Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 45 - 47)

1.3.2.1 Thực trạng thâm hụt thương mại của Hàn Quốc trong giai đoạn 1960- 1980

Hàn Quốc từng được biết đến như một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới. Vào thời điểm thành lập chính phủ năm 1953, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc ở mức 67 USD/ người. Cho đến năm 1962, khi bắt đầu bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1962 -1966), GDP bình quân đầu người là 87 USD đã phản ánh rằng Hàn Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu sau gần thập kỷ nỗ lực khôi phục lại nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề bởi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai và tiếp đó là cuộc chiến Nam - Bắc Triều Tiên. Trong khoảng thời gian này, Hàn Quốc chưa có nền công nghiệp nặng, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn và nền kinh tế khi đó chỉ có thể tồn tại được chủ yếu là nhờ vào viện trợ nước ngoài, đặc biệt là từ sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ để đổi lấy sự tham gia của Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam.

1.3.2.2 Giải pháp xử lý thâm hụt thương mại của Hàn Quốc

Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc đã có những chính sách kịp thời và các biện pháp nhằm quản lý, điều tiết nền kinh tế. Chỉ trong 25 năm, vào cuối thập niên 80, Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu về kinh tế. Các thành tựu này được thế giới biết đến và gọi với cái tên “Kỳ tích trên sông Hàn” đánh dấu bước ngoặt trở thành nền kinh tế thứ 12 trên thế giới như hiện nay. Theo WB cho biết, GDP Hàn Quốc năm 1960 chỉ vỏn vẹn 3,957 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 1985, GDP quốc gia này lần đầu vượt ngưỡng 100 tỷ USD và tiếp tục đà tăng mạnh mẽ. 21 năm sau, GDP Hàn

Quốc vượt mốc 1.000 tỷ USD và đạt 1.619 tỷ USD vào năm 2018.

Trong thời gian những năm 60, chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm quản lý, điều tiết nền kinh tế, trong đó xuất khẩu được coi là yếu tố trọng tâm.

Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu với 2 bước đi quan trọng đó là khuyến khích và tăng cường tiết kiệm thông qua việc tăng lãi suất, cải thiện thâm hụt thương mại bằng việc phá giá đồng nội tệ. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hỗ trợ xuất khẩu như giảm thuế nhập khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu một cách hợp lý, ưu đãi về tài chính cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, điều chỉnh chế độ tỷ giá linh hoạt, mục tiêu xuất khẩu được cụ thể hóa bởi Chính phủ và khen thưởng, động viên từ Tổng thống Hàn Quốc.

Sau hàng loạt những chính sách của Chính phủ, kết quả đạt được là hết sức khả quan. Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 41 triệu USD năm 1960 lên 1.048 triệu USD vào năm 1970.

Để hiện thực hóa các định hướng về lấy trọng tâm làm xuất khẩu, Hàn Quốc đã sử dụng đến chinh sách tiền tệ hợp lý và được coi là thành công trong điều hành về chính sách tỷ giá. Hàn Quốc đã sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua chiến lược hướng vào xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Từ thực tiễn thành công của Hàn Quốc, một số kinh nghiệm được rút ra như sau:

Một là, kiễn nhẫn theo đuổi chính sách phá giá tiền tệ để tăng trưởng xuất

khẩu. Do tài nguyên nghèo nàn nên để phát triển mạnh về công nghiệp thì Hàn Quốc phải nhập khẩu thiết bị máy móc, công nghệ cũng như nguồn nguyên liệu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, do nền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn nên việc vay nợ nước ngoài để đầu tư trở lại nền kinh tế là điều bắt buộc. Hàn Quốc đã khôn ngoan khi lựa chọn mở rộng xuất khẩu ở quy mô lớn. Đồng thời, Hàn Quốc đã kết hợp với các nhân tố khác làm giảm chi phí hàng hóa nhập khẩu cũng như gánh nợ từ bên ngoài. Thực tế đã cho thấy, sau khi phá giá mạnh đồng tiền nội tệ Won, Hàn Quốc đã tăng cường

được năng lực sản xuất của mình và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Điều này đã mang lại kết quả về sự tăng trưởng cao của nền kinh tế Hàn Quốc.

Hai là, tỷ giá KRW/USD được chính phủ điều hành theo hướng giảm giá trị

đồng nội tệ trong một thời gian dài nhằm chuyển đổi từ chế độ tỷ giá cố định sang thả nổi. Để làm được điều đó, Hàn Quốc đã chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi nhằm đảm bảo rằng tỷ giá của KRW/USD sẽ không gây cản trở tới hoạt đồng xuất khẩu. Cụ tể: Khi USD lên giá, chính phủ sẽ để thị trường điều tiết vì khi này có lợi cho xuất khẩu do hàng hóa của Hàn Quốc sẽ rẻ đi. Ngược lại, khi USD giảm giá, chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng cung đồng KRW nhằm giảm giá trị của KRW đảm bảo tỷ giá KRW/USD ở hướng có lợi cho xuất khẩu.

Ba là, Hàn Quốc có chính sách nhằm loại trừ khả năng giảm giá dài hạn của

đồng nội tệ do chính sách của mình khi thả nổi đồng nội tệ trên thị trường. Chính phủ Hàn Quốc củng cố các nhân tố thị trường nhằm giúp cho tỷ giá được duy trì mức ổn định. Sự ổn định này của tỷ giá KRW/USD là do sự cần thiết để hướng các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài có một môi trường ổn định tránh được sự ảnh hưởng bởi tỷ giá của thị trường tiền tệ. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân đã giúp Hàn Quốc là một trong các quốc gia vực dậy sớm nhất do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ cuối thập niên 90. Từ đó, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, ứng dụng các công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm tiếp tục phục vụ hướng xuất khẩu.

Bốn là, Hàn Quốc không neo giữ đồng KRW theo duy nhất một đồng ngoại tệ

mạnh nào. Một số nước ở Châu Á lúc bấy giờ như Thái Lan đã neo giữ tỷ giá với đồng USD- một đồng tiền mạnh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khi khủng hoảng tài chính- tền tệ châu Á diễn ra, đã cho thấy các nước neo giữ tỷ giá với một ngoại tệ mạnh duy nhất như Thái Lan đã bị ảnh hưởng nặng nề và kết quả là hồi phục chậm chạp. Sự tăng giá của đồng USD sẽ khiến các nước neo giữ tỷ giá duy nhất với USD sẽ bị yếu đi khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w