Giải pháp ở cấp độ vi mô

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 118 - 128)

3.3.2.1 Đối với các hiệp hội doanh nghiệp trong nước:

Các Hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam hiện hoạt động dưới nhiều tên gọi khác nhau, như Hội, Hiệp hội, Liên đoàn, Liên minh, Đoàn, Hội liên hiệp... Theo ước tính của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đến hết tháng 12/2014, có khoảng 450 Hiệp hội doanh nghiệp (trên trang WEB của Bộ Công thương hiện có khoảng 120 Hội và Hiệp hội doanh nghiệp với địa chỉ cụ thể), tạo ngôi nhà chung thu hút và đại diện cho tổng số khoảng nửa triệu doanh nghiệp đang hoạt động, đang đóng thuế trên cả nước…

Theo pháp luật hiện hành, Hiệp hội các doanh nghiệp là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng (tài khoản tiền Việt và ngoại tệ) tại ngân hàng; tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải về tài chính phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều lệ Hiệp hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp là yếu tố cần thiết và là nơi kết nối giữa các doanh nghiệp đến Chính phủ. Vì mục tiêu chung đẩy mạnh xuất khẩu nhằm giảm thâm hụt giữa quan hệ song phương Việt Nam- Trung Quốc, tác giả đề xuất một số giải pháp đối với các hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, thông qua các đại biểu, đại diện của Hiệp hội trong các cơ quan lập

pháp, tư vấn, hoạch định chính sách và quản lý nhà nước, Hiệp hội chủ động đề xuất và phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng và hoàn thiện một khuôn khổ pháp lý hỗ trợ các doanh nghiệp trực thuộc. Với vai trò là nhân tố trung gian, Hiệp hội cần tìm hieur các khó khăn của Doanh nghiệp và đề xuất với Chính phủ các giải pháp, các hỗ trợ doanh nghiệp theo từng thời kỳ. Qua đó, cùng với Chính phủ thúc đẩy các doanh nghiệp trong Hiệp hội nói chung cũng như các ngành sản xuất trong kinh tế nói riêng.

Thứ hai, Hiệp hội cần phối hợp với Chính phủ, đặc biệt là các Trung tâm xúc

tiến thương mại, Vụ hợp tác quốc tế,… nhằm tổ chức các hội chợ nhằm quảng bá, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài. Thông qua

các biện pháp như chắp mối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội thảo, hội nghị, hội chợ triển lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác; động viên các đơn vị thành viên hỗ trợ, giới thiệu đơn hàng cho nhau, xây dựng các chính sách giá bán hàng phù hợp; đào tạo, tập huấn nghiệp vụ sát với nhu cầu công việc của các doanh nghiệp, như quản trị tài chính, thương hiệu, thuế… điều tra, khảo sát, tập hợp, nghiên cứu những ý kiến của doanh nghiệp, của hội viên để tham mưu xây dựng kế hoạch chính sách phát triển doanh nghiệp cả cấp vi mô và vĩ mô. Từ đó, xây dựng được mối liên kết và thúc đẩy đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Cuối cùng, trong thời gian tới, nhằm chuyển tải mục tiêu phát triển bền vững

trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, Hiệp hội cần hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên nghiên cứu học tập các mô hình phát triển xuất khẩu trên thế giới để áp dụng. Qua đó góp phần thực hiện tốt việc gắn kết mục tiêu phát triển bền vững trong chiến lược kinh doanh, phù hợp với mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp nội địa.

3.3.2.2 Đối với các doanh nghiệp nội địa

Trên cơ sở là các hỗ trợ về chính sách của Chính phủ, bản thân các doanh nghiệp nội địa cũng cẫn phải gia tăng về năng lực của doanh nghiệp ở nhiều mặt nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Đây là yếu tố cốt lõi nhằm thâm nhập vào thị trường rộng lớn nhất thế giới như thị trường Trung Quốc. Tiềm năng của thị trường sẽ đi cùng với các khó khăn mà doanh nghiệp nội địa Việt Nam cần phải đối mặt. Với định hướng như trên, tác giả đề xuất một số biện pháp như sau:

Các doanh nghiệp vần phối hợp với Chính phủ, các Hiệp hội doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, giá cả, phân phối, xúc tiến thương mại và tiếp cận thị trường. Điều này có thể thực hiện thông quan việc tham gia các hội chợ

quốc tế, hội chợ chuyên ngành thường được tổ chức hàng năm giữa hai nước, đặc biệt là các hội chợ tổ chức ở Trung Quốc. Đây chính là nới mà doanh nghiệp nội địa Việt Nam có thể gặp gỡ tiếp xúc và quảng bá các sản phẩm ở thị trường Trung Quốc. Qua đó, tạo ra các cơ hội để tiếp cận thị trường rộng lớn với 1,4 tỷ dân số này.

Dự báo trong tương lai, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập các mặt hàng về nông sản và thủy hải sản. Do vậy, nếu có thể xây dựng được mạng lưới phân phối tại thị trường Trung Quốc thì các doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động trong hàng hóa đầu ra. Ví dụ như, đối với các sản phẩm là thực phẩm, nông sản, đồ uống cần phải xây dựng phân phối qua các hệ thống bán lẻ (đại lý bán lẻ, hệ thống siêu thị,…). Bên cạnh đó, người nông dân và tiểu thương có thể thông qua các doanh nghiệp này để đảm bảo cho nguồn hàng hóa của mình không bị chèn ép đầu ra. Đồng thời, việc kinh doanh, buôn bán qua tiểu ngạch không được bảo hộ nhiều từ Nhà nước sẽ giảm đồng nghĩa với hàng hóa xuất khẩu qua đường chính ngạch sẽ gia tăng.

Nâng cao về năng lực quản lý, kỹ năng làm việc và đặc biệt là kỹ thuật công nghệ và các nước tiên tiến khác. Từng bước nâng cao vị thế của các doanh nghiệp

Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tế hiện nay, đa số các doanh nghiệp xuất khẩu nội địa là các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu các sản phẩm như: gạo, gỗ, cao su… có quy mô nhỏ, vốn ít và đặc biệt là chưa có nhiều kinh nghiệm về việc xây dựng; quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Còn các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng về công nghệ và có yếu tố kỹ thuật cao lại phần lớn là các doanh nghiệp nước ngoài FDI.

Xây dựng quan hệ về liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu. Bắt đầu từ các

doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất đến các doanh nghiệp thương mại tiêu thụ sản phẩm, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động xuất khẩu. Trên thế giới, một số các công ty, Tập đoàn Đa quốc gia đều có chuỗi liên kết về cung ứng sản phẩm. Ví dụ, điển hình tại Việt Nam chính là Samsung. Việc Samsung chuyển một số nhà máy sang Việt Nam đã đưa thêm một số các doanh nghiệp phụ trợ cần thiết cho việc sản xuất mặt hàng chính của Samsung về linh kiện điện tử như: sản xuất bán mạch dẫn, camera modul, pin điện thoại,…. Ngoài ra, không thể không kể đến các doanh nghiệp về Logitics, bảo hiểm, tài chính- ngân hàng,….

Phát triển nguồn nhân lực của khối doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam muốn tham gia vào chuỗi cung

ứng toàn cầu và nâng cao năng lực xuất khẩu thì các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực cần phải đáp ứng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng giao tiếp ngôn ngữ để hoàn thành yêu cầu đối với

các công việc mới. Xét về thực trạng hiện nay, chất lượng nguồn lực lao động của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp, hiệu suất công việc chưa cao thậm chí là thấp và thua xa chất lượng nguồn nhân lực của Thái Lan, Singapore và đặc biệt là Trung Quốc.

Phát triển thêm về các dịch vụ sau bán hàng. Đây là nhân tố quan trọng nhằm

giữa chân khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của chính hàng hóa Việt Nam. Từ các kinh nghiệm nội địa và quốc tế cho thấy, dịch vụ sau bán hàng là nơi giữa mối dây liên hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể tiếp tục cung cấp hàng hóa các mặt hàng sẵn có, các sản phẩm mới cũng như các sản phẩm gia tăng. Đồng thời, thông qua khách hàng, doanh nghiệp sẽ theo dõi và kiểm soát được chất lượng sản phẩm của mình. Ngoài ra, dựa trên hành vi tiêu dung của khách hàng, các doanh nghiệp sẽ có đánh giá về thị hiếu và nhu cầu của từng thị trường khác nhau nhằm đưa ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

KẾT LUẬN

Nhìn chung qua nghiên cứu, tác giá thấy rằng quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam –Trung Quốc trong những năm qua đã có sự tăng trưởng rõ rệt. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều ngày càng tăng và Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam cả về xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra trong hệ thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc trong những năm gần đây là mức độ nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc ngày càng gia tăng. Những phân tích về quan hệ thương mại song phương giữa hai nước đã cho thấy: tuy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam đều tăng mạnh trong thời gian qua nhưng tốc độ về tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu lại nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu. Điều này đã gây ra tình trạng nhập siêu ngày càng lớn, đồng thời khiến cho khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, dưới tác động của toàn cầu hóa và tự do hóa đầu tư, việc mở cửa thị trường đã mang lại cho Việt Nam sự thu hút các dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI. Từ đó nâng cao về giá trị hàng hóa xuất khẩu ra các thị trường quốc tế như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan. Tuy nhiên, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nội địa còn nhiều hạn chế, các ưu thế về chi phí giá rẻ và tiến độ của việc cung cấp nguồn nguyên phụ liệu để phục vụ gia công sản xuất xuất khẩu vẫn nghiêng về nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Điều này đã đưa đến kết quả là kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên với tốc độ rất nhanh. Tính đến năm 2019, cán cân thương mại của Việt Nam ở trạng thái nhập siêu lớn nhất với Trung Quốc trong hơn 19 năm qua. Mà muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa bao nhiêu thì Việt Nam sẽ gia tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc càng lớn. Mặc dù năm 2016- 2018 đã có sự cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại với Trung Quốc nhưng chưa đáng kể nhưng lại vụt tăng vào năm 2019. Xuất phát của tình trạng này là do cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước còn nhiều bất cập, luồng vốn đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng, sức cạnh tranh cao hơn của hàng hóa Trung Quốc và sự tham gia của các nhà thầu Trung Quốc trong các công trình lớn ở Việt Nam trong khi năng lực sản xuất của Việt Nam vẫn còn yếu kém nhất là lĩnh vực công nghiệp hỗ

trợ. Do vậy, để có thể giảm dần thâm hụt thương mại của Việt Nam trong quan hệ song phương về kinh tế với Trung Quốc là điều không hề đơn giản và cần có lộ trình rõ ràng Một trong số những biện pháp quan trọng để giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc là Việt Nam cần thúc đẩy xuất khẩu đi kèm với việc phát triển sản xuất các ngành công nghiệp hỗ trợ để giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng và những mặt hàng mà sản xuất trong nước có khả năng thay thế. Bên cạnh đó, cần gia tăng thêm các hoạt động về xúc tiến thương mại với Trung Quốc để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam vào Trung Quốc. Có thể nói, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, quan hệ hợp tác của đôi bên ngày càng được đẩy mạnh sẽ là lợi thế của chúng ta khi tiến vào một trong các thị trường lớn nhất thế giới. Ngoài mục đích hợp tác phát triển thì trai đổi thương mại với Trung Quốc còn là cơ hội để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm quản lý điều tiết nền kinh tế cũng như công nghệ và kỹ thuật của nước bạn để từng bước phát triển nền sản xuất trong nước nhất là ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất nội địa và xuất khẩu đi các thị trường lớn trên thế giới.

Chính phủ đã có những chủ trương, hành động cụ thể và đã đạt được nhiều kết quả khả quan trước những diễn biến của tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài với Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế và chưa có sự đồng bộ trong việc thực thi các chính sách của Chính phủ. Do vậy, tình trạng thâm hụt do nhập siêu với Trung Quốc nói riêng và ảnh hưởng đến sự mất cân bằng trong cán cân thương mại tổng thể của Việt Nam nói chung vẫn chưa được cải thiện.

Thông qua phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt về thương mại của một số nước trên thế giới và một số các giải pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại của một số nền kinh tế điển hình, tác giả cũng có một số đề xuất về cải thiện tình trạng thâm hụt của Việt Nam. Mà trong đó, trọng tâm là giải pháp phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho sản xuất xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao về năng lực sản xuất, kỹ năng quản lý và chất lượng nguồn lao động của chính doanh nghiệp nội địa nhằm tìm kiếm cơ hội xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Các nhóm giải pháp này sẽ từng bước giảm nhập siêu và

gắn kết nền kinh tế hai nước theo hướng bổ sung hỗ trợ cho nhau thay vì cạnh tranh như bây giờ. Và quan trọng hơn nữa là đảm bảo mối quan hệ bền vững cả về kinh tế và chính trị giữa hai quốc gia.

110

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Từ Thúy Anh, Giáo trình Kinh tế học quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội 2013, tr.43-68; tr 69-90; tr.342.

2. Nguyễn Trí Dĩnh, Phạm Thị Quý,Giaó Trình Lịch sử kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội 2010, tr.215-217;tr.489-490.

3. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng, Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2008, tr.179.

4. Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 Cổng thông tin Chính phủ.

5. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Văn kiện

đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

6. Hoàng Văn Châu và cộng sự, Chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ của

Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền Thông, Hà Nội 2010.

7. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Văn kiện

đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

8. Federal Reserve Bank of Dallas, Trade Deficits: Causes and Consequences, Quarter 4/1996, page 10-20.

9. Thi Anh-Dao Tran, Thi Thanh Binh Đinh, FDI inflows and Trade balances:

Evidence from developing Asia, The European Journal of Comparative

10. Lê Tuấn Anh và Nguyễn Thị Bích Liên, Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt

Nam: Thực trạng và giải pháp, tạp chí công thương ngày 07/06/2017 tại địa

chỉ http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hoat-dong-xuat-nhap-khau-cua-viet- nam- thuc-trang-va-giai-phap-27077.htm

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 118 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w