa, đồng thời trẻ nói rõ cách thức trẻ quan sát chúng Mức độ 1 4 Trẻ biểu đạt đầy đủ, chính xác những đặc điểm của đối tượng mà trẻ đã quan sát Mức độ 2 3 Trẻ biểu đạt đầy đủ các đặc điểm của
đối tượng quan sát hoặc sắp xếp lắp ghép đúng thứ tự các đối tượng, trẻ nói được (đầy đủ hoặc không đầy đủ) cách thức khảo sát
Mức độ 3 2 Trẻ biểu đạt đầy đủ các đặc điểm của đối tượng quan sát hoặc sắp xếp lắp ghép đúng thứ tự nhưng chưa đủ các đối tượng, trẻ nói được (đầy đủ hoặc không đầy đủ) các cách thức khảo sát.
Mức độ 4 1 Trẻ biểu đạt được một vài đặc điểm của đối tượng hoặc sắp xếp đúng vài đối tượng nhưng không nói được cách thức khảo sát
* Thang đánh giá
1. Loại tốt (13-16 điểm): Trẻ nhận biết được các vấn đề môi trường xung quanh, sự cần thiết của môi trường; trẻ tự giác thực hiện các hành vi BVMT; trẻ thực hiện các hành động BVMT phù hợp với hoàn cảnh tình huống và đạt hiệu quả.
2. Loại khá (10-<13 điểm): Trẻ nhận biết được một số vấn đề môi trường xung quanh; thực hiện được một số hành động BVMT phù hợp với hoàn cảnh, tình huống và đạt hiệu quả.
3. Loại trung bình (7-<10 điểm): Trẻ nhận biết được một số vấn đề môi trường xung quanh; thỉnh thoảng thực hiện được một số hành động BVMT phù hợp với hoành cảnh, tình huống và bước đầu có kết quả.
4. Loại yếu (dưới 7 điểm): Trẻ nhận biết được một số vấn đề môi trường xung quanh và có sự gợi ý của người lớn; thực hiện được một số hành động
BVMT trong các tình huống cụ thể nhưng có sự hướng dẫn của người lớn, hiệu quả mang lại thấp.
3.5. Cách tiến hành thực nghiệm
3.5.1. Khảo sát trước thực nghiệm.
Để xác định mức độ giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trước thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát trẻ ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng.
3.5.2. Tiến hành thực nghiệm tác động.
Sau khi khảo sát mực độ giáo dục hành vi bảo vệ môi trường ở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tác động.
- Lớp đối chứng (5 tuổi A2) tổ chức giáo dục hành vi bảo vệ môi trường theo cách thông thường.
- Lớp thực nghiệm (5 tuổi A1) sử dụng các biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường thông qua hoạt động tạo hình như đã đề xuất ở chương 2.
3.6. Kết quả thực nghiệm
3.6.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm
Trước thử nghiệm chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ giáo dục hành vi bảo vệ môi trường của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC trước TN. Kết quả thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1:
Bảng 3.1 : Mức độ giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình trên hai nhóm đối chứng và thử nghiệm
trước thực nghiệm
Đối tượng khảo sát Số trẻ Mức độ Tốt Khá Tb Yếu SL % SL % SL % SL % Nhóm đối chứng 40 3 7,5 12 30,0 20 50 5 12,5 Nhóm thực nghiệm 40 2 5,0 13 32,5 21 52,5 4 10,0
Từ bảng trên cho thấy: Hiệu quả của việc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường ở hai nhóm đối chứng và thực nghiệm có sự chênh lệch nhau ở từng mức độ. Tuy nhiên sự chênh lệch không đáng kể. Ở nhóm đối chứng tỉ lệ trẻ ở mức độ tốt ở mức độ tốt rất thấp đó là 7,5%. Trẻ đa số đạt ở mức độ khá và trung bình. Trẻ ở mức độ yếu còn khá cao đó là 12.5%. Tuy nhiên ở nhóm thực nghiệm trẻ đạt mức tốt là 5%. Trẻ đạt ở mức độ khá là 32,5%, trẻ ở mức độ trung bình là 10%
Biểu đồ 3.1 : Mức độ giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình trên hai nhóm đối chứng và thử
nghiệm trước thực nghiệm
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả và biểu đồ trên chúng ta thấy, trước thử nghiệm mức độ giáo dục hành vi bảo vệ môi trường ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, chủ yếu tập trung ở mức độ khá và trung bình, sự chênh lệch giữa hai lớp không đáng kể. Điều này chứng tỏ trẻ đã có ý thức bảo vệ môi trường và thực hiện các hành động bảo vệ môi trường nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên. Kết quả này có được là do trẻ đã sử dụng các giác quan để khám phá đối tượng và biểu đạt được kết quả. Song nhận thức của trẻ về mục đích, nhiệm vụ còn hạn chế. Tỉ lệ khá và trung bình chiếm phần
trăm khá cao ( 32 - 38%). Đó là những trẻ có những hành vi bảo vệ môi trường còn chưa tốt, đặc biệt trẻ chưa hiểu được mục đích, nhiệm vụ của việc bảo vệ môi trường nếu giáo viên không nhắc nhở. Trong đó, số trẻ đạt mức độ yếu ở hai lớp TN và ĐC là 10 - 13%. Mặc dù giáo viên đã nhắc nhở rất nhiều nhưng trẻ vẫn không nhớ để thực hiện được. Tỉ lệ trẻ đạt mức độ tốt lại rất thấp.
Bảng 3.2: So sánh mức độ giáo dục hành vi bảo vệ môi trường của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở lớp TN và ĐC trước thực
nghiệm (tính theo tiêu chí)
Lớp Số trẻ Tiêu chí đánh giá TC1 TC2 TC3 TC4 TN 40 1.56 2.24 1.96 2.04 ĐC 40 1.0 2.16 2.0 2.08 0 0.5 1 1.5 2 2.5 TC1 TC2 TC3 TC4 TN ĐC
Biểu đồ 3.2: So sánh mức độ giáo dục hành vi bảo vệ môi trường của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở lớp TN và ĐC trước
Mức độ giáo dục hành vi bảo vệ môi trường của trẻ tính theo thời điểm thống kê ở hai nhóm là tương đương nhau và đều ở mức độ thấp.
Tuy nhiên, các tiêu chí ở hai lớp có sự chênh lệch nhau nhưng không đáng kể. Về TC1 trẻ nhận thức tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống con người. Trẻ nhanh nhẹn trả lời các câu hỏi. Khi cho trẻ thực hiện xong bài tập thì hầu hết các cháu không trả lời chính xác câu hỏi hay không trả lời được. Điều này chứng tỏ nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa hiểu rõ tác dụng của việc bảo vệ môi trường, cũng như mục đích và nhiệm vụ của vấn đề bảo vệ môi trường trong cuộc sống. Kết quả này phù hợp với quy luật nhận thức của trẻ. Trải qua nhiều lần thực nghiệm thực tế và được thực hành thì trẻ đã nhận thức được trong đầu ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường hơn. Ở TC2 trẻ thực hiện các hành động bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều đạt mức trung bình (2,24 - 2.16).
TC3, thì điểm trung bình của nhóm thử nghiệm là 1.96 và nhóm đối chứng là 2.0. Kết quả này có được là do hầu hết trẻ có thái độ tích cực trong việc thực hiện các hành động bảo vệ môi trường hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh nhưng đôi khi sự tập trung chú ý còn chưa cao. Trẻ chủ yếu hứng thú khi thực hiện hành động bảo vệ môi trường còn khi vận dụng kết quả quan sát để giải quyết nhiệm vụ thì trẻ tỏ ra không thích thú. Do trẻ không thích thú, không chú ý nên trẻ hay quên và hình thành ở trẻ sự thiếu ý thức. TC4, kết quả quan sát của cả hai nhóm chỉ đạt ở mức độ trung bình (nhóm thử nghiệm là 2.04 và nhóm đối chứng là 2.08). Hầu hết trẻ chỉ nói được những đặc điểm đặc trưng bên ngoài của đối tượng và việc vận dụng kết quả quan sát chưa đạt kết quả cao.
Qua kết quả đo đầu vào cả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Ý thức giáo dục hành vi bảo vệ môi trường của cả hai nhóm đều đạt ở mức độ trung bình, chứng tỏ các biện pháp tác động của giáo viên chưa có hiệu quả. Hầu hết trẻ đã có biểu hiện của việc biết bảo vệ môi trường như: khảo sát đối tượng bằng các giác quan, trẻ đã biết sử dụng kết quả quan sát để
thực hiện hành vi bảo vệ môi trường lớp học. Tuy nhiên, điểm của cả hai nhóm đều thấp và tương đương nhau.
- Mức độ giáo dục hành vi bảo vệ môi trường của trẻ không đồng đều ở cả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng, độ phân tán khá cao, có trẻ đạt kết quả cao nhưng cũng có trẻ đạt kết quả rất thấp.
- Mức độ giáo dục hành vi bảo vệ môi trường biểu hiện ở các tiêu chí