Định hướng của Chính phủ trong giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 109 - 110)

năm 2030

Căn cứ vào định hướng và mục tiêu tổng quát về hoạt động xuất nhập khẩu trong “ Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 2471/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ban hành ngày 28/12/2011, trong giai đoạn tiếp theo (2016-2020), Chính phủ vẫn tiếp tục định hướng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của Việt nam và tranh thu công nghệ kỹ thuật tiên tiến của các nước nhằm mở rộng các ngành công nghiệp chế biến chế tạo với mục tiêu tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu với mức tăng trưởng bình quân dưới 10%/ năm. Trong đó:

Định hướng xuất khẩu

Giai đoạn tiếp theo vẫn cần tập trung phát triển các mặt hàng công nghiệp mới có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ và chất xám cao, trên cơ sở thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, những ngành chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao.

Cần chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào các ngành chế biến sâu, phát triển các hàng hóa xuất khẩu được ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Dần tiến tới giảm dần xuất khẩu các nhóm hàng khoáng sản thô tuy có lợi thế nhưng hạn chế về nguồn cung nguyên phụ liệu.

Tiếp tục phát triển công nghiệp ngành hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị hàng hóa trong nước, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

Định hướng nhập khẩu

Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng các nhu cầu trong nước và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm giá trị nhập siêu trong dài hạn.

thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các quốc gia có nền công nghiệp phát triển

Cần hạn chế nhập khẩu hàng hóa mà có thể sản xuất nội địa, các mặt hàng xa xỉ và đặc biệt ngăn chặn việc nhập lậu hàng hóa từ Trung Quốc để bảo về hàng nội địa. Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ nền sản xuất trong nước, hạn chế về ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe. Thông qua việc xây dựng các biện pháp phi thuế quan phù hợp với Hiệp định thương mại tự do đã ký kết giữ Việt Nam- Trung Quốc như biện pháp tự vệ khẩn cấp, áp thuế chống bán phá giá hàng hóa, các tiêu chuẩn kỹ thuật như các biện pháp kiểm dịch động vật.

Để thực hiện mục tiêu chiến lược này, Bộ Công thương cần triển khai một cách đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp và có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các địa phương. Trong đó tiếp tục hoàn thiện các thể chế pháp luật; các cơ chế chính sách, chiến lược; tiếp tục quy hoạch, thu hút đầu tư từ nước ngoài và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như người dân phát triển sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Luật phát triển công nghiệp phụ trợ phải được nghiên cứu xây dựng để bảo đảm về tính pháp lý cao hơn, hỗ trợ thúc đẩy đối với phát triển công nghiệp phụ trợ. Đây đang là nguyên nhân chính làm gia tăng thâm hụt của Việt Nam. Hiện tại, các ngành hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam đang phải nhập các nguồn nguyên liệu đầu vào từ thị trường Trung Quốc. Như vậy, cần đồng thời phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ mới cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu mới có thể hạn chế nhập siêu mới giúp cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc nói riêng và cán cân thương mại tổng thế nói chung. Bên cạnh đó, việc này sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Nguyễn Ngọc Phương- 1706040020 - FN (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w